Những lưu ý khi chọn nghề - Định hướng đúng tương lai
Những lưu ý khi chọn nghề là điều mà các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhất định phải biết. Bởi lẽ, để chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai phù hợp, bản thân bạn phải cân nhắc và xem xét rất nhiều để đưa ra cho mình quyết định đúng đắn nhất. Trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ chia sẻ một cách đầy đủ nhất về những lưu ý khi chọn nghề để giúp bạn dễ dàng định hướng đúng tương lai của mình.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ TỪ SỚM
Việc chọn nghề cũng chính là chọn tương lai của bản thân mình. Nếu định hướng sai lầm, tương lai của bạn sẽ chông chênh và không vững chắc. Đây cũng chính là lý do vì sao việc định hướng nghề nghiệp từ sớm quan trọng và cần thiết như thế nào.
Khi bắt đầu chọn trường hay chọn nghề học, nhiều bạn chông chênh và thắc mắc rất nhiều: nghề nào phù hợp với tôi? Liệu tương lai tôi có thật sự yêu thích nghề này hay không? Trường hợp này đào tạo nghề tốt chứ?…..
Việc chọn trường và chọn nghề tuy là 2 vấn đề khác nhau. Nhưng thực tế, 2 vấn đề này lại liên quan mật thiết với nhau. Cái này hỗ trợ cái kia và ngược lại. Các bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, trước khi chọn nghề, hãy đánh giá năng lực, bản thân, tính cách và sở thích của mình để có thể lựa chọn cho mình trường học hay ngành nghề phù hợp nhất! Để sau này chúng ta tránh việc hối hận và phải bắt đầu lại từ đầu.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN NGHỀ HỌC SINH CẦN BIẾT
Chọn nghề trước, chọn trường học sau
Như được chia sẻ ở trên, việc chọn nghề và chọn trường tưởng chừng độc lập, nhưng nó lại liên quan mật thiết với nhau. Tốt nhất, thứ tự bạn cần xác định chính là chọn nghề trước, sau đó mới chọn trường học.
Nhiều bạn nghĩ rằng 2 bước này bị trái ngược. Tuy nhiên, theo thực tế cho thấy, nhiều bạn chỉ chọn trường mà thờ ơ với ngành nghề mình học. Nhiều bạn lựa chọn trường học vì nó nổi tiếng, danh giá và có nhiều ngành nghề lựa chọn. Không những vậy, nhiều bạn lại chọn đại trường học và ngành học bởi điểm thi đầu vào thấp…
Những điều này chứng tỏ rằng các bạn đã vô tình đánh mất giá trị, sở thích của bản thân để làm hài lòng cha mẹ hay hài lòng những người khác đang nhìn vào bạn.
Việc chọn nghề trước, chọn trường sau là 2 bước hoàn toàn hợp lý. Nó nhằm đảm bảo trước khi chọn trường, bạn đã xác định được nghề nghiệp mà mình muốn làm. Và đến khi bạn đã biết mình sẽ trở thành ai. Việc chọn trường sẽ không còn quan trọng nữa. Vì dù không được vào một trường danh giá, uy tín, bạn vẫn có thể phát triển bản thân, nghề nghiệp vì bạn có sự yêu thích và đam mê.
Nếu việc chọn nghề khó như vậy, chúng ta làm sao để chọn được nghề nghiệp phù hợp. Tất cả sẽ có trong phần lưu ý khi chọn nghề tiếp theo.
Chọn nghề cần biết cách chọn lọc những tác động tư tưởng và quan điểm của người khác
Tương lai của bạn là do bạn quyết định. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người không nhìn nhận được bản thân mình, cũng như không biết mình phù hợp với điều gì, nghề gì. Trong khi đó, những người xung quan bạn đôi lúc sẽ hiểu bạn hơn. Do đó, bạn cần nhận những lời khuyên và tư vấn từ những người xung quanh.
Tuy nhiên, “9 người 10 ý”, chắc chắn bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và quan điểm khác nhau. Như vậy bạn càng rối hơn đúng không?
