Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học Nhiếp ảnh ra trường làm gì?
Hiện nay, ngành Nhiếp ảnh được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tính chất của ngành này. Dưới đây là những thông tin cần biết về ngành Nhiếp ảnh giúp các bạn lựa chọn ngành học một cách đúng đắn nhất.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh (Mã ngành: 7210301) là một ngành liên quan đến nghệ thuật mà ở đó người chụp ảnh sẽ sử dụng những dạng thiết bị để ghi lại những hình ảnh của một vật thể nào đó. Quá trình được thực hiện bởi các thiết bị cơ học, hóa học hoặc những loại máy kỹ thuật số như máy quay hay máy chụp hình. Những người làm về lĩnh vực chụp hình gọi là nhiếp ảnh gia giúp ghi lại một phần hình ảnh trong cuộc sống. Hiện nay, nhiếp ảnh gia còn được đào tạo thêm về phần chỉnh sửa ảnh, hậu kỳ nên để tạo nên bức ảnh đẹp ghi lại từng khoảnh khắc sẽ dễ dàng hơn.
Chương trình đào tạo ngành Nhiếp ảnh trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng về nhiếp ảnh để có năng lực thực hành các dịch vụ nhiếp ảnh như Studio, quảng cáo, in ấn, các bước xử lý kỹ thuật cần thiết khi chụp ảnh...
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được học các môn như: Nhiếp ảnh kỹ thuật số, Lịch sử nhiếp ảnh Việt nam và Thế giới, Ống kính, Đèn flash, Ảnh phong cảnh, Ảnh kiến trúc, Ảnh macro, Ảnh chân dung studio, Ảnh quảng cáo, Ảnh thể thao… Có kỹ năng để xử lý các kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh với các thể loại khác nhau như ảnh quảng cáo, ảnh kiến trúc, ảnh thể thao… đặc biệt là ngôn ngữ sáng tạo của nhiếp ảnh.
2. Các trường đào tạo ngành Nhiếp ảnh
Hướng nghiệp GPO xin giới thiệu với các bạn về 2 trường đang tào tạo ngành học này đó là:
3. Các khối xét tuyển ngành Nhiếp ảnh
- S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
- S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
- R07 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
- R08 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
- R09 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên)
- R17 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội)
4. Chương trình đào tạo ngành Nhiếp ảnh
(Đang cập nhật)
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Nhiếp ảnh sau khi tốt nghiệp
Tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh, bạn có thể làm việc tại những vị trí sau:
- Phóng viên ảnh: Đây là vị trí được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, công việc của những phóng viên ảnh chính là chụp ảnh tin bài, minh họa cho bài báo. Những phóng viên ảnh sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến ảnh cho cả một tổ phóng viên
- Người chụp ảnh nghệ thuật:
- Những người chụp ảnh nghệ thuật thường chuyên về chụp ảnh những cảnh đẹp, những vấn đề họ quan tâm. Họ có những bức ảnh đẹp được dùng trong những việc triển lãm, được dùng vào việc in sách, bao bì…
- Chụp ảnh chân dung: nhiếp ảnh gia sẽ chụp ảnh dịch vụ tại những studio ảnh nghệ thuật, ảnh cưới với nhiều tính chất khác nhau.
- Chụp ảnh khoa học: Đây là lĩnh vực mà những nhiếp ảnh gia luôn quan tâm đến vấn đề khoa học, để chụp được lĩnh vực này họ cần tới những dụng cụ riêng biệt như các loại ống kính có tầm nhìn xa, dụng cụ chụp qua kính hiển vi…
- Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo: Những người nhiếp ảnh có thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, có khả năng sáng tạo và đưa ra những sáng kiến mới mẻ. Phần lớn công việc của họ là tập trung vào những việc giàn dựng hình ảnh, đây là kết quả của trí tưởng tượng phong phú cùng với mục đích rõ ràng.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Nhiếp ảnh. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1517
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1782
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1041
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1535
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1315
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1409
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1989
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3070
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4281
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công