Kinh Nghiệm Thay Đổi Nghề Nghiệp Từ 50 Người Nhảy Việc Thành Công
Nếu còn lo lắng về hành trình đổi nghề, hãy cùng nghe những chia sẻ từ nhưng người nhảy việc thành công. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Giai đoạn đáng lo nhất trong cuộc đời tôi là thời điểm tôi đưa ra những thay đổi lớn trong sự nghiệp, từ việc bỏ trường y để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh, rời San Francisco đến London sinh sống, hay rời khỏi thế giới doanh nghiệp để bắt đầu công việc tư vấn nghề nghiệp của riêng mình.
Chắc chắn là những người có những ngã rẽ trong sự nghiệp sẽ đối mặt với nhiều xích mích, sự chia rẽ và rủi ro hơn là những người chỉ theo đuổi một sự nghiệp truyền thống đơn thuần. Trong suốt 2 thập kỷ của cuộc đời làm nghề, tôi đã trải qua biết bao thăng trầm đầy cảm xúc, khi tự mình tìm lối đi đúng đắn cho sự nghiệp, và giờ đây tôi chú trọng vào việc hiểu những yếu tố cần thiết để thành công làm mới bản thân.
Suốt mấy năm qua, với tư cách là một nhà tư vấn thay đổi nghề nghiệp, tôi có cơ hội nói chuyện với hàng trăm người đang tìm cách chuyển nghề. Và cá nhân tôi đã phỏng vấn hơn 50 người đến từ 10 quốc gia và 5 châu lục khác nhau, những người đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của họ về sự đổi mới lên podcast “Bắt đầu lại sự nghiệp” của tôi. Mặc dù họ thuộc nhiều lứa tuổi, có xuất thân, ngành nghề và vai trò khác nhau, tôi đã phát hiện ra sự khác biệt trong hành động và niềm tin phổ biến giữa những cá nhân cố gắng xoay sở để nhảy việc thành công với những người không có một chút nỗ lực nào.
Dưới đây là 10 bài học về những yếu tố cần thiết để bắt đầu một sự nghiệp mới mà tôi đã đúc kết được từ vài người trong số họ.
1. Chẳng có lối tắt nào trên con đường thay đổi nghề nghiệp
Mỗi lần tôi cố gắng đưa sự nghiệp của mình theo một hướng mới, tôi lại mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Tôi mất 3 năm liền mơ hồ, suy ngẫm và tìm tòi để biết những gì mình muốn làm sau khi bỏ học trường y, sau đó mất thêm hai năm học thêm ở trường kinh doanh để tập trung vào định hướng nghề nghiệp mới của mình.
Giám đốc nhà hàng và cũng là người sáng lập tạp chí thực phẩm Whetstone, ông Stephen Satterfield cho rằng có rất ít những trường hợp thành công bất ngờ. Theo ông: “Bất kỳ dự án kinh doanh thành công nào đều là kết quả của quá trình làm việc không ngừng nghỉ, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, cho đến khi có một bước đột phá quan trọng”. Trên hành trình trở thành nhà văn và biên tập viên ẩm thực của mình, ông phải đương đầu với nhiều chông gai và thách thức, nhưng ông vẫn kiên trì, liên tục nhận được sự hỗ trợ và ngày càng tiến bộ hơn.
“Hãy chuẩn bị tinh thần để chạy đường dài thay vì chạy nước rút, bởi dù đường tắt có thể hữu ích, nhưng thực tế thì rất ít lối tắt tồn tại trên con đường tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp.”
2. Cam kết với bước đi chậm mà chắc
Khi còn bé, bất cứ khi nào tôi vội vàng, cha tôi thường nhắc tôi nhớ câu tục ngữ cổ của Trung Quốc: “Dục tốc bất đạt". Hầu hết những thay đổi trong sự nghiệp của tôi thực sự là nhờ các bước đi dù mất nhiều thời gian nhưng luôn kiên định để tiến bộ như tôi mong muốn chứ không phải là một sự xoay chuyển đột ngột.
Anne Tumlinson, cựu Phó chủ tịch cấp cao của một công ty tư vấn chính sách y tế, người sáng lập cộng đồng Daughterhood, tin rằng khó khăn là một phần tất yếu của bất kỳ hành trình thay đổi quan trọng nào. Bà chia sẻ: “Điều gì đó khó khăn không có nghĩa là bạn không làm được. Sự tiến bộ không nằm ở tài năng mà hơn hết, nó nằm ở vấn đề thời gian, nỗ lực, sự cam kết và sự kiên định.” Chính thái độ này đã giúp bà trở thành một nhà tư vấn độc lập và dần dần xây dựng cộng đồng Daughterhood ngày càng phát triển, nơi mà những phụ nữ đã lập gia đình trên khắp đất nước cam kết hỗ trợ nhau trong việc phụng dưỡng cha mẹ già của họ.
