Danh mục nhóm ngành nghề
Góc cuộc thi
Công việc của những huấn luyện viên nghề nghiệp hoặc cố vấn nghề nghiệp, nhà tư vấn hướng nghiệp là giúp mọi người tìm ra con đường sự nghiệp tối ưu của họ
Cuộc vật lộn về việc định hướng sự nghiệp, về con đường học vấn đã trở thành vấn đề của toàn xã hội.
Mình sẽ kể cho mọi người nghe về một tình yêu...”ngộ” của mình.
Trẻ thơ như những chiếc mầm non mới nhú, trong trí óc chúng là những thứ bay bổng, bay bổng như những đám mây - bay mãi, bay mãi trên những nền trời xanh.
Tôi ngồi phịch xuống bên bãi cỏ, nhắm mắt rõ chặt, tâm hồn lơ tơ mơ khi đó. Theo một bản năng được học của những hình tượng nghề nghiệp trong lớp Lá mầm non.
Ngày nhập học, tôi háo hức và hồi hộp điền vào đơn xin nhập học. Dường như, tôi đã đặt tất cả niềm tin và hy vọng vào con đường mà tôi đã chọn.
Tôi không phải một người giỏi viết, và tôi đã lưỡng lự khá nhiều trước khi quyết định tham gia cuộc thi này, chia sẻ câu chuyện của mình.
Tôi rất cảm ơn bản thân vì đã có dũng khí lựa chọn nghề này, đã đủ kiên định giữ lập trường khi bị ngăn cản. Chợt bên cửa sổ, tôi thấy bà mạnh khỏe, mọi người đều hạnh phúc, vây quanh cô gái mặc áo blouse trắng, cổ đeo ống nghe, mỉm cười với tôi.
Ở đây có ai muốn làm nghề dịch vụ không ...
Dạo gần đây, tôi đang mê mẩn một bộ phim truyền hình mang hơi hướng khoa học viễn tưởng của Hàn Quốc mang tên “Alice”. Bộ phim kể về một tổ chức bí ẩn có khả năng du hành thời gian, đưa những người từ tương lai trở về quá khứ để sửa chữa sai lầm của bản thân cũng như bảo vệ những người mà họ yêu thương.
Tôi tốt nghiệp với chuyên ngành ngôn ngữ Anh - tiếng Anh Khoa học Công nghệ và Kỹ thuật. Nhưng hiện tại tôi đang làm một ngành nghề khác: không phải một phiên dịch, không phải là thông dịch viên. Dưới đây là hành trình tôi chọn nghề.
Mỗi khi đến mùa “tuyển sinh” thì việc lựa chọn nghề nghiệp, trường học bắt đầu trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết
Cứ mỗi năm đến ngày 27/2 - Ngày thầy thuốc Việt Nam, nó lại nhận được rất nhiều lời chúc mừng sinh nhật và đôi khi, cũng có những lời chúc như: “Chúc con mau ăn chóng lớn, sau này trở thành một bác sỹ tương lai.”
Nghề giáo viên mần non
Mần non cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Có thể nói nghề giáo viên mầm non là nghề rất quan trọng, nhưng nghề giáo viên mầm non là gì? Nghề này làm những công việc gì? Thì không phải ai trong chúng ta cũng biết.
Nghề giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non (hay còn gọi là nghề nuôi dạy trẻ) một trong những ngành nghề được nhà nước rất chú trọng đầu tư để có nguồn nhân lực chất lượng, nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo con người. Những giáo viên mầm non vừa là người nuôi dạy trẻ vừa giúp trẻ làm quen với kiến thức bên ngoài.
Ngoài ra, giáo viên mần non còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, thế giới quan và niềm yêu thích học hành của trẻ nhỏ. Điều đặc biệt của nghề này là dù là nhà giáo nhưng họ còn là một bảo mẫu, không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”. Và hơn hết, những người theo đuổi nghề này cần phải có một tình yêu lớn lao với trẻ nhỏ.
