Kỹ năng Tư duy chiến lược là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Tư duy chiến lược tốt?
Tầm quan trọng của tư duy chiến lược như thế nào? Và làm sao để phát huy tư duy chiến lược hiệu quả nhất? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!
1. Kỹ năng Tư duy chiến lược là gì?
Trong thực tế cuộc sống đến các chương trình về chính trị, kinh doanh trên sóng truyền hình chắc không ít lần bạn, bạn đã nghe qua thuật ngữ chiến lược đến tư duy chiến lược. Cụm từ này hay đi kèm cùng với chiến thuật. Do vậy, không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai định nghĩa này. Trước khi đi giải thích đầy đủ, cụ thể về “tư duy chiến lược là gì” hãy cùng điểm qua vài nét về khái niệm chiến lược nhé.
“Chiến lược” thực chất ra đời trong từ điển Hy Lạp với “phạm vi hoạt động” trong lĩnh vực quân sự mang ý nghĩa là những cách thức, mục tiêu, con đường đạt được những mục tiêu. Từ một lĩnh vực khô khan, chiến lược chính thức được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong kinh doanh và trở thành một trong những thành tố quan trong tạo lập nên sự thành công trong một tổ chức. Một khi môi trường hoạt động ngày càng phức tạp, khó để dự đoán trước, kế hoạch đề án khó và vượt ngoài tầm kiểm soát việc tổ chức, doanh nghiệp phải đề ra chiến lược lược định hướng là điều bắt buộc. Khi làm việc với các nước phát triển như Nhật Bản hay Mỹ, thậm chí, cho giành đến 70% thời gian cho khâu chuẩn bị và lên kế hoạch, xác định những chiến lược phát triển. Để có thể xây dựng dẫn dắt hướng dẫn tổ chức, chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến thành công, những người trong tổ chức cần biết tư duy chiến lược. Vậy chúng ta hiểu tư duy chiến lược là gì?
Heracleous mô tả mục đích của tư duy chiến lược là “ tìm ra một mục đích mới lạ, giàu trí tưởng tượng để hình dung ra tương lai tiềm năng khác so với hiện tại. Nó cũng được xác định là nghệ thuật vượt trên đối thủ trong lý thuyết trò chơi. Những giải thích đậm mùi triết học có thể phần nào đó, gây khó hiểu cho những không ít người, đặc biệt là khi họ không quá rành về quân sự. Hậu thế đã kết đúc quan điểm của Heracleous và ứng dụng cụ thể của nó để làm từng bước khai mở khái niệm này. Tư duy chiến lược thực chất được hiểu là cách thức, quy trình, năng lực tư duy, để định danh những chiến lược phát triển, các lợi thế, cơ hội, các điểm mạnh, yếu của tổ chức doanh nghiệp. Tư duy chiến lược cũng liên tục kiểm tra rà soát và khắc phục những mối nguy hại ngoài môi trường cho tổ chức...từ đây để làm sáng tỏ con đường và giải pháp đúng đắn dẫn lối doanh nghiệp đó đi đến thành công.
Sự khác biệt giữa tư duy chiến lược với những sự định hướng hay suy nghĩ thông thường thông thường ở sự kết hợp giữa lối suy nghĩ có chiều sâu và tầm nhìn rộng và độ dài hạn. Trong đó, biểu hiện rõ nhất ở cách nhìn nhân toàn diện và có hệ thống về môi trường để thấy được sự biến đổi của môi trường bên ngoài và sự phân tích một cách sâu sắc về cơ hội, thách thức và những mục tiêu phía trước, nhận thức dự xu hướng thay đổi và làm cho tổ chức thích nghi với môi trường và đạt được những mục tiêu để ra.
Tựu chung lại, chúng ta có thể khẳng định, tư duy chiến lược là một quá trình sáng tạo thể hiện tầm nhìn của một nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp tổ chức. Quá trình bắt buộc những người lãnh đạo biết xác định những mục tiêu, chiến lược cho tổ chức và gắn chặt những mục tiêu này vào các hoạt động hằng ngày. Quá trình này mang tính trí tuệ vào và nhằm vào mục đích đổi mới tổ chức để có thể thích nghi tốt với sự biến động của môi trường, khó khăn, thách thức bên ngoài. Vậy tư duy chiến lược cho vai trò quan trọng như thế nào, vì sao nhà quản lý lại có tư duy chiến lược.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng Tư duy chiến lược là gì?
Với tư cách “con chim đầu đàn” của doanh nghiệp, các lãnh đạo có yêu cầu cơ bản đó là nhìn thấy tương lai của tổ chức, doanh nghiệp của mình phát triển như thế nào? Bức tranh tương lai gần doanh nghiệp muốn hướng đến ra sao và cần làm gì để biến những mục tiêu, những chiến lược để ra đó trở thành sự thật. Khả năng hình dung ra tương lai cũng như vạch ra một con đường rõ ràng để định hướng lối đi của tổ chức đó là biểu hiện sự tư duy chiến lược ở người lãnh đạo. Nhiều chuyên gia về lãnh đạo, quản lý điều hành, những người ngồi ở vị trí này lâu năm đều khẳng định rằng, kỹ năng tư duy chiến lược là một trong những phẩm chất năng lực không thể thiếu ở người lãnh đạo.