"Cam kết bước những bước kiên định, vững chắc để vượt qua những trở ngại và thách thức ắt sẽ xuất hiện trên con đường sự nghiệp hoàn toàn mới lạ."
3. Hành động từng bước nhỏ, dù không hoàn hảo
Tôi là người thích lên kế hoạch. Vì vậy, tôi cảm thấy yên tâm hơn khi vạch ra một kế hoạch vững chắc với tất cả các phương án dự phòng đầy đủ trước khi tôi hành động. Quan điểm này không cho phép tôi tùy tiện trong cuộc sống song nó cũng cản trở tôi hành động. Chính vì lẽ đó mà việc chuyển đổi nghề nghiệp đặc biệt đáng lo ngại với tôi vì tôi phải thực hiện một bước nhảy vọt trước khi tìm hiểu đầy đủ mọi thứ.
Chris Donovan, một thợ sửa điện thoại 25 năm liền, từng bước theo đuổi niềm đam mê thiết kế giày của mình, mặc dù ông không biết chính xác mình sẽ đi đến đâu. Đầu tiên ông đăng ký một lớp học thiết kế giày kéo dài 2 ngày ở thành phố New York. Người hướng dẫn sau khi xem các thiết kế của Chris đã khuyến khích ông nghiêm túc theo đuổi ngành này. Chẳng có kiến thức nền về thiết kế nên ông đã nộp đơn và được nhận vào Học viện Thời trang Polimoda ở Florence, Ý với tư cách là một sinh viên đặc biệt. Ông chia sẻ: “Hầu hết các học sinh khác đều ở độ tuổi 20 trong khi tôi 55 tuổi. Tôi lớn tuổi hơn các giáo viên. Thậm chí có vài lần tôi còn bị hiểu nhầm là người gác cổng”. Sau khi hoàn thành xuất sắc chương trình và tìm được nhà sản xuất trong thế giới hỗn độn ngoài kia, ông hiện đang bắt tay vào sản xuất dòng giày nữ cao cấp đầu tiên của mình.
"Hãy can đảm dùng khả năng của mình thực hiện một bước nhảy vọt về niềm tin, điều này có thể khiến bạn sợ hãi, nhưng là điều bạn cần làm để mở ra những cánh cửa mới trong sự nghiệp của mình."
4. Không ngừng khám phá và đừng vội kỳ vọng.
Đôi khi, tôi ngần ngại đầu tư thời gian vào một việc gì đó trừ khi tôi biết chắc rằng nó sẽ dẫn đến kết quả đáng giá. Điều này khá luẩn quẩn vì nếu tôi không thử thì tôi sẽ chẳng biết được liệu thứ đó có đáng giá hay không.
Vicky Dain đã sai khi coi khám phá như một cách để xác định sự nghiệp cô ấy muốn theo đuổi. Sau khi chán nản với vai trò luật sư của công ty, cô ấy đã từ chức và rời khỏi công việc, trải qua khoảng thời gian mà cô ấy gọi là “khoảng trống quý giá”, nó cho phép bản thân cô thực sự khám phá những lựa chọn nghề nghiệp khác. "Tôi sẽ chỉ tôn trọng ý tưởng của mình nếu tôi thực sự trải nghiệm chúng." - Cô nói. Cô đã dành vài tháng để nghiên cứu một loạt sở thích — mọi thứ từ viết lách đến làm bánh, trồng trọt đến nghề mộc như một cách để thử làm gì đó mới mẻ. Qua những khám phá này, cô nhận ra rằng cô thực sự thích làm việc riêng với mọi người: “Tôi thực sự bị hấp dẫn bởi hành vi, thái độ của con người và tương tác giữa con người với nhau.” Cuối cùng cô đã xác định tâm lý học lâm sàng là nghề nghiệp mà cô muốn theo đuổi và từ đó bắt đầu đào tạo về lâm sàng.
"Đừng vội phán đoán và đặt kỳ vọng cho đến sau khi bạn thử nghiệm cơ hội mà bạn đang khám phá, để có thể cân nhắc mọi khía cạnh, xóa tan định kiến và hiểu được điều gì cuối cùng phù hợp với bạn."
