Ngành Quan hệ lao động là gì? Học ngành Quan hệ lao động ra trường làm gì?
Ngành Quan hệ lao động là lĩnh vực liên quan đến quản trị nhân lực, công đoàn, về luật lao động và kinh tế lao động. Cụ thể hơn, đây là ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý nhân sự, tham gia tổ chức các hoạt động công đoàn và giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong công ty, doanh nghiệp.
Nếu bạn đã thấy ngành học Quan hệ lao động phù hợp với bản thân và bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Quan hệ lao động
Ngành Quan hệ lao động (Mã ngành là 7340408) là ngành đào tạo về các lĩnh vực quan hệ về lao động và những nhà quản trị hoạt động hay công đoàn. Ngành học này giúp xử lý tốt các quan hệ xã hội, quan hệ quần chúng, đồng nghiệp, các kỹ năng về tổ chức lực lượng quần chúng lao động, phương pháp phân tích, đánh giá, quyết định vấn đề có liên quan trong ứng xử với người lao động và trong đoàn thể.
2. Các trường đào tạo ngành Quan hệ lao động
Quan hệ lao động là ngành tương đối mới trong những năm gần đây, cho nên hiện chỉ có 2 trường đào tạo ngành học này, đó là:
● Đại học Tôn Đức Thắng
● Đại học Công Đoàn
3. Các khối xét tuyển ngành Quan hệ lao động
Ngành Quan hệ lao động gồm các tổ hợp môn xét tuyển dưới đây:
● A00 (Toán - Lý - Hóa)
● A01 (Toán - Lý - Anh)
● D01 (Toán - Anh - Văn)
4. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quan hệ lao động trong bài viết dưới đây.
I | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
I.1. | Học phần bắt buộc (không kể GDTC,GDQP) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp1) |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp2) |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Anh văn cơ bản I |
6 | Anh văn cơ bản II |
7 | Anh văn cơ bản III |
8 | Toán cao cấp C1 |
9 | Toán cao cấp C2 |
10 | Tin học đại cương |
11 | Lý thuyết Xác suất và thống kê toán |
12 | Pháp luật đại cương |
13 | Giáo dục thể chất |
14 | Giáo dục quốc phòng |
I.2. | Học phần tự chọn |
15 | Soạn thảo văn bản |
16 | Logic học |
17 | Văn hóa doanh nghiệp |
18 | Xã hội học đại cương |
19 | Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam |
20 | Tâm lý học đại cương |
II | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
II.1. | Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành |
II.1.1. | Kiến thức bắt buộc |
21 | Kinh tế vi mô |
22 | Kinh tế vĩ mô |
23 | Marketing căn bản |
24 | Kinh tế lượng |
25 | Nguyên lý kế toán |
26 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
27 | Tài chính - Tiền tệ |
II.1.2. | Kiến thức tự chọn |
28 | Tâm lý học lao động |
II.2. | Kiến thức ngành |
II.2.1. | Kiến thức bắt buộc |
29 | Nguyên lý quan hệ lao động |
30 | Chiến lược quan hệ lao động |
31 | Quan hệ đối tác xã hội |
32 | Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động |
33 | Giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình công |
34 | Quản trị nhân lực 1 |
35 | Đối thoại xã hội |
II.2.2. | Kiến thức tự chọn |
36 | Quản trị học |
37 | Kinh tế nguồn nhân lực |
38 | Tổ chức lao động khoa học và định mức lao động |
39 | Thống kê lao động |
40 | Lập và quản lý dự án đầu tư |
41 | Kinh tế phát triển |
42 | Quan hệ công chúng |
43 | Dân số và phát triển |
44 | Bảo hộ lao động |
45 | Hành vi tổ chức |
46 | Kỹ năng áp dụng pháp luật |
47 | Lịch sử phong trào công nhân, công đoàn thế giới & Việt Nam |
48 | Luật lao động và Luật Công đoàn |
49 | Kỹ năng giao tiếp |
50 | Khoa học quản lý |
51 | Thực tập môn học |
II.2.3 | Kiến thức bổ trợ |
52 | Tin học ứng dụng |
53 | Anh văn chuyên ngành |
III | THỰC TẬP TỐT NGHIỆP |
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, hoặc | |
- HỌC VÀ THI MỘT SỐ HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN |
Theo Đại học Công Đoàn
5. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ lao động, với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, bạn dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp với công việc chính là bảo vệ quyền lợi người lao động, điều hành nhân sự trong công ty, doanh nghiệp hay thử sức ở chuyên viên quan hệ công chúng, giải quyết tranh chấp lao động... Cụ thể, bạn sẽ đảm nhận các vị trí sau:
- Phụ trách Quan hệ lao động trong tổ chức phi chính phủ, đảm nhiệm vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước về lao động như Sở LĐTB&XH, BHXH Nhà nước.
- Làm giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự giúp tổ chức, quản lý về bộ máy cán bộ trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
- Trưởng phòng quan hệ công chúng: Phụ trách quan hệ công chúng, quảng cáo truyền thông của công ty và quản lý phòng ban có liên quan.
- Chủ tịch công đoàn của công ty, Ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn: Phụ trách những vấn đề liên quan đến công đoàn của công ty.
- Chuyên viên nghiên cứu lao động cho các các trường học, viện, đại học và các trung tâm đào tạo ngành nghề, việc làm.
- Chuyên viên tư vấn nghiên cứu các dự án về lao động, quan hệ công chúng, công đoàn, xã hội.
- Chuyên viên thương lượng, đàm phán và chuyên xử lý các vấn đề về tranh chấp, bất đồng xã hội, công đoàn tại các công ty, doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, bạn còn có thể đảm nhận vị trí tiền lương và phúc lợi, sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý hợp đồng hay văn thư tại bộ phận nhân sự ở các công ty, doanh nghiệp.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Quan hệ lao động. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Hương Giang
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1468
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 989
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1479
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1260
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1361
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1927
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2980
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4172
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công