Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghiên Cứu & Nghiệp Vụ
Trong dân gian Việt Nam có câu nói, ‘Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe’, rất phù hợp với những người thuộc nhóm nghiên cứu. Họ là những người nếu chưa biết rõ điều gì thì chẳng bao giờ lên tiếng, nhưng khi đã phát biểu ý kiến thì có nghĩa là họ đã đọc rất sâu, tìm hiểu rất kỹ, và biết rất rõ về đề tài ấy. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Mở đầu
Tổ hợp của hai nhóm đặc tính nghề nghiệp ‘Nghiên cứu’ và ‘Nghiệp vụ’ là một tổ hợp rất thú vị. Một nhóm thì thích và giỏi tự nhiên khi thực hiện các nhiệm vụ công việc liên quan đến ý tưởng trong khi nhóm kia lại thích và giỏi tự nhiên khi thực hiện các nhiệm vụ công việc liên quan đến dữ liệu. Những người có tổ hợp này đang được xem là ‘hot’ trong thị trường lao động của tương lai, khi các công việc liên quan đến Big Data (dữ liệu lớn) và New Technology (công nghệ mới) được tiên đoán sẽ chiếm lĩnh những vị trí đầu trong danh sách các ngành nghề sẽ được tuyển dụng nhiều trong tương lai.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là những người có tổ hợp Nghiên cứu và Nghiệp vụ còn phù hợp rất nhiều ngành nghề và công việc khác tuỳ vào nhóm đặc tính nghề thứ 3 của họ, vào cá tính và giá trị của họ, và năng lực học tập và nhiều yếu tố khác nữa.
Cũng xin lưu ý, hai người có cùng tổ hợp này chưa chắc đã hoàn toàn giống nhau vì sự khác biệt ở mức độ và đặc điểm bên trong mỗi nhóm sẽ tạo thành một tổ hợp hoàn toàn khác biệt ở mỗi người. Vì vậy, tôi đề nghị người đọc phân tích và suy nghĩ kỹ để cá nhân hoá những chia sẻ tôi viết sao cho phù hợp với mỗi người nhất có thể. Nếu có chỗ nào không đồng ý thì hãy bỏ qua và xem bài viết này như một nơi để tham khảo.
Khi hai nhóm ‘học hỏi’ và ‘trách nhiệm’ gặp nhau
Những bạn trẻ thuộc nhóm Nghiên cứu thích các hoạt động đòi hỏi việc quan sát, tìm tòi, học hỏi về thế giới xung quanh, từ hiện tượng vật lý, sinh học cho đến văn hóa xã hội. Các bạn thuộc nhóm này có khả năng học tốt những môn học thuộc khối khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh hay những môn học thuộc khối khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa. Điểm mạnh của họ là khả năng tìm hiểu thật sâu một lĩnh vực yêu thích. Các bạn thường được người xung quanh nể phục vì kiến thức, sự nổi trội trong học hành, và khả năng phân tích.
Trong khi đó, đặc điểm của nhóm Nghiệp vụ là sự nhạy bén với con số, cách tiêu tiền cẩn thận, khả năng để ý đến chi tiết, và sự tỉ mỉ trong thói quen hàng ngày. Họ tôn trọng luật lệ và cấp bậc, thích sự ngăn nắp, quy củ, có trước có sau trong cuộc sống. Họ giữ tinh thần trách nhiệm cao trong tất cả các việc họ làm, luôn hoàn thành những điều cần làm trước khi cho phép mình nghỉ ngơi.
Những đặc điểm thường thấy ở những ai có cả hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ là:
- Họ thường tìm hiểu rất sâu và có thái độ rất cẩn trọng trước khi đưa ra một quyết định quan trọng. Với họ, dường như chưa bao giờ có đủ thông tin để họ dựa trên đó để làm một quyết định chắc chắn và tốt đẹp. Do đó, thỉnh thoảng họ lại gặp khó khăn trong việc ra quyết định, dẫn đến đôi lúc họ chọn đại khi bị áp lực về thời gian và căng thẳng.
- Họ được đánh giá là người có trách nhiệm cao, hiểu rất sâu những đề tài họ chọn quan tâm. Họ tiếp thu nhanh và làm việc hiệu quả với dữ liệu và con số, đặc biệt trong công việc phân tích dữ liệu hay phân tích tài chính.
- Họ được tin tưởng trong những công việc liên quan đến sự an toàn của con người như công nghệ y khoa hay lĩnh vực an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp vì sự chuyên nghiệp và tính cẩn trọng.
- Người xung quanh cảm thấy an tâm khi làm việc cùng họ vì kiến thức sâu rộng và tinh thần trách nhiệm của họ. Họ là những chuyên gia rất thành công trong lĩnh vực họ chọn.
Như tất cả các tổ hợp đặc điểm nghề nghiệp khác, nhóm này cũng phải đối diện với những thách thức đi kèm với điểm mạnh của họ:
- Như đã nói ở trên, họ khó ra quyết định vì dường như luôn luôn cảm thấy chưa đủ thông tin để ra quyết định hoàn hảo. Do đó, họ dễ bị căng thẳng hay áp lực, đặc biệt khi ở những vị trí phải làm quyết định vì áp lực kinh doanh.
- Họ cần phải tập thói quen ra khỏi nhà để tham dự những buổi gặp gỡ, xã giao với người khác, tham gia các hoạt động vận động cơ thể thường xuyên để tránh những bệnh nghề nghiệp gây ra do làm việc dài giờ trên máy tính, đọc quá nhiều hay xem quá nhiều tài liệu, ru rú trong nhà/văn phòng để học/làm việc.
