Nghề giáo viên có còn Hot không- Tố chất cần có là gì?
Học sư phạm đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi nhất hiện nay về đầu ra của ngành này. Ít nhất kể từ 10 năm trở lại đây các học sinh hầu hết ở mọi nơi đều rất ái ngại trong việc chọn học sư phạm dù cho có đam mê và hoài bão. Vậy hướng đi nào cho ngành nghề giáo viên hiện nay và tương lai? Tố chất của một người làm nghề giáo là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Thực trạng ngành sư phạm hiện nay
Theo như tình trạng hiện nay, đối với ngành sư phạm dường như đang có xu hướng cung nhiều hơn cầu. Dù cho hàng năm đã có nhiều chỉ tiêu đưa xuống nhằm giảm mạnh nguồn cung xong số chỉ tiêu đào tạo của ngành nhưng số lượng sinh viên sau khi ra trường đông hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế.
Trong khi đó việc tuyển dụng ở các địa phương hiện nay vẫn do các sở nội vụ quyết định cho nên ngành giáo dục rơi vào thế khá bị động trong việc dùng người. Gây ra sự mất cân bằng giữa thiếu và thừa giữa các cấp bậc giảng dạy của ngành nhà giáo.
Dù vậy thì mặt bằng chung ngành sư phạm đang thừa nhân lực nhưng mất sự cân bằng.
- Cụ thể là ngành Sư phạm Việt Nam đang đứng trước tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu.
- Một số thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy cả nước hiện đang thừa khoảng 27.000 giáo viên bậc THCS.
- Tuy nhiên, lại thiếu hơn 45.000 giáo viên ở bậc học mầm non.
- Ở giai đoạn từ năm 2000 – 2017, hệ thống những trường có đào tạo giáo viên lên đến hơn 100 trường. Trong đó chỉ có một phần nhỏ thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT, số còn lại trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, những Bộ, ngành khác và hệ thống trường ngoài công lập.
Điều này khiến Bộ GD&ĐT khó mà quản lý được kể cả chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đào tạo. Gây ra tình trạng có nơi thừa và có nơi lại thiếu giáo viên gây ra sự mất cân bằng.
Ngành Sư phạm trong tương lai sẽ như thế nào?
Dù thực trạng đang là thừa nhân lực ngành sư phạm nhưng nếu biết cách phân bổ hợp lý thì việc thừa sẽ được điều phối hợp lý. Cụ thể theo Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã cho biết:
“Riêng ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, việc giao chỉ tiêu còn dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương. Như vậy trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”.
Điều này cho thấy, sư phạm vẫn luôn là nút mở hấp dẫn sinh viên có đam mê và hoài bão với nghề giáo trong tương lai. Đứng trước thực trạng này, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có sự thay đổi về phương thức tuyển sinh đầu vào ngành Sư phạm.
- Theo đó, học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào các trường đại học sư phạm.
- Bộ GDĐT cũng sẽ quy định điểm chuẩn đối với ngành này thay vì để các trường tự xác định.
- Rà soát đội ngũ của từng địa phương, từ đó đưa ra con số chính xác về nhu cầu sử dụng, tuyển dụng giáo viên trong tương lai.
- Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản đề nghị các địa phương chỉ đạo các sở GD-ĐT cùng phối hợp sở nội vụ rà soát, tính toán nhu cầu đội ngũ giáo viên theo môn học, theo cấp học phù hợp với lộ trình đổi mới chương trình phổ thông mới.
- Bộ sẽ giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo sư phạm, đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng.
- Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng có công văn gửi các trường sư phạm cùng phối hợp với các sở GD-ĐT để xác định chỉ tiêu theo đúng yêu cầu của chương trình phổ thông mới.
Việc siết chặt chỉ tiêu đầu vào này ngoài việc điều độ lại được nguồn cung cầu còn giúp cho các em học sinh có thể định hướng đúng đắn hơn cho nghề và theo đuổi đam mê, tìm được việc làm phù hợp năng lực chuyên môn trong.
Những tố chất cần có của người làm giáo viên là gì?
Cần có lòng cảm thông và bao dung
Một người giáo viên, một người đưa đò chỉ hướng và dẫn dắt cho hàng ngàn thế hệ không hề là một công việc đơn giản. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy, tư cách của một giáo viên cũng phải được đánh giá cao nhất trong tất cả các nghề.
- Phải biết kiên nhẫn với mọi học trò của mình.
- Cần đặt mình vào bản thân mỗi em học sinh để biết chúng đang nghĩ gì? Muốn gì? Cảm thấy thế nào?
- Phải biết học sinh của mình thuộc nhóm người thế nào, thế mạnh là gì? Điểm yếu là gì để thay đổi phương pháp dạy đúng đắn.
- Cần phải kiềm chế cái tôi cá nhân và bao dung, tha thứ cho những sai lầm không đáng có của học sinh.
- Quan tâm đến từng học sinh bằng cả tấm lòng và trái tim của một người dẫn dắt.
