Học cách tiếp nhận những lời phê bình trong công việc
Thông thường khi chúng ta bị phê bình trong công việc, chúng ta thường cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Rất khó chịu khi nhận được phê bình từ cấp trên hay đồng nghiệp cho dù nó có đúng hay không. Tuy nhiên, bạn nên biết những lời phê bình là công cụ hữu ích để mỗi người tự cải thiện bản thân mình và phát triển sự nghiệp nếu bạn có thể kiểm soát nó. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Học cách tiếp nhận những lời phê bình trong công việc - Hướng nghiệp GPO
Hãy xem xét lại những góp ý phê bình trước khi phản ứng
Bước đầu tiên, bạn hãy xem xét lời phê bình mà bạn nhận được mang tính xây dựng hay tiêu cực. Theo một nhà nghiên cứu hành vi tổ chức, Simon Brown Greaaves, phê bình mang tính xây dựng hầu như tập trung vào những ví dụ cụ thể và bao gồm cơ hội cho tranh luận phát triển.
Ví dụ: “Tôi để ý thấy một vài sai sót trong báo cáo hàng tháng của bạn. Bạn cần phải phân chia thời gian của mình để có thể đảm bảo những số báo cáo là chính xác.”
Brown-Greaves khẳng định điều này khác với phê phán mang tính tiêu cực, chúng thường mơ hồ và không chi tiết và mang tính cá nhân.
Ví dụ: “Mọi người nói với tôi rằng bạn làm báo cáo hàng tháng một cách cẩu thả”
Nếu bạn đang đối mặt với phê bình mang tính tiêu cực, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ cấp trên để hiểu rõ hơn những sai sót mà bạn gặp phải.
Đối với những lời phê bình mang tính xây dựng bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây:
1- Đừng vội phản bác: Hãy bình tĩnh. Một câu trả lời cẩn trọng luôn luôn tốt hơn thái độ nóng nảy. Bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh hơn và cần phải bảo vệ cái tôi của mình nhưng cảm giác đó không kéo dài mãi. Hãy để nó trôi qua.
- Hít thở sâu. Khi bị chỉ trích, việc tập trung vào hơi thở có thể giúp bạn giữ bình tĩnh. Thử đếm đến mười (nhẩm trong đầu) khi hít vào, nín thở khi đếm đến năm, sau đó từ từ thở ra.
- Cố gắng mỉm cười. Chỉ một nụ cười mỉm cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và có thể khiến người kia cũng thư giãn đôi chút.
Lắng nghe những ý kiến đóng góp từ cấp trên hoặc đồng nghiệp một cách kỹ càng, sau đó mới bày tỏ quan điểm của bản thân.
2- Lắng nghe một cách tích cực: Lắng nghe những phê bình và đưa ra những câu hỏi để xác định mấu chốt của vấn đề. Sau khi người phê bình bạn dứt lời, bạn nên nhắc lại những lời phê bình của họ để cả hai bên cùng hiểu. Nói cách khác, bạn cần loại bỏ khả năng có thêm lời chỉ trích xuất phát từ sự hiểu lầm. Bạn không cần nhắc lại nguyên văn những gì người đó nói, chỉ cần tóm tắt là đủ.
3- Đưa ra giải pháp: Thực tế, không ai thích thừa nhận mình sai,nhưng phê bình tránh được những cuộc tranh luận không cần thiết. Đôi khi bạn cần phản ứng lại ngay, nhưng tốt hơn là bạn nên chậm lại. Bạn có thể đạt được kết quả tốt nhất khi dành thời gian để quyết định phản ứng chín chắn.
Nói những câu như, “Cảm ơn anh vì đã phản hôì. Để tôi kiểm tra lại tài liệu và xem có thể làm gì. Sáng mai tôi có thể gửi tin nhắn cho anh để hỏi anh về một số thay đổi không?”
