Kỹ năng DEEP WORK
Nắm được kỹ năng deep work, bạn có thể trở thành một nhân tố quý giá trong tất cả những ngành nghề, công việc mà mình tham gia. Kỹ năng ''deep work'' là gì? Điều gì khiến kỹ năng này quan trọng? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá câu trả lời nhé!
1. Deep work là gì?
Hẳn các bạn đã quen thuộc với khái niệm ''người hướng nội'' và ''người hướng ngoại'', Carl Jung chính là người đã tạo ra khái niệm này. Ông là một nhà tâm thần học/phân tâm học vĩ đại người Thụy Sĩ khai sinh ra những khái niệm tâm lý học nền tảng, và từng là đệ tử của cha đẻ ngành phân tâm học Sigmund Freud.
Jung đã ly khai khỏi trường phái của Freud vì có những quan điểm bất đồng trong nghiên cứu. Đối với một nhà nghiên cứu, việc tách rời khỏi trường phái tiền bối, đặc biệt là một người mang tầm ảnh hưởng như Freud là một việc ''lành ít dữ nhiều''. Những luận điểm của ''con cừu đen'' sẽ gặp phải rất nhiều phản đối.
Carl Jung nhận thức rằng mình cần có những phản đề xuất sắc mới ''bật'' được Freud. Và ông đã tìm đến ''deep work'' để có thể trau dồi, suy luận và nghiên cứu ra những luận điểm sắc bén nhất. Ông đã mua hẳn một căn nhà biệt lập, tách khỏi tất thảy bận tâm để sản xuất những suy nghĩ sắc bén nhất.
Ngôi nhà deep work của Carl Jung, được gọi là ''Bollingen Tower''
Deep work được hiểu là làm việc sâu, là những công việc được thực hiện trong trạng thái không bị sao nhãng, tập trung tuyệt đối. Lúc này tư duy của con người vận động ở hiệu suất tối đa, luồng suy nghĩ trở nên mạch lạc và những vấn đề khó trở thành một câu đố, hơn là một thử thách đáng sợ.
2. Vì sao deep work là một kỹ năng quý giá?
Trong một thời đại đầy nhiễu loạn khiến chúng ta phân tâm, khả năng tập trung cao độ trở thành một ''át chủ bài'' để đạt những bước tiến lớn trong những kỹ năng cũ và mới.
Nếu người thợ mộc cần thành thạo việc sử dụng dùi, búa, đục, thì người làm sáng tạo, hay những người lao động trí óc cần thuần thục trong suy nghĩ. Suy nghĩ càng nhạy bén, tinh thông bao nhiêu thì sản phẩm của suy nghĩ càng tốt và nhiều bấy nhiêu.
Deep work đưa chúng ta vào trạng thái tối ưu của não bộ - trạng thái ''dòng chảy'' để tạo ra những luồng suy nghĩ chất lượng nhất. ''Dòng chảy'' là khái niệm của nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, được Cal Newport đề cập tới trong cuốn sách Deep Work.
Trạng thái tập trung cực độ đem đến cảm giác hưng phấn, thời gian như chậm lại và chúng ta cảm nhận một ''đà'' suy nghĩ đều đặn và mạnh mẽ.
''Đà'' suy nghĩ này giúp chúng ta xử lý các chuỗi thông tin một cách nhất quán và có liên kết, đưa chúng ta từ quyết định đúng đắn này đến quyết định đúng đắn khác trong suốt quá trình thực hiện các tác vụ khó.
Deep work, như tất cả các kỹ năng vật lý (nhảy múa, chạy, bơi,...) và tư duy khác (ghi nhớ, sáng tạo,...), hoàn toàn có thể được tập luyện và cải thiện theo thời gian.
Deep work giúp ta học kiến thức mới nhanh hơn, giải quyết những vấn đề khó khăn hơn. Thực tế, độ xao nhãng cao trong văn phòng làm việc mở và kết nối liên tục lại càng khiến deep work khó khăn. Điều đó khiến lý do kỹ năng này đang trở nên cực kỳ giá trị trong tất cả mọi chuyên môn.
3. Làm sao để deep work?
Để deep work thành công, theo Cal Newport, bạn cần phải bắt đầu với một tư duy đúng đắn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong tập trung, hãy xem deep work là một kỹ năng mới và cần luyện tập để giỏi hơn.
Sau khi có tư duy đúng, bước đầu tiên là học cách chán. Tập trung giải quyết vấn đề là một việc chẳng vui thú gì. Mà não chúng ta thì luôn tìm những điều mới để tự kích thích, đó là lý do chúng ta thường với lấy điện thoại, nghe nhạc, lướt Facebook mỗi khi bắt đầu thấy chán.
Điều này sẽ khiến bạn có một mối quan hệ không lành mạnh với những tác nhân kích thích này. Não lúc này sẽ hình thành một mối liên kết giữa ''chán'' và ''cần được kích thích'' và không thể chịu được trạng thái ''tĩnh'' của deep work. Vì vậy, đôi lúc hãy cho phép mình được chán. Chỉ ngồi yên đó và chẳng làm gì cả, lúc đó mối liên hệ này sẽ bị phá vỡ.
Bước thứ hai, là định ra những khoảng thời gian để luyện sự tập trung.
Deep work cũng giống như luyện tập thể chất, bạn không thể giỏi ngay từ lần đầu thực hiện được. Vì vậy nếu mới bắt đầu deep work, hãy cho mình một khoảng thời gian nhất định để tập trung liên tục. Ví dụ như 20 phút làm một việc duy nhất. Nếu trong 20 phút này bạn để mình bị phân tâm, bạn sẽ phải tập trung trong 20 phút lại từ đầu. Thực hành này khá tương đồng với phương pháp Pomodoro.
Khi đã vượt qua cột mốc 20 phút, bạn có thể tăng dần khoảng thời gian deep work lên 45 phút, rồi 1 tiếng, 2 tiếng. Cal Newport đã nói trên podcast của anh rằng dù không dễ, bạn có khả năng cao tập trung sau khoảng 6 tháng tập luyện. 6 tháng để học được sức mạnh của sự tập trung cao độ, tặng hiệu quả công việc, rất xứng đáng phải không?
Bước thứ ba, là bảo vệ lịch trình deep work của mình.
Trong ngày, hãy đặt ra một khung giờ cố định để thực hành deep work. Bạn có thể sắp lịch cho nó như sắp lịch một buổi họp không thể bị bỏ lỡ. Điều tuyệt vời của ''thói quen'' là nó giúp não bộ đi vào chế độ tự động, vì vậy não sẽ ngày càng thoải mái với việc phải tập trung trong đúng khung thời gian đã xác định.
Bạn cũng có thể giúp não bộ khó bảo của mình làm quen với trạng thái deep work hơn bằng cách có một nghi thức để dẫn đường. Ví dụ trước khi bắt đầu deep work, bạn có thể đi bộ, hoặc sắp xếp lại bàn làm việc, lau chùi máy tính,... Bạn làm gì cũng được, miễn là hoạt động đó cũng trở thành một thói quen báo cho não rằng: ''Chúng ta sắp deep work!''
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Quỳnh Nga
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
5 phương pháp giúp bạn rèn luyện sự tập trung
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 178
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công