Lời giải cho thí sinh bị lỡ du học
Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến kế hoạch học tập cả du học sinh về nước tránh dịch lẫn học sinh lớp 12 đang theo đuổi giấc mơ du học nước ngoài.
Bỏ "trường Tây" về "trường ta"
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Việt Nam hiện có 190.000 du học sinh. Nhiều em trong số đó đã bảo lưu kết quả và đáp chuyến bay tháng 3/2020 về nước tránh dịch nhưng phải đối mặt việc bị chậm chương trình hoặc thời hạn ra trường có thể muộn cả học kỳ cho đến một năm.
Thí sinh phỏng vấn trực tiếp tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: LV
Bên cạnh đó, COVID-19 tạm khép cánh cửa du học năm nay của nhiều học sinh lớp 12 sau bao năm dày công chuẩn bị. Lịch thi tốt nghiệp THPT lùi sang tháng 8/2020 đang khiến nhiều học sinh cuối cấp không kịp nộp đủ hồ sơ cho trường trước kỳ nhập học mùa thu, chưa kể lệnh cấm bay và đóng cửa biên giới khiến việc làm visa bị ngưng.
Em Trần Đình Quang, sinh viên năm nhất trường Đại học Miami - một trong top 100 các trường đại học tốt nhất của nước Mỹ - là một trong những trường hợp bị lỡ dở việc học.
Đang theo học năm nhất tại Đại học Miami thì dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề ở Mỹ khiến Quang cũng như gia đình rất lo lắng. “Em nhận thấy nếu ở lại chẳng may mình nhiễm bệnh thì sẽ là một viễn cảnh xấu khi một mình nơi đất khách, gia đình không thể trợ giúp. Vì vậy, em chấp nhận học nốt phần còn lại của kỳ học qua hình thức học online”, Trần Đình Quang chia sẻ.
Hiểu được sự ảnh hưởng tính bằng năm của dịch COVID-19, các trường đại học ở Mỹ đã cho sinh viên 2 lựa chọn: Một là, tiếp tục học online; Hai là sinh viên có thể bảo lưu kết quả học tập, khi hết dịch quay lại Mỹ. Trần Đình Quang đã xin bảo lưu.
“Do ngành học của em là ngành Hoá - Sinh, đặc thù là phải vào phòng thí nghiệm nhiều để học tập. Chính vì thế phương án học online sẽ không hiệu quả. Em quyết định trở về nước rồi tính tiếp”, Trần Đình Quang nói.
Đến thời điểm này, nhiều trường đại học ở Mỹ còn chưa ổn định với kế hoạch năm học tới. Quang cho biết: “Em đặt hồ sơ vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội vì thấy tiêu chí của trường phù hợp với mình. Trong quá trình học nếu thấy ổn, em sẽ hoàn thành bậc cử nhân tại Việt Nam và sẽ tìm cách quay lại Mỹ học bậc cao hơn”.
Em Nguyễn Minh Hải (lớp 12, THPT Trần Phú, Hải Phòng) cũng đang đau đầu với việc trường mình đã nộp hồ sở ở Mỹ sẽ học vào mùa thu này nhưng em chưa có bằng tốt nghiệp. Lý do là kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Việt Nam bị lùi lại đến 11/8.
“Thời gian không còn nhiều, khoảng 1-2 tuần tới, em buộc phải lựa chọn là học ở Việt Nam hay thương lượng với trường ở bên Mỹ. Nhưng tình hình dịch bệnh tại Mỹ cũng khiến các trường chưa thống nhất được chương trình dành cho sinh viên”, Nguyễn Minh Hải cho biết.
Trường hợp như Quang và Hải không ít. Có nhiều trường hợp, học sinh người Việt Nam học THPT tại Mỹ, Canada, Australia... đỗ học bổng các trường danh giá nhưng cũng chờ tốt nghiệp phổ thông theo hình thức online và chuyển về Việt Nam học đại học.