5. Có lộ trình của riêng mình
Khi tôi cố gắng đảm nhận vai trò chính thức đầu tiên trong lĩnh vực tiếp thị, tôi đã có xu hướng tự trách mình vì tôi không xuất thân từ nền tảng tiếp thị truyền thống. Tôi nhanh chóng nhận ra suy nghĩ này không thực sự có lợi cho tôi khi phỏng vấn xin việc, vì vậy tôi phải ngừng tự chấp, ngưng đổ lỗi.
Ban đầu, nghệ sĩ Sandeep Johal đồng thời là giáo viên liên tục chỉ trích công việc và tiềm năng theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật của cô, điều này đã khiến cô nản lòng. Cô tâm sự: “Nếu bạn đam mê và cảm thấy vui vẻ khi làm gì đó, hãy theo đuổi nó. Tôi đã dành quá nhiều thời gian để làm những thứ tôi không thích.” Cuối cùng, cô ấy vỡ lẽ ra một điều giúp cô mạnh mẽ hơn: “Một ngày nào đó, tôi không còn là nhà phê bình tồi tệ nhất của mình nữa mà sẽ trở thành người hâm mộ số một của tôi”. Niềm tin mạnh mẽ này đã truyền cảm hứng cho những hành động tích cực hơn, mang lại kết quả tích cực hơn và cô ấy hiện đang hoạt động với tư cách là một nghệ sĩ độc lập.
"Muốn tự tạo cho mình cơ hội tốt để trở nên thật sự nổi bật khi bước chân vào một ngành mới, bạn phải tin rằng mình đáp ứng đủ tiêu chuẩn “vì” bạn có lý lịch khác biệt, chứ không phải “dù” bạn có lý lịch khác biệt, như vậy bạn mới có thể tự tin tiến về phía trước."
6. Viết lên câu chuyện mới của chính mình
Để mô tả bản thân mình trong thời gian nhảy việc luôn là một hành động cân bằng khó khăn. Ví dụ: khi tôi cố gắng chuyển từ lĩnh vực tư vấn chăm sóc sức khỏe sang tiếp thị, tôi phải nêu bật những thành tích của mình ở công việc cũ trên sơ yếu lý lịch và trong các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, làm điều đó chẳng khác nào tôi đang tự “khoe” mình là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, mặc dù tôi đang muốn rời khỏi chính ngành đó.
Việc soạn lại câu chuyện của mình hóa ra lại là một thách thức lớn đối với nhiều người muốn thay đổi nghề nghiệp. Krishelle Hardson-Hurley bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên, nhưng cuối cùng cô quyết định chuyển sang ngành kỹ thuật công nghệ. Để đạt được mục tiêu này, cô ấy đã đầu tư rất nhiều thời gian trau chuốt câu chuyện của riêng mình để có thể khẳng định mình là một ứng cử viên sáng giá, mặc dù thực tế là cô ấy không có kinh nghiệm trong ngành công nghệ. “Khi đứng trước những người có thể cho tôi cơ hội theo đuổi ngành kỹ thuật, tôi có thể kể câu chuyện của bản thân rất tốt bởi vì tôi đã hoàn thành công việc để hiểu những gì mình đang tìm kiếm và truyền đạt đam mê của mình một cách hiệu quả.” Một người mà cô đã từng liên hệ tại DropBox bị ấn tượng bởi sự rõ ràng của cô, và Krishelle cuối cùng đã được nhận vào làm ở vị trí một kỹ sư quản lý độ tin cậy của hệ thống.
"Nếu muốn đổi nghề, hãy đầu tư thêm thời gian và công sức vào việc biên soạn câu chuyện nghề nghiệp của chính bạn để mọi người có thể dễ dàng liên hệ giữa những gì bạn đã làm và những gì bạn muốn làm."
7. Đừng chỉ phụ thuộc vào các mối quan hệ hiện tại
Jim Rohn từng có phát ngôn rất hay: "Bạn là trung bình cộng của năm người bạn thường xuyên tiếp xúc." Tôi chắc chắn đây là điểm mấu chốt, mặc dù đột nhiên cố gắng tiếp cận những người bên ngoài ngành mình đang làm ban đầu khiến tôi luôn cảm thấy khá khó xử. Khi tôi rời bỏ công việc tiếp thị doanh nghiệp để bắt đầu công việc tư vấn nghề nghiệp của riêng mình, tôi tự nhiên cảm thấy thoải mái hơn với các đồng nghiệp trong ngành. Tôi cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh xung quanh những doanh nhân độc lập khác, nhưng ở cạnh những người đó đã thúc đẩy tôi đạt được sự rõ ràng, tự tin và can đảm mà tôi cần để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình.