Hãy tạo cơ hội để có một cuộc thảo luận tích cực và tìm được giải pháp mà bạn và cấp trên đêu đồng ý. Bạn sẽ tìm được định hướng được cách giải quyết vấn đề.
Theo Brown Greaves môi trường làm việc tích cực là nơi “ nhân viên có tiếng nói và phản hồi các phê bình một cách công bằng” . Tuy nhiên, nếu bạn thất vọng khi nhận được phê bình, bạn nên có thời gian để tìm hiểu mấu chốt vấn đề và trao đồi với cấp trên sau.
4- Đừng để cái tôi ảnh hưởng: Đôi khi phê bình làm bạn cảm thấy như một cuộc chiến không công bằng, điều quan trọng là phải duy trì sự chuyên nghiệp và không để cảm xúc chi phối. Để cái tôi sang một bên và nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu làm việc là thể hiện bản thân tốt nhất.
5- Xin lỗi vì sơ xuất của bạn, nếu cần thiết. Nếu lời phê bình xuất phát từ việc bạn đã phạm sai lầm hoặc làm tổn hại đến ai đó, điều quan trọng là bạn cần xin lỗi ngay. Xin lỗi khác với đối phó với lời chỉ trích, do đó bạn đừng cho rằng lời xin lỗi buộc bạn phải thay đổi hoặc chấp nhận mọi lời phê bình mà bạn vừa nhận được.
6- Biết họ đúng ở điểm nào. Khi đã sẵn sàng đáp lại sự phê bình bằng lời nói, bạn hãy bắt đầu bằng việc công nhận phần phê bình nào của họ là đúng. Khi nghe được điều này, người đó sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và biết rằng bạn thực sự suy nghĩ về điều họ vừa nói.
- Bạn có thể nói đơn giản, “Anh nói đúng”, và lướt qua. Bạn không cần phải đi vào nhiều chi tiết giải thích tại sao người đó đúng. Chỉ cần bạn công nhận rằng bạn đồng ý với quan điểm của họ cũng giúp người đang chỉ trích cảm thấy những ý kiến của họ đã được lắng nghe.
- Tất nhiên, người chỉ trích có thể hoàn toàn sai. Trong trường hợp này, bạn nên tìm ra một khía cạnh đúng nào đó trong lời nói của họ (“lẽ ra tôi có thể xử lý việc này tốt hơn”) hoặc chỉ cần cảm ơn sự phản hồi của họ, và dừng lại ở đó.
7- Nói về kế hoạch thay đổi của bạn. Nói với họ rằng bạn dự định làm theo lời khuyên của họ như thế nào hoặc xử lý vấn đề mà họ phê bình ra sao. Điều này sẽ khiến họ yên tâm rằng bạn có quan tâm đến vấn đề đó. Việc tiếp nhận phê bình, hoàn toàn công nhận và phản hồi theo cách như vậy sẽ tạo cho bạn một vẻ chín chắn. Khi bạn nhận ra vấn đề và bắt tay vào hành động để sửa chữa, sau này mọi người sẽ bao dung với bạn hơn nhiều.
- Bạn có thể nói những câu như, “Lần sau tôi sẽ đến gặp anh trước khi nói chuyện với khách hàng để biết chắc chúng ta đồng ý tiếp nhận sự phản hồi như thế nào”.
Đề nghị họ cho lời khuyên. Nếu họ chưa đề nghị cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề, bạn hãy hỏi rằng họ có thể làm khác đi như thế nào. Nếu họ đã đưa ra lời khuyên, bạn vẫn có thể hỏi thêm. Tiếp nhận lời khuyên không những giúp bạn học hỏi mà còn khiến người kia cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bám vào những câu hỏi “cái gì” thay vì “tại sao”. Câu hỏi “cái gì” sẽ nhận được thêm những lời khuyên hữu ích, trong khi câu hỏi “tại sao” có thể khiến tình huống xấu hơn và đẩy người kia vào thế phòng thủ. Ví dụ, bạn hãy hỏi những câu như, “Anh nghĩ lần sau tôi nên làm gì?” Đừng hỏi câu, “Tại sao anh lại nói về tôi như vậy?”