Cần có đam mê và hoài bão
Làm nghề nhà giáo rất nhiều gian truân khó ai có thể thấu hiểu. Nếu không có đam mê chắc chắn bạn sẽ không theo nghề được. Bởi nghề giáo có thể bạn sẽ phải dạy đi dạy lại một chương trình học cho nhiều lớp, nhiều năm, nhiều thế hệ. Nếu không có sở thích bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn từ bỏ.
Cần có sự kiên trì
Giáo viên tốt sẽ không bao giờ từ bỏ công việc của mình vì đam mê và mong muốn vượt qua khó khăn để hoàn thành sứ mệnh của mình. Sự kiên trì giúp họ coi sự chăm chỉ và chăm sóc học sinh là niềm vui và động lực cho con đường giảng dạy của họ.
Cần sẵn sàng đối mặt với thử thách
hau, học lực khác nhau của hàng ngàn học sinh. Áp lực từ phụ huynh, chỉ tiêu…
Bạn cần duy trì sự tỉnh táo để tập trung vào cả mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn. Giáo viên phải chấp nhận những khó khăn vốn có trong việc dạy học như là một phần của sự nghiệp gắn bó suốt đời.
Sự tận tụy không ngừng ấy có tác động tích cực đến tập thể giáo viên và là món quà vô giá đối với học sinh.
Cần có tinh thần cầu tiến
Đối với một giáo viên giỏi, có tính cầu tiến. Họ sẽ biết cách đào sâu lĩnh vực của mình bằng các hình thức kiểm tra đánh giá, ứng dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến nhất vào bài giảng. Thay đổi phương pháp để hỗ trợ học sinh đạt được hoặc vượt qua sự kỳ vọng.
Giáo viên cũng cần có tinh thần cầu tiến và luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học. Khi sự tận tâm của giáo viên thúc đẩy học sinh đi đến thành công, họ sẽ có thêm động lực để trở lại với sứ mệnh giáo dục của họ.
Cần có sự tìm tòi và thay đổi
Những giáo viên có năng lực chấp nhận sự năng động vốn có của việc giảng dạy trong lớp học và không cố gắng vật lộn với nó. Thay vào việc ngày này qua ngày khác dạy lặp lại một chương trình khiến bản thân chán mà học sinh cũng khó tiếp thu.
Giáo viên giỏi sẽ biết tự tìm cảm hứng, thay đổi và thiết kế lớp học năng động và sáng tạo hơn nhằm đáp ứng nhu cầu học sinh nhiều hơn. Thay vì mệt mỏi và chán nản trong các lớp học họ biết phải làm gì để kết hợp các kỹ năng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực hơn.
Luôn lạc quan và tích cực
Nếu bạn muốn trao đi những cảm hứng tốt nhất dành cho học sinh của mình. muốn đem đến những kiến thức hay nhất, những giá trị nhân văn tốt nhất thì bản thân người giáo viên cần có những tố chất cần thiết cho sự tích cực.
Giáo viên giỏi biết rằng học sinh của họ sẽ chỉ thành công nếu được khuyến khích và kỳ vọng. Chính vì thế bạn phải biết truyền cảm hứng từ chính con người bạn để tạo nên giá trị thực cho học sinh.
Cần có sự linh hoạt tổng hợp
Không có ngày nào giống với ngày nào trong cuộc đời đi dạy của giáo viên. Đôi khi lại là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại. Chính vì thế các nhà giáo dục can đảm phải sẵn sàng linh hoạt khi cần thiết.
- Cần đảm bảo có phương pháp dạy lôi cuốn gây được sự chú ý của học sinh trong tất cả các cuộc thảo luận.
- Có mục tiêu rõ ràng cho bài học giúp học sinh đạt được các mục tiêu cụ thể trong mỗi bài học.
- Kỹ năng kỷ luật hiệu quả thúc đẩy các hành vi tích cực và thay đổi trong lớp học.
- Kỹ năng quản lý lớp học tốt, luôn tạo dựng được thói quen học tập và làm việc hiệu quả, và ý thức tôn trọng tổng thể trong lớp học.
- Giao thiệp tốt với phụ huynh học sinh, thông báo cho họ về những gì đang diễn ra trong lớp học về chương trình giảng dạy, kỷ luật và các vấn đề khác. Các giáo viên này cũng luôn sẵn sàng cho các cuộc gọi điện thoại, các cuộc họp và email.
- Kỳ vọng cao về học sinh và khuyến khích học sinh luôn làm việc ở mức tốt nhất.
- Kiến thức về chương trình giảng dạy cao và nâng cấp mới thường xuyên. Đảm bảo việc giảng dạy của họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó.
- Kiến thức về chuyên môn bao quát và chuyên sâu, nhiệt tình đối với vấn đề họ đang giảng dạy, sẵn sàng đưa ra các câu trả lời về vấn đề học sinh chưa hiểu.
- Đam mê dạy học tạo nên những ảnh hưởng đến cuộc sống của học sinh và hiểu được tác động của họ.
- Có mối quan hệ tốt với học sinh, cần thiết lập các mối quan hệ đáng tin cậy trong lớp học.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Tìm hiểu nguyên tắc và các bước chọn nghề phù hợp
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1776
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4598
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1371
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1525
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2889
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2041
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2161
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4093
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24698
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1749
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công