Ngành là gì? Phân biệt khái niệm ngành, nghề, lĩnh vực
Bài viết làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến ngành, nghề lĩnh vực và một số vấn đề xoay quanh. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
1. Ngành là gì ?
Ngành là tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất - kinh doanh có cùng cơ cấu kinh tế - kĩ thuật hay các tổ đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau ra cùng loại sản phẩm, thực hiện cùng t động sự nghiệp chức, (sản xuất loại dịch vụ, cùng tiến hành hoạ nhất định).
2. Khái niệm ngành được hiểu như thế nào ?
Trong đời sống xã hội, ngành là phạm trù chỉ tập hợp các đơn vị, tổ chức theo mục tiêu hoạt động hay cơ cấu sản phẩm nhất định. Sự ngành trong đời sống xã hội là hiện tượng tất yếu khách quan, nó phản ánh những nhu cầu và động đa dạng cũng như sự phân công, phối hợp của con người trong quá trình lao động xã hội. Ngành là khái niệm trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển, sự phân công và phối hợp giữa các ngành càng hoàn thiện. Trong quản lí nhà nước, sự phân ngành cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt, nó phản ánh sự phân chia thành các loại khác nhau của đối tượng quản lí nhưng mặt khác, nó còn thể hiện sự phân công lao động trong hoạt động quản lí nhà nước nhằm tạo sự phù hợp và đạt hiệu quả cao trong hoạt động này. Tuy nhiên, sự phân ngành trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có quy luật và yêu cầu riêng của nó, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam thì cần phải có bộ máy nhà nước gọn nhẹ, đa năng, hiệu lực và hiệu quả, vừa giữ vững kỉ cương vừa phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của các ngành, các cơ sở kinh tế xã hội.
Kết hợp sự quản lí theo ngành với quản lí theo: địa phương và vùng lãnh thổ là nguyên tắc quan trọng trong quản lí nhà nước.
Tuy nhiên, ngành không phải là khái niệm được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, nó chỉ là khái niệm có ý nghĩa trong luật học.
Ví dụ:
- Trong ngành Y có nghề bác sĩ, nghề y tá, nghề hộ lý…Những nghề này có yêu cầu chung đối với người lao động là khỏe mạnh, giầu tình thương, giỏi quan sát, tư duy logic, phán đoán…và đều hướng tới mục đích là phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho người dân.
- Ngành công nghệ thông tin có các nghề lập trình viên, thiết kế WEB, kỹ thuật viên… Những nghề này đều yêu cầu người lao động khỏe mạnh, ưa hoạt động tĩnh, kiên trì, thích kỹ thuật, nhạy cảm với con số, giỏi tư duy trừu tượng…và đều hướng tới mục đích là chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng chục ngành khác nhau: Ngành giáo dục đào tạo, ngành tài chính, ngành xây dựng, du lịch…
* Sự khác biệt giữa ngành và nghề:
Mọi người thường hay bị nhầm lẫn giữa ngành và nghề. Chúng ta có thể hiểu ngành khi bạn học để lấy kiến thức chuyên môn phục vụ nghề (những vị trí công việc cụ thể). Thông thường một ngành có thể làm được nhiều nghề khác nhau. Ví dụ, ngành kỹ thuât công trình giao thông nhưng có người sẽ làm kỹ sư giám sát trực tiếp các công trình, có người chọn theo hướng kỹ sư thiết kế làm việc văn phòng.
Nhưng trong một số trường hợp, làm một nghề có thể tốt nghiệp từ nhiều ngành học khác nhau. Ví dụ thực tế có nhiều nhà báo tốt nghiệp từ nhiều ngành học như: báo chí, ngữ văn, ngôn ngữ học, sư phạm, ngôn ngữ Anh, luật, kinh tế, thậm chí các ngành kỹ thuật.