Do đó, khi chọn nghề dựa trên lời khuyên hay tư vấn của người khác. Bản thân bạn phải biết cách chọn lọt ý kiến của mọi người. Đối chiếu và so sánh những lời từ vấn đó với bản thân của mình. Từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Một số điều bạn cần tránh:
- Chọn nghề theo “nhãn mác” của trường đại học
- Chọn nghề “nhanh-gọn-lẹ” theo ý kiến của phụ huynh
- Chọn nghề dưới sự áp đặt
- Chọn nghề theo xu hướng, dễ kiếm tiền
- Chọn đại, chọn bừa để đối phó
- Chọn theo định hướng của bạn bè
- Bạn bè chọn học gì, mình học nấy
- Chọn những ngành nghề không hề liên quan đến bản thân mình
- “Hên – xui – may – rủi”
- Khám phá bản thân để quyết định nghề nghiệp phù hợp
Tìm hiểu các ngành nghề xã hội quan tâm nhưng khoan làm gì cả
Khi không biết chọn nghề gì là đúng. Trước hết đừng chọn bừa. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu các ngành nghề đang được quan tâm trong xã hội. Nghề đó như thế nào, môi trường làm việc ra sao, mức lương, chuyên môn, công việc, lộ trình thăng tiến…
Từ đó, hãy lên cho mình danh sách một số ngành nghề bạn nghĩ rằng, nghề đó có một vài % phù hợp với mình.
Lúc này đừng quyết định gì cả. Việc của bạn là chọn lọc ra những nghề có tiềm năng và nhu cầu trong xã hội. Tìm hiểu ngành nghề xã hôi rất quan trọng trong những lưu ý khi chọn nghề.
Khám phá bản thân để quyết định nghề nghiệp phù hợp
Khi đã liệt kê cho mình những ngành nghề triển vọng. Những lưu ý khi chọn nghề tiếp theo bạn cần làm là khám phá bản thân mình.
Thường có bạn chông chênh khi chọn nghề nguyên nhân chủ yếu là không hiểu bản thân mình. Bản thân cũng như một căn phòng, bạn muốn biết thì phải tự mình đi vào và khám phá nó.
Để chọn nghề phù hợp, xuất phát điểm luôn là sự đam mê, yêu thích và sở trường. Vì vậy, khám phá bản thân được coi là hành động cốt lõi trong việc định hướng nghề nghiệp.
Chọn nghề phù hợp với tính cách bản thân
Tính cách là do bản chất. Bạn có thể thay đổi, cải thiện chuyên môn để phù hợp với bản thân. Nhưng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Do đó, bạn cần phải lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, tính cách của mình. Để mỗi ngày làm việc của bạn, là mỗi ngày vui vẻ và phấn hỏi.
Chọn nghề phù hợp với năng lực, khả năng
Nếu khả năng học của bạn bị giới hạn. Hãy chọn những công việc ít phải suy nghĩ. Nếu khả năng của bạn có hạn, hãy lựa chọn những công việc “1 màu” (1 việc làm duy nhất).
Hiện nay, tỷ lệ học sinh lựa chọn nghề nghiệp quá sức rất nhiều. Nguyên nhân chủ ý là do sự áp đặt và định hướng của các bậc phụ huynh nhằm chạy theo thành tích của xã hội. Do đó, sau khi tiếp xúc và học ngành nghề được lựa chọn sẵn. Nhiều bạn cảm thấy bị ngộp thở và áp lực khi việc học không hề đơn giản.
Vì vậy, hãy biết khả năng và đánh đúng năng lực của mình để chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất!
Lựa chọn nghề học phải cân đo đong đếm tài chính – sức khỏe
Nếu bạn có sự yêu thích nhưng sức khỏe không cho phép. Bạn cũng khó mà theo đuổi nghề này đến cùng.
Không những vậy, tài chính của rất quan trọng. Nếu bạn chọn các ngành nghề học yêu cầu chi phí mua dụng cụ học tập tốn kém. Hay vốn dĩ ngành học đó chi phí đã rất cao. Bạn phải cân nhắc về tình hình của mình. Đây quả thật là vấn đề đáng quan tâm.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo Seoulacademy.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP – Dành cho những ai chưa xác định được NGHỀ HỌC & NGHỀ LÀM
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1915
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1413
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1561
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2960
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2096
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2210
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 25391
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1784
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công