Thay đổi điều kiện tuyển sinh
Trao đổi với phóng viên Báo Tin tức, PGS TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: Vấn đề học sinh đi du học hay trở về từ vùng dịch đã được đặt ra. Việt Nam đã thành công trong việc chống dịch COVID-19 nhưng tình hình này ở các nước vẫn gia tăng. Nhiều trường đại học ở các nước như Mỹ, Canada, Autralia... chọn học trực tuyến. Đối với những học sinh có đăng ký đi học ở nước ngoài, chúng tôi từng trao đổi, sẽ không có kỳ thi tốt nghiệp THPT riêng cho các em. Thời gian công bố thi tốt nghiệp đã thể hiện trong quy chế và mang tính quốc gia. Do đó, hơn tất cả là lựa chọn của gia đình. Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ các điều kiện tối đa nếu liên quan đến các vấn đề thủ tục. Nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh là tình hình chung.
“Lời khuyên của chúng tôi với các em là phải căn cứ thực tế của trường để có những quyết định phù hợp. Với mỗi nước, mỗi trường có những điều kiện khác nhau nên Bộ GD&ĐT không thể đưa ra lời khuyên chung với các em được. Mà với trường hợp cụ thể, học sinh, gia đình cần trao đổi với trường. Hiện nay một số trường đã nhập học rồi nhưng hình thức vẫn online chưa có kế hoạch dài hạn được”, PGS TS Nguyễn Xuân Thành cho hay.
Tại các đại sứ quán, Tổ chức mạng lưới các trường đại học nước ngoài ở Việt Nam đang nỗ lực hỗ trợ đối tượng thí sinh này. Trao đổi với báo chí, ông Bastien Palermo-Chevillard, phụ trách hợp tác ĐH và sinh viên quốc tế Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, cho biết: Số lượng các cuộc phỏng vấn đối với những hồ sơ ứng tuyển vào các trường học của Pháp bị giảm. Nhiều trường đại học tại Pháp tiếp tục hoạt động dưới hình thức làm việc từ xa và tuyển sinh quốc tế cho năm học 2020 vẫn thực hiện online.
Theo khảo sát, tại Mỹ và Canada, một vài trường đưa ra điều chỉnh trong chính sách tuyển sinh 2020- 2021, qua đó giảm tải một số yêu cầu của kỳ thi chuẩn hóa dùng để tuyển sinh đại học tại tại Mỹ như: SAT (Scholastic Assessment Test) - được thiết kế như một bài kiểm tra năng khiếu về khả năng ngôn ngữ, lý luận nằm ngoài những gì ứng viên được học ở trường trung học - và ACT (American College Testing) - bài kiểm tra thành tích để đánh giá những gì ứng viên đã học tại trường.
Bản thân các kỳ thi chuẩn hóa cũng đã có những phương án hỗ trợ cho các thí sinh. Với TOEFL, IELTS, ACT, thí sinh có thể thi trực tuyến tại nhà theo hướng dẫn cụ thể của từng đơn vị khảo thí. Với SAT, số lượng kỳ thi và số suất thi sẽ được tăng lên cuối năm 2020. Tuy nhiên, một số trường còn gỡ bỏ yêu cầu về hai kỳ thi chuẩn hoá quan trọng này.
Mới đây, ĐH Harvard (Mỹ) đã đưa ra thông báo hạ tiêu chuẩn xét tuyển. Cụ thể, trong tiêu chuẩn xét tuyển ĐH Harvard không yêu cầu thí sinh nộp kết quả thi SAT hay ACT áp dụng với kỳ tuyển sinh 2021 - 2022. Quá trình tuyển sinh của nhà trường sẽ xem xét thành quả trong và ngoài nhà trường trong những năm trung học của thí sinh bao gồm các hoạt động cộng đồng, việc làm thêm cũng như giúp đỡ cho gia đình.
Minh Hằng – Theo Thông Tấn Xã Việt Nam
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công