Nét đẹp của những người “nguyên tắc” – Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghiệp vụ
Nhóm Nghiệp vụ theo lý thuyết Holland là những người nổi bật với sự nguyên tắc. Vậy những người thuộc nhóm này có những đặc điểm gì? Họ sẽ phù hợp với những nghề nghiệp nào? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về nhóm này nhé!
Nhóm Nghiệp vụ – Họ là ai?
- Quý cha mẹ nào có con thuộc nhóm này thì ngay từ nhỏ đã không cần lo lắng gì nhiều về các em. Họ tự xếp đồ chơi sau khi chơi xong, đòi hỏi bạn chơi chung cũng ngăn nắp như mình. Họ gọn gàng, sạch sẽ, đúng giờ hầu hết thời gian. Khi đến tuổi đi học, họ tự làm bài tập mà không cần cha mẹ đôn đốc hay nhắc nhở. Họ là những người con và học trò rất có trách nhiệm.
- Lớn lên một chút, các em sẽ bộc lộ sở thích và khả năng thuộc nhóm Nghiệp vụ qua sự nhạy bén với con số, cách tiêu tiền cẩn thận, khả năng để ý đến chi tiết, sự tỉ mỉ trong thói quen hàng ngày.
- Trong lớp hay với bạn bè, các em thường được tin tưởng để giao các trách nhiệm liên quan đến sổ sách, giấy tờ, quỹ lớp, tổ chức sự kiện, …
- Vì những đặc điểm trên, các em dễ bị căng thẳng khi có những thay đổi xảy ra ở phút cuối, khi mọi sự không xảy ra như các em dự tính, khi kết quả không được ‘hoàn hảo’. Trong gia đình, các em rất khó chịu khi ba mẹ ra một quyết định gì đấy theo sự hứng thú bất ngờ . Các em cảm thấy an toàn và thoải mái khi tất cả trong tầm kiểm soát của bản thân.
Những người thuộc nhóm Nghiệp vụ phù hợp với các ngành học và công việc nào
Các em có khả năng và sở thích tự nhiên thuộc nhóm Nghiệp vụ rất hợp với các ngành học liên quan đến vận hành kinh doanh bao gồm truyền thông và hồ sơ, các giao dịch tài chính, phân phối và điều phối. Nói chung bất cứ ngành nào đòi hỏi sự nhạy bén với con số (không phải để phân tích mà là để sắp xếp), khả năng để ý chi tiết, sự ngăn nắp, gọn gàng một cách tự nhiên không cần cố gắng, khả năng sắp xếp công việc, thời gian, trách nhiệm, khả năng thiết lập và tuân thủ các quy trình, làm việc theo hệ thống, vv. sẽ hợp với nhóm này. Một số ngành ví dụ đó là Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Cung ứng & Logistics, Quản lý sự kiện, Quản thủ thư viện, Thủ kho, và nhiều ngành khác.
Sau khi tham gia chương trình đào tạo ở cấp nghề, cao đẳng, hay đại học, các em có thể đầu quân vào những lĩnh vực khác nhau để làm việc, từ show biz (giải trí) đến giáo dục, từ sản xuất đến dịch vụ quảng cáo. Điều quan trọng là vị trí các em làm phải đòi hỏi những kỹ năng và đặc điểm đã nhắc tới ở trên. Chủ ý là các em sẽ làm việc với dữ liệu là chính dù có tương tác với sự vật, máy móc, và con người trong quá trình làm việc.
Nhóm Nghiệp vụ và khối ngành Kinh doanh
Không phải ngành học hay công việc nào thuộc khối ngành kinh doanh cũng sẽ hợp với nhóm này. Xin lưu ý là các em có sở thích và khả năng tự nhiên thuộc nhóm Nghiệp vụ (mà không có thêm nhóm Quản lý hay Xã hội) thì không nên học ngành đòi hỏi làm việc chủ yếu với con người. Điều này sẽ làm các em mệt vì con người luôn luôn thay đổi, mà các em thì rất ghét sự thay đổi và không đoán trước được. Do đó, các ngành học hay công việc nào liên quan đến việc vận hành một công ty sẽ hợp với các em. Ví dụ, ngành Nhân sự có hai nhánh. Một nhánh chủ yếu làm việc với con người như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, … trong khi nhóm còn lại chủ yếu làm việc với lương bổng, bảo hiểm, chính sách đãi ngộ, tổ chức sự kiện liên quan đến nhân sự, … Nhánh thứ hai của ngành Nhân sự hợp với các em Nghiệp vụ trong khi nhóm một thì hoàn toàn không phù hợp.
Hướng nghiệp GPO gửi tới quý cha mẹ và các em, ‘Đừng chỉ đọc tên ngành khi tìm hiểu và quyết định chọn ngành học; hãy đọc những đặc điểm, kỹ năng và kiến thức sẽ đào tạo bên trong nội dung chương trình thật kỹ.’
Định kiến về giới tính
Thông thường cha mẹ hay khuyên con gái theo ngành học hay công việc thuộc nhóm Nghiệp vụ vì sự ‘an toàn, ổn định, ít đấu đá’ trong ngành. Nhưng hãy cẩn thận vì nếu không có những tố chất và khả năng tự nhiên, làm việc trong ngành này sẽ tạo ra rất nhiều căng thẳng cho các em. Ngay cả những người hợp tự nhiên cũng đã dễ bị căng thẳng vì đòi hỏi của công việc chứ đừng nói đến những người hoàn toàn không hợp với nó.
Nam hay nữ nếu như hợp ngành này đều sẽ phát triển rất tốt và có nhiều cơ hội thăng tiến nếu thích đi theo con đường trở thành quản lý trong nơi họ làm việc. Vì vậy, xin quý cha mẹ đừng hướng con theo kết quả vì nếu không hợp thì sẽ khó đạt được kết quả tích cực.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo huongnghiepsongan.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghiên Cứu & Nghiệp Vụ
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ Thuật & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Xã hội & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Những người con của đất: Hướng nghiệp cho các bạn trẻ nhóm Kỹ thuật
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 44
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 198
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 176
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 178
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công