Công việc của một giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non là những người chịu trách nhiệm chăm sóc, quản lý và dạy dỗ trẻ khi lên lớp. Tuy nhiên bạn có biết những công việc cụ thể mà các nhà giáo mầm non phải làm hàng ngày là gì không?
- Trước hết, giáo viên mầm non cần phải vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Trực tiếp dạy bé các kiến thức về môi trường xung quanh, chữ viết, toán học, thẩm mỹ, âm nhạc, phát triển thể chất, hội họa…
- Giáo viên mầm non trực tiếp dẫn dắt trẻ khám phá thế giới xung quanh
- Giáo viên mầm non trực tiếp dẫn dắt trẻ khám phá thế giới xung quanh
- Rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ, tạo cho trẻ các cơ hội để giao tiếp, tự tin trong các hoạt động và xây dựng tính tự lập.
- Giáo viên mầm non cũng là những người trực tiếp trông trẻ em, cho trẻ ăn, dỗ trẻ ngủ và giúp trẻ làm vệ sinh cá nhân, giải quyết xích mích giữa các trẻ với nhau.
- Lên kế hoạch và thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho các bậc phụ huynh. Chủ động phối hợp với cha mẹ của trẻ để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất.
Ngoài ra những giáo viên mầm non cũng phải không ngừng rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục những mầm xanh tương lai của đất nước.
Yêu cầu của một giáo viên mầm non
Nghề giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải đáp ứng được các yêu cầu về: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Kiến thức và Kỹ năng sư phạm.
Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức đúng tư tưởng chính trị, thực hiện đúng trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước.
- Chấp hành các quy định của ngành của trường và kỷ luật lao động.
- Có đạo đức, nhân cách tốt, lối sống lành mạnh, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
- Trung thực trong công tác, đoàn kết với đồng nghiệp, tận tình phục vụ trẻ.
Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non
- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ lứa tuổi mầm non.
- Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
- Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
- Kiến thức phổ thông về kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Yêu cầu về kỹ năng sư phạm:
- Lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Kỹ năng quản lý lớp học.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, với đồng nghiệp, với phụ huynh và cộng đồng.
Những giáo viên mầm non tương lai sẽ được học tất cả các kiến thức và kỹ năng trên sẽ được trong quá trình đào tạo tại các trường đại học – cao đẳng và tích lũy dần trong quá trình dạy học sau này.
Giáo viên mầm non là một trong những nghề rất quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước ta. Đây là một trong những nghề đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Nếu bạn muốn trở thành một giáo viên mần non, bạn hãy tích lũy thêm những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong cuộc sống để theo đuổi công việc của mình. Career.gpo.vn chúc bạn thành công.
Bài viết khác
Ngành Giáo dục học (Mã ngành: 7140101)(12 lượt xem)
Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc(166 lượt xem)
Ngành Kỹ thuật hàng không(291 lượt xem)
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô(305 lượt xem)
Tìm hiểu về nghề Lễ tân(232 lượt xem)
Tìm hiểu về nghề Trợ lý hành chính(215 lượt xem)
Chiropractor - Bác sĩ chỉnh hình(91 lượt xem)
6 Kỹ năng cần có để trở thành doanh nhân thành đạt(280 lượt xem)
Dietitian - Chuyên gia dinh dưỡng(359 lượt xem)
Người thiết kế video game - Video game designer(175 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đến TP. HCM cao gấp 3 lần đến Hà Nội
- 5 câu hỏi tại sao (5 Whys): Bí quyết thiết lập mục tiêu hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ gấp 21 lần
- Không học thì đi làm... thợ xây, cách giáo dục "ngược đời" của ông bố Trung Quốc gây bão MXH
- Trường ĐH Mở Hà Nội tuyển 3.400 chỉ tiêu đại học chính quy năm 2021
- Xét tuyển tài năng của ĐH Bách khoa Hà Nội: Ngoài đánh giá tư duy còn đòi hỏi trung thực
- Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức đăng ký xét tuyển đại học
- Đại học Sư phạm Hà Nội tăng gần gấp đôi chỉ tiêu
- Ngành Giáo dục học (Mã ngành: 7140101)