Trên thực tế, trong tổ chức, một người lãnh đạo sở hữu tư duy chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
a. Giúp doanh nghiệp nhìn thấy mình trong tương lai
Thật vậy, những chiến lược kinh doanh được để ra trước khi tiến hành đều đảm bảo được tính chuẩn xác, chắc chắn cho những đường đi nước bước của tổ chức bởi việc phân tích, dự báo môi trường. Thiếu vắng đi những chiếc lược, việc doanh nghiệp có thể ứng phó nhất thời với những khó khăn và phát triển đúng hướng là cực kỳ khó khăn. Từ đây, việc hoàn thành những mục tiêu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chung cũng khó lòng diễn ra suôn sẻ.
b. Tạo cơ sở chủ động cho doanh nghiệp phát triển
Tư duy chiến lược đề ra những chiếc lược có sẵn giúp doanh nghiệp có thể nắm phần chủ động trong việc tận dụng được những cơ hội để tránh được những rủi ro phát sinh khi kinh doanh. Nó giống như việc bạn đọc sách và chuẩn bị bài trước ở nhà. Ở tư thế chủ động, việc nắm bắt được những cơ hội cũng như nhìn nhận được sử đầy đủ, tthừa thiếu, thế mạnh, yếu của các nguồn lực như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để có thể khai thác và sử dụng hợp lý nhất. Từ đây để tạo cơ sở cho việc nghiên cứu triển khai, đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.
c. Tạo ra tính thống nhất, liến kết trong tổ chức
Khi định hình ra một quỹ đạo chung cho doanh nghiệp, các phòng ban sẽ cụ thể hóa những chiến lược này thành những mục đích, đường lối cụ thể nhưng trên một tinh thần chung đồng nhất những lợi ích cá nhân với lợi ích doanh nghiệp để cùng phát triển. Giống như những quy định hay văn hóa chung của công ty, nó trở thành mối liên kết giữa những thành viên trong công ty với nhau, giữa cấp bậc lãnh đạo, nhà quản lý với nhân viên.
3. Cách rèn luyện kỹ năng Tư duy chiến lược
Dẫn những nghiên cứu do Rich Howard, CEO của viện Tư duy chiến lược Mỹ đã chỉ ra rằng, có đến 96% người quản lý cảm thấy bị thiếu hụt thời gian cho tư duy chiến lược vì họ quá bận rộn để đi giải quyết các tình huống “chữa cháy” cho doanh nghiệp. Để có thể giúp các vị lãnh đạo, quản lý dễ dàng hơn trong việc đề xuất những phương án chiếc lược hợp lý:
a. Xác định những yêu cầu mang tính chiến lược
Xác định chiến lược là sự định vị còn đường đi, những phương án chúng và đưa vào tiến hành chứ không phải là sự kỳ vọng và trông đợi.chứ không phải là kỳ vọng. Để có thể biến những quan điểm, nguyên tắc để ra được triển khai thành những ý tưởng chiến dịch thì người lãnh đạo phải tự xác định được vai trò của mình như thế nào, những nhiệm vụ mà mình cần phải hoàn thành ở vị trí lãnh đạo để hướng đến những mục tiêu. Những nhiệm vụ phải làm đó chính là các yêu cầu mang tính chiến lược khi ngồi vào vị trí lãnh đạo. Song tuy nhiên, nhiều lãnh đạo hay cấp quản lý khi được “trải nghiệm” vị trí này đều nghĩ, đó là vị trí để hưởng thụ và “sai bảo” nhiều hơn.
b. Xác định mô hình kinh doanh cho việc phân bổ nguồn lực hợp lý
Sau khi đã xác định được nhiệm vụ của mình hay sự đóng góp lâu dài của một nhà quản lý, họ phải tiến hành ngay bước khảo sát nguồn lực của công ty như thế nào, đã đủ yêu cầu để hoàn thành những ý tưởng chiến lược mà họ phác thảo chưa, đã đủ yêu cầu về trình độ chuyên môn chưa. Nếu khảo sát và chưa thể đáp ứng được, các nhà lãnh đạo phải đề xuất các định hướng để bên nhân sự có kế hoạch tuyển dụng hay phòng ban có nguồn lực không đảm bảo có kế hoạch bổ sung và đào tạo cho kịp thời. Nhưng trước hết, người lãnh đạo phải biết sử dụng dữ liệu để khai thác thị trường, từ đó vạch ra những định hướng cho phòng ban điều chỉnh các nguồn lực.
c. Làm rõ ý tưởng chiến lược và sự tranh thủ sự cam kết ở nhân viên
Thường thì các lãnh đạo hay quản lý mới vẫn mắc sai lầm ở chỗ, khi phác thảo ra những chiến lược tự cho mình mình “quyền kiểm soát”. Có nghĩa là chỉ trình bày dưa trên Powerpoint theo kiểu thông báo một chiều đến nhân viên mà không chia sẻ, thảo luận, đưa ra những dữ liệu thực tế để nhân viên hiểu rõ bản chất của vấn đề. Nên nhớ rằng, các chiến lược được xem là một con đường dài của doanh nghiệp, cần có sự đồng thuận của cả tổ chức, không phải một cá nhân. Nhân viên cần có sự hiểu biết đầy đủ nhất về những chiếc lược này để cụ thể hóa những bằng hành động, nhiệm vụ thực tế và tốt nhất.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?
Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?
Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?
Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm tốt?
Kỹ năng Đào tạo và huấn luyện là gì? Làm thế nào để có kỹ năng Đào tạo và huấn luyện tốt?
Kỹ năng Công nghệ là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng Công nghệ tốt?
Kỹ năng chuyên môn là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng chuyên môn tốt?
Kỹ năng tạo ảnh hưởng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng tạo ảnh hưởng tốt?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 43
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 70
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 64
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 90
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 111
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 230
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 306
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 208
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 257
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công