Khi Adrian Knight cân nhắc nghỉ công việc tuyển dụng ổn định của mình, nhiều người trong giới chuyên môn khuyên anh không nên rời bỏ công việc này, nhưng điều đó càng khiến anh quyết tâm nghỉ việc. “Tôi đã quan sát cuộc sống của họ, và nhận ra rằng đó không phải là cuộc sống mà tôi muốn sống.” Cuối cùng, anh ấy đã bỏ qua những lời khuyên thông thường của những người trong ngành và đã có bước nhảy vọt để thành lập công ty tuyển dụng nhượng quyền của riêng mình.
Một câu chuyện tương tự, cựu tiếp thị công nghệ Noz Nozawa cũng nhận ra công việc bấy giờ của cô không phải là nguồn cảm hứng tốt nhất để cô lên kế hoạch bắt đầu kinh doanh thiết kế nội thất của riêng mình. “Qua quá trình tìm kiếm người phù hợp để chia sẻ ý tưởng của mình, tôi nhận ra rằng ít khi bạn quen biết những người cùng ngành mà đã từng làm những việc bạn muốn làm.”
"Mặc dù bạn có thể cảm thấy ngại, nhưng hãy cố gắng tiếp xúc nhiều với những người có thể giúp bạn trong tương lai thay vì chỉ bó mình trong những mối quan hệ cũ."
8. Xác định rõ điểm dừng
Một trong những bài học đầu tiên tôi được dạy về kỹ năng đàm phán là xác định điểm dừng của mình trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào. Điều thú vị là tôi nhận thấy rằng tôi thường xuyên thương lượng với bản thân về những điều được và không được trong sự nghiệp và cuộc sống của mình. Ví dụ: mặc dù tôi rất muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng tôi đã trải qua nhiều giai đoạn trong sự nghiệp của mình, khi tôi liên tục phải về nhà muộn và làm việc vào cuối tuần.
Cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp Rina Einy đã dành phần đầu tiên của cuộc đời để chơi quần vợt trên đấu trường thế giới, thậm chí còn đại diện cho nước Anh tại Thế vận hội 1988. Tuy nhiên, sau Thế vận hội, cô quyết định tạm dừng sự nghiệp thi đấu và chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. “Tôi không cần phải chứng minh bất kỳ điều gì với bất kỳ ai khác, kể cả chính bản thân mình. Đơn giản là tôi muốn dừng lại". Cô ấy đã gọi cho huấn luyện viên của mình và nói rằng cô sẽ không thi đấu nữa. Sau đó, cô tiếp tục theo học tại Trường Kinh tế London, cuối cùng đảm nhận vị trí giao dịch tại JP Morgan ở Phố Wall, và hiện là Giám đốc điều hành của Textyle International và Người sáng lập Culthread London.
Julian Mather từ một lính bắn tỉa của quân đội Úc trở thành một người quay phim truyền hình rồi trở thành một ảo thuật gia dành cho trẻ em. Anh coi việc tạo ra những bước ngoặt này là nhờ bản thân anh biết gác lại quá khứ của mình. Anh cho rằng: “Điều đặc biệt quan trọng là phải biết buông bỏ. Chỉ khi buông bỏ, bạn mới có thể bắt đầu một cuộc sống mới và cống hiến hết mình ”.
"Để bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp, hãy xác định điểm dừng của bạn, và cam kết sẽ tiếp tục cho đến khi vượt qua giới hạn đó."
9. Chọn nghề theo năng lực thay vì đam mê
Không có thay đổi nào trong nghề nghiệp của tôi liên quan đến việc tôi “theo đuổi đam mê của mình”. Trên thực tế, tôi nhận thấy rằng từ “đam mê” là một tiêu chuẩn hơi khó khăn, gần như không thể với tới để tôi biết mình nên theo đuổi sự nghiệp gì. Thay vào đó, tôi cố gắng dành nhiều thời gian hơn để sử dụng thế mạnh của mình và làm những việc mà tôi thích, ngay cả khi chúng không phải niềm đam mê thực sự.