3. Nghề là gì ?
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
4. Khái niệm nghề được hiểu như thế nào?
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Khái niệm phân công công tác sẽ mất dần trong quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm…
Khi giúp đỡ thanh niên chọn nghề, một số nhà nghiên cứu thường đặt câu hỏi: “Bạn biết được tên của bao nhiêu nghề?”. Nghe hỏi, nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình có thể kể ra nhiều nghề, song khi đặt bút viết thì nhiều bạn không kể được quá 50 nghề.Bạn tưởng như thế đã là nhiều, song nhà nghiên cứu lại nhận xét: Chà, sao biết ít vậy!
* Sự khác biệt giữa nghề và chuyên môn:
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.
* Sự liên quan giữa nghề và nghề nghiệp:
Nghề nghiệp là một danh từ ghép do hai tiếng “Nghề” và “Nghiệp” hợp nghĩa tạo thành. Để thực hiểu bản chất khái niệm nghề nghiệp là gì, chúng ta cần phân tích cặn kẽ ý nghĩa của hai tiếng này.
Hiểu một cách đơn giản, nghề nghiệp là công việc được xã hội chấp nhận, tạo nên thu nhập cho bản thân và đem lại giá trị cho cộng đồng. Có thể kể đến nhiều nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, thợ mộc…
Nghề nghiệp cũng là đích đến mà mỗi người đều muốn gắn kết lâu dài. Vì thế nghề nghiệp được lựa chọn dựa trên đam mê, khả năng cũng như sự suy xét lưỡng. Ai ai cũng muốn thực hiện, theo đuổi và ngày càng phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Nếu bạn đã hiểu bản chất nghề nghiệp là gì, hẳn bạn cũng sẽ biết được ý nghĩa quan trọng của nó. Nghề nghiệp không chỉ đem đến cho chúng ta nguồn lực về tài chính mà còn bồi dưỡng nhân cách, áp dụng chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thỏa mãn niềm khát khao và tạo nên sự hài lòng về chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần suy xét thật cẩn thận theo nhiều khía cạnh trước khi đi đến quyết định chọn nghề. Một quyết định chọn nghề sai lầm có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cá nhân. Nó gây nên hàng loạt cảm xúc tiêu cực như cảm giác chán nản, thất bại, bất lực, kiệt sức… Từ đó khiến bạn đánh mất niềm tin và cảm nhận cuộc sống trống rỗng, bế tắc.
Ví dụ:
- Nghề Sư phạm sẽ có các chuyên môn Anh văn, toán, nhạc, họa…
- Nghề y sẽ có các chuyên môn như nha khoa, ngoại khoa, thẩm mỹ…
=> Thế giới nghề nghiệp có thể chia thành hàng trăm nghề khác nhau.
5. Lĩnh vực là gì? Khái niệm lĩnh vực được hiểu như thế nào?
Lĩnh vực là một đơn vị phân loại nghề ở mức độ khái quát nhất. Nó là tập hợp những nhóm ngành có đối tượng nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau.
Thế giới nghề nghiệp chia làm bốn lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội, văn hóa nghệ thuật và tổng hợp.
- Lĩnh vực xã hội: Đối tượng của các ngành trong lĩnh vực xã hội là con người. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất bình thường trở lên, phản ứng nhanh; Tính cách hòa đồng, giầu tình thương… Kỹ năng giao tiếp, tự chủ, biểu đạt tốt…
- Lĩnh vực tự nhiên: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tự nhiện là các dấu hiệu, là các kỹ thuật hoặc thiên nhiên. Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tay & mắt tinh khéo, tập trung chú ý cao; Tính cách thận trọng, tỉ mỉ, nguyên tắc…; Kỹ năng tính toán, quan sát, tưởng tượng tốt …
- Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là cái đẹp. Lĩnh vực này cần những người lao động giầu cảm xúc, có óc thẩm mỹ, sáng tạo cao…
- Lĩnh vực tổng hợp: Đối tượng của các ngành nghề trên lĩnh vực tổng hợp là đa dạng. Có thể là người kết hợp với người, với dấu hiệu hoặc với cả thiên nhiên… Lĩnh vực này cần những người lao động có thể chất tốt, tính cách tự tin, năng động, dũng cảm , đa tài…
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Định hướng nghề nghiệp phù hợp theo tính cách
Định hướng nghề nghiệp: chọn nghề theo sở thích hay xu hướng?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 34
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công