Không cần nhảy việc. Thay đổi bản thân một chút, công việc sẽ đuổi theo bạn
Hầu hết chúng ta lớn lên từ môi trường giáo dục mà việc “học một nghề thật chín còn hơn chín mười nghề” và “có công việc ổn định” – được coi là chuẩn mực. Thế nhưng, trong một thế giới mà mọi thứ thay đổi, biến chuyển nhanh chóng như hiện nay, thì những quan niệm “chuẩn mực” ấy rất nhiều khi không còn thích hợp nữa. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Nhảy việc đã trở thành khá phổ biến với giới trẻ Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây. Các bạn trẻ chẳng còn ngại thay đổi công việc (đồng nghĩa với có thể phải học thêm những kỹ năng/kiến thức mới) nữa. Có điều, ít bạn biết rằng bản thân “nhảy việc” cũng là một kỹ năng cần được học cho nhuần nhuyễn – thì nhảy việc mới thành công.
Tác giả Jon Acuff, một chuyên gia truyền thông xã hội nổi tiếng tại Mỹ và cũng là một nhà “nhảy việc” chuyên nghiệp, đã tổng kết xác đáng trong cuốn sách về “nhảy việc” của ông là:
“Nhảy việc, không đơn thuần chỉ là thay đổi nghề nghiệp. Nhảy việc, chính là hành trình thay đổi chính mình”.
Cuốn sách thú vị này đưa ra một khái niệm mới mẻ mà chưa trường học nào dạy chúng ta:
Tài khoản tiết kiệm sự nghiệp
Tại sao chúng ta sợ mất việc? Bởi vì chúng ta được huấn luyện để làm việc, chứ không phải xây dựng sự nghiệp. Chúng ta được dạy tích lũy tiền của để cho những ngày gặp khó khăn tài chính, nhưng không được dạy làm thế nào để bảo vệ sự nghiệp của mình khi đối mặt với khó khăn.
Sự thực rằng thành công trong đường đời không hoàn toàn nằm ở chỗ bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng, dù rất quan trọng. Khái niệm “Tài khoản tiết kiệm sự nghiệp” của Jon Acuff mang đến một định nghĩa khác về sự thành công bền vững. Tiền của tích lũy có thể mất đi vì một lý do mà bạn không thể kiểm soát được, nhưng tài khoản tiết kiệm sự nghiệp thì không bao giờ mất được.
Đơn giản, vì nó là những thứ ở bên trong bạn, hoàn toàn dưới sự kiểm soát của bạn. Mỗi ngày bạn làm giàu nó thêm một ít, bạn sẽ trở nên vững vàng và dùng nó để đạt tới thành công, dù có điều gì xảy ra đi nữa.
Công thức của tài khoản này rất đơn giản:
Tài khoản tiết kiệm sự nghiệp = Các mối quan hệ + Kỹ năng + Phẩm chất + Nhiệt huyết
- Các mối quan hệ, giúp cho người khác biết đến bạn.
- Kỹ năng chuyên môn tốt: giúp bạn thành công
- Phẩm chất: Giúp bạn trở thành một người thành công và được yêu mến.
- Nhiệt huyết: Giúp biến tất cả những gì bạn có ở trên trở thành hiện thực.
Các mối quan hệ
Ta thường nghe nói: “Ông ta/cô ta … thành công là nhờ vào các mối quan hệ”. Câu nói này mang hàm nghĩa chỉ trích, chê bai nhiều hơn là khen ngợi. Nhưng, nếu bỏ qua những mối quan hệ kiểu sân sau, kiểu bắt tay nhau ngầm … thì những mối quan hệ chính là cái cân đo mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của bạn.
Mối quan hệ bắt đầu từ gia đình. Bạn có được bố mẹ, anh chị em, họ hàng gần xa tin tưởng, yêu quý, tôn trọng không?. Họ chính là những người ủng hộ bạn nhất đó. Nếu chưa, thì hãy bắt đầu bằng cách sửa đổi chính bản thân mình. Nếu câu trả lời là có, chúc mừng bạn.