Cựu nhà tiếp thị phần mềm Zai Divecha bắt đầu cân nhắc việc thay đổi công việc khi nhận ra các dự án phụ làm cô có hứng thú hơn là công việc chính. Cô đã lập nên một nhóm đạp xe gây quỹ và rất thích cảm giác và năng lượng từ việc xây dựng một thứ gì đó của riêng mình: “Tôi tự hỏi liệu mình có thể tạo ra một công việc phù hợp với bản thân để làm một lúc nào đó trong ngày hay không. Tôi biết tôi muốn làm việc cho chính mình. Tôi biết tôi muốn sáng tạo. Nhưng tôi chưa biết chính xác mình phải làm gì. "
Suy nghĩ về những hoạt động mang lại năng lượng cho mình đã giúp cô ấy khám phá ra sự nghiệp mình nên theo đuổi là gì. Cô từng nói: “Tôi luôn làm đồ thủ công vào thời gian rảnh khi tôi còn bé. Đó là lúc tôi cảm thấy tập trung và say mê nhất ”. Sau hơn một năm tìm hiểu những ý tưởng tiềm năng với những người thợ thủ công khác, cuối cùng cô đã thành lập xưởng thiết kế nghệ thuật bằng thép của riêng mình và đến nay đã tạo ra được các tác phẩm điêu khắc trên giấy phục vụ khách hàng.
"Tìm cách làm nhiều công việc giúp bạn mạnh mẽ hơn có thể giúp bạn định hướng sự nghiệp của mình— ngay cả khi bạn chưa xác định được đam mê đích thực."
10. Tin tưởng vào bản năng
Trong cuộc khảo sát “Khoảng không quảng cáo điển hình Myers-Briggs”, tôi đã tự mô tả mình là một người hành động theo lí trí, logic, là điển hình của một nhà lập kế hoạch thiên tài. Chẳng có lý do chính đáng nào cho các thay đổi nghề nghiệp của tôi. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi luôn có linh cảm mạnh mẽ rằng đã đến lúc phải làm một điều gì đó mới.
Từ một Giám đốc xuất khẩu mỹ phẩm, Audrey Lemargue trở thành một chuyên gia dinh dưỡng và người áp dụng liệu pháp thiên nhiên. Cô đã sử dụng trực giác làm kim chỉ nam trong quá trình thay đổi sự nghiệp của mình. “Ngay sau khi tôi nhận ra mình muốn trở thành một người dùng thiên nhiên liệu pháp, tôi không còn để ý đến suy nghĩ của mọi người về điều tôi đang làm nữa vì tôi biết đây là điều phù hợp với mình”. Lời khuyên của cô cho những người đang cố gắng tìm công việc mới đó là hãy tôn trọng trực giác của bạn: “Hãy tin tưởng vào trực giác và hành động theo bản năng của bạn. Nếu cảm thấy không ổn, đó là vì công việc đó chưa phù hợp. Hãy cho bản thân thời gian để tìm ra câu trả lời. Nó sẽ đến với bạn nếu bạn sẵn sàng đón nhận. ”
"Hãy tin tưởng vào trực giác bên trong của bạn, bởi nó thường hướng sự nghiệp của bạn theo hướng thực sự tôn vinh con người bạn, ngay cả khi nó trái ngược với lẽ thường."
Kết luận: Muốn thay đổi nghề nghiệp, sẽ chẳng có phép màu nào xảy ra đâu nhưng có một số kinh nghiệm hữu ích bạn không nên bỏ qua.
Một điều tôi đã học được sau khi nói chuyện với rất nhiều người về cách họ thay đổi nghề nghiệp đó là, mỗi người đều có một hành trình riêng. Mặc dù những tấm gương thành công phổ biến vẫn tồn tại ở những người tạo ra sự thay đổi lớn trong sự nghiệp, nhưng bạn phải quyết định những hành động nào sẽ tạo ra bước ngoặt sự nghiệp của riêng bạn. Xin chúc mừng vì bạn là người cầm lái. Bạn phải quyết định khi nào nên hành động theo cảm xúc để rời bỏ công việc hiện tại và theo đuổi điều gì đó khiến bạn hạnh phúc hơn.
Một bài học nữa là hãy nỗ lực theo đuổi công việc có ý nghĩa hơn, công việc khiến bạn mạnh mẽ hơn, hứng thú hơn, hài lòng hơn. Đó chính là một trong những nỗ lực xứng đáng nhất trong sự nghiệp của bạn. Bất kể hành trình thay đổi sự nghiệp của họ có những khó khăn hay kéo dài như thế nào, mỗi người mà tôi phỏng vấn đều cảm thấy hoàn toàn xứng đáng khi bước trên một con đường mới và làm công việc có ý nghĩa với họ.
Lời kết
Vậy với bài viết trên, các bạn đã có thể hiểu được thêm về chủ đề thay đổi công việc. Nếu vẫn còn phân vân, hãy tham khảo nhiều bài viết hơn của Hướng nghiệp GPO ở phía dưới, hoặc đăng ký dịch vụ hướng nghiệp cung cấp bởi GPO tại đây nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 34
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công