Trong công việc, nhận được những lời phê bình là điều mà chúng ta không thể tránh! Do đó, nếu bạn muốn thành công và trở thành 1 người chuyên nghiệp, bạn cần phải đối mặt với nó với một cách chuyên nghiệp. Bạn phải luyện tập kiểm soát bản thân và biết khi nào bạn nhận được phê bình mang tính xây dựng hay chỉ trích. Điều này không chỉ có ích khi làm việc mà còn giúp bạn có tinh thần thư thả.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem thêm bài viết:
Bài viết khác
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 231
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 4914
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]Học ngành luật có tương lai không?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1475
Em đang học lớp 12 và có dự định theo học ngành Luật. Xin hỏi là học ngành Luật thì có tương lai không? (Nhựt Quang - Hà Nội)
Xem thêm [+]Những việc cần làm khi không may trượt đại học
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1363
Đại học có thể được xem là một trong những con đường dẫn đến thành công và dễ dàng tìm kiếm công việc cho tương lai. Vậy nếu trong trường hợp trượt đại học thì phải làm thế nào? - Ánh Thy (Tiền Giang)
Xem thêm [+]Để trở thành công chứng viên cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn gì? Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thực hiện thế nào?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 1384
Tôi hiện đang có định hướng chuyển qua làm công chứng viên, vì vậy tôi muốn hỏi về điều kiện tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành công chứng viên là gì vậy? Hồ sơ, thủ tục để bổ nhiệm công chứng viên được thực hiện theo các bước ra sao? (Anh Châu - Phú Thọ)
Xem thêm [+]Sinh viên tốt nghiệp ra trường làm trái ngành do đâu?
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 6507
Mỗi đợt tốt nghiệp là các tân cử nhân đã chuẩn bị cho mình một sẵn một “kịch bản làm trái ngành”. Vậy nguyên nhân do đâu mà sinh viên chọn làm trái ngành?
Xem thêm [+]"Hiện tượng 35 tuổi: Ngoài 30 tuổi, nếu thật sự khôn ngoan thì nên tránh làm việc ở những công ty lớn
Ngày đăng: 08/12/2022 - Lượt xem: 2004
Bạn có thể tin rằng công ty lớn là nơi phát triển và rèn luyện tốt nhất, nhưng đừng "ảo tưởng" rằng nó là nơi an toàn và ổn định nhất.
Xem thêm [+]Các câu hỏi thường gặp cho người đi làm việc tại Nhật Bản
Ngày đăng: 24/02/2022 - Lượt xem: 1506
Nhật Bản luôn là một điểm đến năng động, yêu thích không chỉ cho khách du lịch mà còn là cơ hội làm việc, nâng cao thu nhập, trình độ kỹ năng tay nghề cho nhiều lao động Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á. Nhật Bản là một đất nước công nghiệp, dịch vụ và luôn mở rộng cơ hội đón lao động nước ngoài nhằm đáp ứng sự thiếu hụt...
Xem thêm [+]Học tập ở người trưởng thành – Những điều cần lưu ý
Ngày đăng: 04/01/2022 - Lượt xem: 3326
Học tập là quá trình theo suốt cuộc đời mỗi người. Kể cả khi bạn đã trưởng thành, việc học vẫn luôn không ngừng để giúp bạn theo đuổi đam mê và phát triển bản thân. Hôm nay, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề học tập ở người trưởng thành.
Xem thêm [+]8 Phim Hay Về Khởi Nghiệp Truyền Cảm Hứng Mạnh Mẽ
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 11305
Hầu như bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể khởi nghiệp nếu muốn, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn sao bạn có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân mình và toàn xã hội. Để tiếp thêm sức mạnh và truyền cảm hứng,...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công