Học sinh, sinh viên “tự chủ” chọn ngành nghề mình yêu thích
GD&TĐ - Trong bối cảnh tự chủ đại học, các trường có nhiều phương thức để tuyển sinh. Hơn bao giờ hết, thí sinh cần “tự chủ” trong lựa chọn ngành học, trường học trên tinh thần vừa sức học, hợp đam mê và đủ kinh tế.
Học sinh lớp 12 quan tâm tới tư vấn hướng nghiệp. Ảnh minh họa/INT
Cân nhắc yếu tố phù hợp
Sau nhiều ngày suy nghĩ, Nguyễn Sơn Tùng – học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hưng Yên) quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội). Lý giải cho quyết định của mình, Tùng chia sẻ: "Em muốn tự quyết định nghề nghiệp và tương lai của mình. Hơn nữa, đây cũng là ngành nghề em yêu thích và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Quan trọng hơn, nếu trở thành sinh viên của Trường ĐH Giáo dục, em có thể học song bằng trong hệ thống các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội".
Mặc dù bố mẹ khuyên đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào ngành sư phạm, nhưng Nguyễn Thu Trang - học sinh Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Hà Nội. Thu Trang cho biết: "Đây là ngành em yêu thích, phù hợp bản thân và điều kiện gia đình. Hơn nữa, sau khi ra trường, nếu thích đi dạy học, em vẫn đáp ứng được yêu cầu. Như vậy "một mũi tên, trúng nhiều đích"".
Từ thực tế của bản thân, Thu Trang nhận thấy: Dù những lời khuyên của bố mẹ, thầy cô giáo rất bổ ích, nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải ở mình. Bởi đó là công việc, tương lai của bản thân sau này. "Thời gian qua, em thường xuyên vào website của các trường để tham khảo. Đúng là đọc – xem cũng phải có chọn lọc, bởi trường nào cũng có chính sách tuyển sinh hay, hấp dẫn. Em tâm đắc với lời khuyên của các thầy cô giáo: Khi chọn ngành học, trường học cần cân nhắc ít nhất 3 yếu tố: Ngành nghề mình yêu thích; thứ nữa là phù hợp với năng lực của bản thân; điều kiện của gia đình", Thu Trang chia sẻ.
Hiện nay, các trường đại học được quyền tự chủ trong tuyển sinh. Do đó, mỗi trường sẽ có phương thức tuyển sinh khác nhau. Cùng với đó, mức học phí sẽ không đồng nhất. TS Nguyễn Đào Tùng – Phó Giám đốc Học viện Tài chính khuyến nghị: Trong bối cảnh các trường đại học thực hiện quyền tự chủ, thí sinh cũng cần chủ động và "thông thái" trong lựa chọn ngành nghề và nơi học.
Thí sinh cần cân nhắc trước khi đăng ký xét tuyển. Ảnh: Sỹ Điền
Trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng, thí sinh cần quan tâm đến một số yếu tố: Danh tiếng; Ngành thế mạnh của trường; Học phí có phù hợp với điều kiện của gia đình hay không. "Định đăng ký vào trường nào, các em nên tìm hiểu kỹ trên website của trường đó, đặc biệt là đề án tuyển sinh riêng của nhà trường", TS Nguyễn Đào Tùng khuyến cáo.
Có trách nhiệm với lựa chọn của mình
Theo TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), khi các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh, thí sinh cũng cần thích nghi với cơ chế này và cũng nên "tự chủ" trong việc lựa chọn ngành nghề cho mình. Theo đó, thay vì bận tâm đến việc chọn nhiều ngành trong cùng một trường, hay chọn nhiều trường ở cùng một ngành, các em cần xác định: Ngành nghề mà mình thực sự yêu thích. Trên cơ sở đó mới chọn thứ tự ưu tiên các trường có cùng ngành đào tạo. Tất nhiên, cũng cần quan tâm đến điều kiện kinh tế của gia đình để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Khi bố mẹ trao cho các em quyền tự chủ trong quyết định chọn ngành học, trường học, cần biết tích hợp đam mê với năng lực và xu hướng nghề nghiệp của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đại học làm truyền thông rất mạnh, tạo sự hấp dẫn về hình thức. Vì vậy, các em không nên dựa vào "bề nổi", mà cần nghiên cứu và có căn cứ cụ thể.
Ông Đào Trọng Độ - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Thường xuyên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội) khuyến nghị: Thí sinh không nhất thiết phải vào đại học. Các em thể học nghề, quan trọng là lựa chọn được ngành nghề mà mình yêu thích và phù hợp với năng lực sở trường, để sau này có thể phát huy. "Chỉ có các em mới biết được sở trường của mình là gì để có quyết định đúng đắn. Quyền quyết định ở các em, vì thế cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn ngành nghề và trường học" - ông Đào Trọng Độ chia sẻ.
Tạm kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!
Minh Hằng – Theo Giáo Dục Thời Đại
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công