Sau đó, là những người bạn tốt, những người cũng luôn quý mến động viên bạn. Hãy tránh xa những người luôn làm bạn ngã lòng, người chỉ trích, chê bai bạn. Họ không phải là “kẻ thù” của bạn, chỉ đơn giản là họ quan tâm tới bạn theo một cách mà bạn thấy không thích hợp.
Jon nói một câu rất thú vị trong sách: “Đừng đốt quá nhiều cầu”. Trên hành trình xây dựng sự nghiệp dài lâu, càng có thêm nhiều mối quan hệ tốt thì bạn càng dễ dàng thành công, chính vì vậy mà đừng bao giờ làm đổ vỡ những tình bạn, tình đồng nghiệp đã có.
Phẩm chất
Phẩm chất chính là lý do người khác có quyết định trao cho bạn cơ hội hay không. Phẩm chất mang ý nghĩa quyết định trong việc bạn có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hay không. Vì thế, không thể có một hệ thống mối quan hệ tốt đẹp nếu bạn không vun trồng trong mình những phẩm chất tốt đẹp.
Dĩ nhiên, có nhiều người giàu lên, thành đạt mà chẳng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, thậm chí làm những điều rất tệ với người khác. Thế nhưng, bạn muốn trở thành người giàu có, thành công với nụ cười trên môi, luôn được yêu quý và ngủ ngon mỗi tối hay là ngược lại?
Cuốn sách đề cập tới một vài phẩm chất cơ bản trong khi làm việc mà mỗi người muốn thành công trong sự nghiệp nên chú ý phát triển, đó là sự rộng lượng, sự cảm thông – và quan trọng nhất là luôn luôn hiện diện. Trong thời đại mà các cặp tình nhân ngồi cạnh nhau và cắm mặt vào smartphone của từng người – thì điều này tưởng dễ mà không dễ tí nào.
Nhiệt huyết
Rất nhiều người định nghĩa nhiệt huyết như một sự sôi nổi, bùng nổ, nhanh chóng…. Không phải vậy. Nhiệt huyết, chính là sự tập trung. Là sự cố gắng liên tục và luôn luôn quan sát hành trình để biết rằng bạn đi đúng hướng. Người nhiệt huyết không cố gắng làm thật nhiều việc cùng một lúc, mà là người thực sự biến kỹ năng và những gì mình có trở thành hiện thực với một sự tập trung và nỗ lực.
Kỹ năng, kiến thức rất quan trọng, bạn thực sự giỏi chuyên môn thì cơ hội bạn có thể kiếm được công việc tốt và có thể thành công là rất lớn. Thế nhưng, chất lượng thực sự của cả cuộc đời bạn phụ thuộc không chỉ vào công việc mà còn cả vào niềm vui trong đời sống gia đình, hạnh phúc mãn nguyện bên trong nội tâm bạn, tình bạn …
Tài khoản tiết kiệm sự nghiệp không chỉ là khái niệm dành cho công việc, mà theo tôi nó còn có thể mở rộng ra thành tài khoản tiết kiệm Tự do và hạnh phúc.
“Nhảy việc hay thay đổi chính mình” là một cuốn sách không dài, thực sự dễ đọc và rất dễ thực hành. Chỉ cần sau khi gấp sách lại, bạn có thể mở giấy bút và lên kế hoạch bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình – là bạn đã đi bước đầu tiên tới cuộc sống tự do và vui vẻ.
Lời kết
Vậy với bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu được thêm về chủ đề thay đổi công việc. Nếu vẫn còn phân vân, hãy tham khảo nhiều bài viết hơn của Hướng nghiệp GPO ở phía dưới, hoặc đăng ký dịch vụ hướng nghiệp cung cấp bởi GPO tại đây nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp
Bài viết khác
Cân bằng cuộc sống và công việc: Chìa khóa cho sự thành công và hạnh phúc
Ngày đăng: 06/03/2025 - Lượt xem: 397
Cân bằng cuộc sống và công việc: Chìa khóa cho sự thành công và hạnh phúc
Xem thêm [+]Hành trình của những giấc mơ
Ngày đăng: 06/03/2025 - Lượt xem: 355
Hành trình của những giấc mơ
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 572
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 484
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 575
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 589
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 569
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 533
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 563
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 570
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công