- Họ cần phải học thêm kỹ năng về giao tiếp, đặc biệt giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp để người khác hiểu họ, hiểu khả năng họ, để tăng thêm khả năng tuyển dụng trong môi trường luôn biến động hiện nay.
Nuôi dưỡng theo tự nhiên
Nhóm bạn trẻ có đặc điểm nghề của hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ khi còn nhỏ cần cha mẹ và thầy cô chú ý đến những điều sau:
- Họ thấy thoải mái với sự ổn định, an toàn, không thay đổi. Họ cũng đòi hỏi sự thử thách về trí tuệ và tri thức từ môi trường học và gia đình.
- Khuyến khích họ ‘thử cái mới’ và ‘làm lỗi’ vì họ thường ưa sự an toàn; khuyến khích họ trải nghiệm những hoạt động lạ và ngoài vùng an toàn để họ tập ‘chơi’ và ‘vui’ vì họ là những người rất nghiêm túc.
- Giúp trả lời những câu hỏi khó bằng cách giới thiệu sách cho họ đọc; khuyến khích họ tự tìm câu trả lời qua việc quan sát, tìm tòi thông tin, chia sẻ với người khác. Đừng ngại những cuộc thảo luận về kiến thức với họ – họ lớn lên và trưởng thành qua những cuộc thảo luận ấy.
- Khuyến khích họ tham gia các hoạt động vận động hay thể thao; cho họ cơ hội tham gia các hoạt động cắm trại mùa hè, đi phượt, để họ gần với thiên nhiên và tìm sự cân bằng trong đời sống.
- Bỏ thời gian trò chuyện với họ để giúp họ có khả năng tương tác với người khác. Đừng ép họ xã giao nhiều và rộng, nhưng hãy kiên nhẫn giúp họ thiết lập các hoạt động bạn bè trong nhóm nhỏ với cùng sở thích để họ quen dần với việc chơi cùng người khác.
- Khi không vừa lòng về hành vi nào của họ, tránh bộc lộ cảm xúc quá độ mà hãy dùng khả năng logic khi trao đổi. Nên viết những lời yêu thương qua tin nhắn, email, hay trên giấy cho các bạn để họ quen với việc tiếp nhận cảm xúc từ người xung quanh.
Ở tuổi dậy thì, những bạn có đặc điểm nghề nghiệp của hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ cần được hỗ trợ để:
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của mình và sống cùng những đặc điểm ấy
- Hiểu được các điểm yếu do những đặc điểm tự nhiên mang lại và học cách bổ túc các điểm yếu ấy
Cơ hội nghề nghiệp cho người có hai nhóm Nghiên cứu & Nghiệp vụ
Theo bản đồ thế giới nghề nghiệp của ACT và mạng nghề nghiệp O*net của Mỹ, một số công việc phù hợp cho những người có hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ bao gồm:
- Nhóm ngành thuộc khối Y tế: Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm nha khoa, Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và xét nghiệm y tế, Dược sĩ, Kỹ sư an toàn và sức khoẻ lao động
- Nhóm ngành thuộc khối Kỹ thuật: Kỹ thuật viên tiện, khoan tạo hình kim loại, nhựa, Kỹ sư nông nghiệp, Kỹ thuật viên chuyên sâu thiết bị ô tô, Kỹ thuật viên điện tử hàng không, Công nhân đá quý và kim cương, Kỹ thuật viên chế tạo robot, Lập trình viên máy tính, Chuyên viên phân tích hệ thống máy tính
- Nhóm ngành thuộc khối Kinh tế: Chuyên gia phân tích kinh doanh, Nhà kinh tế môi trường, Chuyên viên phân tích, định lượng tài chính, Nhà kinh tế học, Kế toán, Kiểm toán
- Nhóm ngành thuộc khối khác: Chuyên gia đánh gia an toàn, Chuyên gia về khoa học thực phẩm, Chuyên viên thống kê, phân tích dữ liệu địa lý, Chuyên viên phân tích chính sách quản lý, Chuyên viên quy hoạch giao thông, Chuyên gia kho dữ liệu, Chuyên viên phát triển trang Web
Trên đây chỉ là một số ít ví dụ nghề nghiệp mà những người thuộc hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ có thể thấy phù hợp với họ. Các bạn trẻ hãy lưu ý rằng còn rất nhiều ngành nghề khác phù hợp không kém. Do đó, khi trải nghiệm, thay vì để ý tên ngành nghề, bạn hãy để ý các đặc tính của ngành nghề ấy sao cho chúng phù hợp với cả hai nhóm Nghiên cứu và Nghiệp vụ là được. Cũng xin chú ý là nhóm đặc điểm nghề nghiệp thứ ba sẽ ảnh hưởng chọn lựa nghề nghiệp của tổ hợp này. Ví dụ, tổ hợp này kết hợp với nhóm Nghệ thuật sẽ chọn một ngành nghề hoàn toàn khác nếu như họ có nhóm thứ ba là Kỹ thuật.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Nguyễn Giang
Theo chame.rmit.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ Thuật & Quản Lý theo trắc nghiệm
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Xã hội & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Kỹ sư công nghệ hóa - Kỹ sư "đa zi năng" và những điều cần biết
KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL chuyên nghiệp?
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 20
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 89
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 91
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 87
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 113
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 175
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 126
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 241
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 330
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 223
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công