Ngành Biên đạo múa là gì? Học ngành Biên đạo múa ra trường làm gì?
Đằng sau những bài biểu diễn và những vũ đạo hoành tráng trên sân khấu đó chính là công sức của những người làm biên đạo múa. Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Biên đạo múa
Biên đạo múa (Mã ngành: 7210243) - Choreography: là một nghệ thuật mà trong đó họ sử dụng những động tác để thể hiện trên nền bài nhạc hoặc một bài hát. Những người làm biên đạo múa sẽ là những người chịu trách nhiệm dàn dựng các động tác và sắp xếp cho các nghệ sĩ biểu diễn. Họ chính là những người thổi hồn vào bài nhạc khiến bài nhạc trở nên sinh động và mang những cảm xúc của nghệ sĩ đến gần với khán giả hơn.
2. Các trường đào tạo ngành Biên đạo múa
Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Biên đạo múa, chỉ có 2 trường sau:
-
Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
3. Các khối xét tuyển ngành Biên đạo múa
Ngành Biên đạo múa xét tuyển các khối sau:
-
S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
-
S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
-
N03 (Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo tại chỗ)
4. Chương trình đào tạo ngành Biên đạo múa
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Biên đạo múa được tổ chức như sau:
Năm 1:
-
Học phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu.
-
Học kỹ thuật múa đôi trong múa cổ điển châu Âu.
-
Kết cấu múa cổ điển châu Âu.
-
Học phân tích tác phẩm âm nhạc.
-
Học các kiến thức văn học Việt Nam.
Năm 2:
-
Học về nghệ thuật biên đạo múa.
-
Học phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại.
-
Kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại.
-
Học các kiến thức văn học thế giới.
Năm 3:
-
Học chuyên sâu nghệ thuật biên đạo múa, phân tích tác phẩm múa, kết cấu múa dân gian dân tộc, kết cấu múa cổ điển châu Âu.
-
Học các kiến thức hỗ trợ tích cực như: mỹ học, tâm lý học…
Năm 4:
Học và thực hành nghệ thuật biên đạo múa. Học về lịch sử nghệ thuật múa và nghệ thuật chiếu sáng sân khấu.
Sinh viên thực tập tại các đơn vị nghệ thuật múa chuyên nghiệp và làm bài tốt nghiệp.
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi học ngành Biên đạo múa, các bạn có thể làm việc tại những vị trí như sau:
-
Là người sáng tác và chỉnh sửa những động tác nhằm đưa ra đời những bước nhảy mới để có thể tạo ra những vũ điệu hoàn chỉnh.
-
Phối hợp với các vũ công trong quá trình làm việc, làm mẫu giúp những vũ công hiểu được ý nghĩa cũng như tinh thần của tiết mục.
-
Xây dựng những tiết mục sân khấu điện ảnh, truyền hình, những buổi sự kiện lớn nhỏ.
-
Tham gia hướng dẫn các diễn viên, nghệ sĩ với mục đích đóng phim hoặc các chương trình giải trí.
Với các vị trí trên, bạn sẽ làm việc tại những nơi như:
-
Các nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp;
-
Các sự kiện, lễ hội;
-
Trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp, các trung tâm văn hóa nghệ thuật;
-
Trường đào tạo giáo dục có chuyên ngành múa;
-
Các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Biên đạo múa. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngọc Sơn
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 150
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 212
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 246
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công