Hé Lộ Bí Kíp Trắc Nghiệm Chọn Ngành Nghề Phù Hợp Với Bản Thân
Chọn nghề, định hướng nghề nghiệp là một trong những thử thách khó khăn và là một quyết định vô cùng quan trọng. Có người có thể chọn ngành nghề theo tính cách phù hợp với mình nhưng cũng có một số người phải trải qua thời gian trải nghiệm mới có thể tìm được ngành nghề phù hợp. Vậy làm thế nào để có thể định hướng nghề nghiệp hiệu quả cho bản thân? Trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp được tạo ra để giúp các bạn có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Trắc nghiệm chọn nghề là như thế nào?
Trắc nghiệm chọn nghề là như thế nào?
Trắc nghiệm chọn nghề nghiệp là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu người thực hiện lựa chọn các đáp án phù hợp với bản thân, từ đó giúp họ khám phá ra những điểm mạnh, điểm yếu, tính cách và khả năng của chính mình để tìm ra nghề nghiệp phù hợp. Phương pháp này nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng, nhất là các bạn trẻ đang cần định hướng nghề nghiệp.
Trắc nghiệm chọn nghề có lợi ích gì?
Trắc nghiệm chọn nghề có lợi ích gì?
Nếu bạn đã từng nghe đến trắc nghiệm chọn nghề nhưng chưa rõ nó có lợi ích gì. Vậy hãy đọc qua phần này để nắm được những công dụng của trắc nghiệm chọn nghề nghiệp.
Giúp xác định một phần tính cách
Đa số những câu hỏi trong bài trắc nghiệm chọn nghề nghiệp phù hợp đều hướng đến tính cách con người. Vì vậy, kết quả trả về sẽ nói lên những đặc điểm chính trong tính cách hiện tại của người làm trắc nghiệm. Kết quả thường là những điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, giá trị hướng đến. Không những vậy, trắc nghiệm còn giúp tìm ra những tính cách tiềm ẩn và biết đâu, tính cách đó sẽ hỗ trợ tốt cho công việc của các bạn sau này.
Gợi ý định hướng nghề nghiệp
Trắc nghiệm để chọn ngành nghề phù hợp sau khi đưa ra những kết quả về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu sẽ cho các bạn những gợi ý về nghề nghiệp phù hợp với những kết quả đó để người thực hiện có thể lựa chọn. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính gợi ý, tham khảo bởi nó chỉ có tính chất dự đoán, không hoàn toàn chính xác. Dựa trên những thông tin đó, các bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về các ngành nghề và xác định xem liệu bản thân có yêu thích và thật sự phù hợp với ngành nghề đó hay không. Lúc này, các bạn đã có thể định hướng được nghề nghiệp chỉ với những bài trắc nghiệm đơn giản.
Một số bài trắc nghiệm phổ biến hiện nay
Có rất nhiều bài trắc nghiệm chọn ngành học, bạn đang băn khoăn không biết bao nhiêu phần trăm trong số chúng cho kết quả chính xác. Vậy hãy tham khảo 2 bài trắc nghiệm rất nổi tiếng dưới đây nhé.
Trắc nghiệm MBTI
Đây là một trong những bài trắc nghiệm lựa chọn ngành nghề phù hợp phổ biến hiện nay. Nó được tạo ra bởi 2 mẹ con người Mỹ dựa trên nền tảng lý thuyết của một bác sĩ Tâm thần học người Thụy Sĩ. Bài trắc nghiệm bao gồm 88 đến 93 câu hỏi tùy theo mỗi phiên bản.
MBTI được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: hướng nghiệp, đào tạo trong doanh nghiệp, giáo dục, phát triển nghề nghiệp, tuyển dụng và phát triển cá nhân. MBTI có được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau, trong đó có tiếng Việt nên các bạn trẻ ở Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người tham gia làm bài trắc nghiệm này.
Theo MBTI, tính cách mỗi người được tạo nên từ 4 thành tố, trong đó mỗi thành tố lại có 2 lựa chọn tính cách. Cụ thể:
- Tâm lý có 2 xu hướng: hướng nội và hướng ngoại.
- Nhận thức về thế giới quan: bằng cảm giác và trực giác.
- Cơ sở đưa ra các quyết định dựa trên: lý trí và tình cảm.
- Nguyên tắc thực hiện hành động: hành động theo nguyên tắc và hành động linh hoạt.
Trắc nghiệm John Holland
Bài trắc nghiệm được đặt theo tên người phát minh ra nó – một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ. Mô hình này cũng được áp dụng tại nhiều quốc gia và nhận được nhiều đánh giá tốt trong việc giúp người thực hiện nó khám phá ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách, sở thích của bản thân. Bản chất của nó là giúp người thực hiện nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó định hướng nghề nghiệp phù hợp với họ. Những gợi ý công việc nó đưa ra phù hợp với tính cách của bạn, bạn có thể thực hiện tốt và có phần trăm thành công cao.
Trắc nghiệm chọn nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
Trắc nghiệm chọn nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
Vì sao trắc nghiệm chọn nghề nghiệp lại được nhiều người sử dụng như vậy. Sau đây là những ý nghĩa quan trọng của nó.
Ý nghĩa trong công tác tuyển dụng
Bài trắc nghiệm chọn ngành nghề phù hợp không chỉ giúp những bạn trẻ định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mà phương pháp này còn rất hữu ích trong công tác tuyển dụng nhân sự.
Tại các nước đang phát triển, phương pháp này được áp dụng để đánh giá năng lực ứng viên. Nó cũng được đánh giá là có hiệu quả cao hơn phương pháp phỏng vấn truyền thống. Bài trắc nghiệm giúp nhà tuyển dụng xác định được nhân tố có năng lực hoàn thành công việc hiệu quả.
Ý nghĩa trong chọn nghề đối với thế hệ trẻ
Lợi ích mà những bài trắc nghiệm mang lại chủ yếu là giúp định hướng nghề nghiệp. Do đó, đối với các bạn trẻ, nhất là những bạn đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa Đại học, Cao đẳng, đứng trước ngã rẽ chọn ngành chọn nghề, các bài trắc nghiệm chọn ngành học phù hợp sẽ giúp các bạn định hướng tài năng được phát huy đúng nơi, đúng chỗ, đúng ngành nghề.
Hiện nay, khi phương thức tuyển sinh đã thay đổi, nhiều bạn học sinh lựa chọn ngành học dựa chỉ vì điểm chuẩn vừa đủ đỗ nguyện vọng hoặc theo mong muốn của gia đình. Vì vậy, nhiều bạn sau khi theo học một thời gian mới nhận ra ngành học không phù hợp với bản thân. Trong giai đoạn quan trọng này, các bậc phụ huynh hãy lắng nghe nguyện vọng, sở thích của con em mình, cùng con làm những bài trắc nghiệm chọn ngành nghề để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
3 bài trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác phải làm một lần trong đời
Trắc nghiệm tính cách để định hướng nghề nghiệp
TOP 6 bài thi trắc nghiệm nghề nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 40
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 107
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 103
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 97
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 118
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 179
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 134
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 247
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 347
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 229
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công