Những yêu cầu của ngành Logistics năm 2020
Logistics là một ngành non trẻ, tuy nhiên dịch vụ logistics của Việt Nam được đánh giá là phát triển hơn so với các nước trong khu vực. Các công ty Logistics bắt đầu được thành lập và mở rộng trong 4 - 5 năm trở lại đây, kéo theo nhu cầu việc làm trong ngành này tăng cao. Trong bài viết này Hướng nghiệp GPO sẽ giúp các bạn có một hình dung tổng thể về Logistics và bật mí những yêu cầu của ngành logistics năm 2020 dưới góc độ của một người đang làm việc trong ngành này.
1. Logistics là ngành gì? Logistics có phải một phần của xuất nhập khẩu?
Khái niệm logistics
Logistics là một ngành cung cấp các dịch vụ từ vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, đóng gói hàng hóa, dán nhãn, làm thủ tục thông quan, giao hàng đến tay người dùng cuối cùng. Các công ty logistics sẽ cung cấp một hoặc một số dịch vụ hay những công ty lớn như DHL, Nippon Express, DSV… thường sẽ cung cấp toàn bộ các dịch vụ đưa hàng hóa từ tay nhà sản xuất đến tay người dùng cuối cùng chính là những khách hàng.
Logistics có phải một phần của xuất nhập khẩu?
Có rất nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa hai ngành này và nghĩ logistics là một góc nhỏ xuất nhập khẩu vì vậy Hướng nghiệp GPO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai hoạt động này.
Logistics và xuất nhập khẩu là hai ngành khác nhau tuy nhiên có mối quan hệ mật thiết với nhau, có thể gọi là quan hệ cộng sinh. Xuất nhập khẩu phát triển, kéo theo nhu cầu về vận chuyển hàng hóa hay là các thủ tục thông quan tăng lên, từ đó thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển và không ngừng mở rộng. Chất lượng dịch vụ logistics được cải thiện lại góp phần quan trọng vào sự phát triển của xuất nhập khẩu khi mà tối ưu hóa được thời gian vận chuyển.
Các công ty muốn xuất hay nhập một mặt hàng nào đó đều thông qua một bên trung gian là các công ty logistics thuê phương tiện vận tải vận chuyển nội địa và quốc tế, lưu hàng hóa tại kho, các dịch vụ làm thủ tục thông quan hàng hóa, bên cạnh đó là các hoạt động tại cảng như bốc xếp. Về cơ bản thì ở Việt Nam các công ty logistics sẽ cung cấp một số dịch vụ sau:
• Vận chuyển hàng hóa nội địa: Bao gồm vận chuyển nội địa từ kho người xuất khẩu đến cảng biển hay cảng hàng không, hoặc từ cảng về kho người nhập khẩu. Các công ty có thể có phương tiện vận chuyển hoặc thuê một bên khác có xe đầu kéo, xe container để vận chuyển hàng hóa.
• Vận chuyển hàng hóa quốc tế: các công ty logistics sẽ liên hệ với các hãng tàu hoặc hãng bay là bên có phương tiện vận chuyển quốc tế chở hàng hóa của các công ty xuất nhập khẩu sang nước khác hoặc ngược lại từ nước khác về Việt Nam.
• Vận chuyển hàng hóa ở nước ngoài: sau khi hàng hóa được vận chuyển đến càng nước khác, trong một số trường hợp các công ty logistics cũng sẽ có dịch vụ chở đến kho người mua hay bán ở nước khác.
• Dịch vụ thông quan hàng hóa: để hàng hóa xuất hay nhập cần phải làm việc với phía hải quan, thì các công ty logistics sẽ hỗ trợ làm các dịch vụ khai báo hải quan, kiểm hóa hàng hóa, các thủ tục pháp lý, giấy tờ với phía hải quan của Việt Nam hay hải quan các nước.
• Các dịch vụ làm hàng tại cảng: công ty logistics sẽ hỗ trợ các hoạt động như bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải, đóng gói hàng hóa đưa vào container, niêm phong container, ngoài ra còn có lưu hàng tại kho trước khi thông quan,…
2. Những yêu cầu của ngành logistics:
Nếu bạn muốn trở thành nhân viên trong một công ty logistics thì không thể bỏ qua được những yêu cầu của ngành logistics này, đây đều là những yêu cầu mà mình biết được trong quá trình tìm hiểu và làm việc tại đây.
Yêu cầu thứ nhất của ngành logistics: các kiến thức cơ bản về ngành logistics
Để có thể làm việc trong ngành logistics này hay trước hết là vượt qua vòng phỏng vấn của công ty bạn phải có những tìm hiểu trước về các kiến thức cơ bản, đây là yêu cầu vô cùng quan trọng vì bất kỳ ngành nào cũng có những kiến thức chuyên ngành, sau đây là một vài kiến thức mình đã chuẩn bị trước khi bước vào logistics.
• Kiến thức về Incoterms: nếu như khi học toán bạn phải học bảng cửu chương thì Incoterms chính là một yêu cầu quan trọng trong logistics. Đây là các điều kiện cơ sở giao hàng trong xuất nhập khẩu, quy định trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Ngành logistics cũng cần hiểu rõ incoterms để cung cấp các dịch vụ thích hợp cho từng điều kiện khác nhau.
• Các thuật ngữ chuyên ngành: khi làm trong ngành này sẽ có rất nhiều từ ngữ đặc thù như hàng lẻ, hàng nguyên container,… và các thuật ngữ tiếng Anh như: master bill, house bill, pre-alert,…có rất nhiều từ nữa mà mình cũng không kể được nữa, các bạn tìm hiểu dần dần thôi nha không lại ngợp.
• Kiến thức về khai hải quan: nếu bạn muốn làm về khai báo hải quan nên tìm hiểu về cách khai hải quan điện tử trên phần mềm Ecus, các luồng tờ khai bao gồm luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
• Kiến thức về quy trình xuất và nhập một lô hàng: biết được các hoạt động cơ bản, nắm rõ những công việc cụ thể về đường đi của lô hàng từ nhà kho của người xuất đến nhà kho người nhập và ngược lại.
Ngoài ra còn rất nhiều kiến thức nữa nhưng trước mắt cần hiểu và nắm rõ các kiến thức trên khi vào công ty tùy từng vị trí mà bạn sẽ được đào tạo và hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể.
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tìm hiểu về những kiến thức này:
- Tự học trên mạng, youtube, các trang, hội nhóm facebook liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics.
- Học ở trên trường nếu bạn học về những ngành như logistics, kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế.
- Tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các trung tâm đào tạo.
Yêu cầu thứ hai của ngành logistics: khả năng Tiếng Anh
Tiếng Anh là một công cụ quan trọng trong logistics, như mình đã viết ở trên có rất nhiều thuật ngữ bằng Tiếng Anh.
Tiếng Anh đúng là cần thiết đối với logistics tuy nhiên tùy từng vị trí mà sẽ có những yêu cầu khả năng tiếng Anh khác nhau.
• Đối với nhân viên Sale Logistics và mua hàng: Tiếng Anh yêu cầu trình độ phải giao tiếp thành thạo từ nói đến đọc, viết các email giao dịch với đối tác nước ngoài.
• Nhân viên chứng từ: yêu cầu Tiếng Anh ở mức cơ bản hơn cần đọc hiểu và viết email với khách hàng, đại lý ở nước ngoài, hãng tàu.
• Nhân viên khai báo hải quan, nhân viên hiện trường: yêu cầu Tiếng Anh cơ bản hơn chỉ là các thuật ngữ trên tờ khai hay phần mềm khai báo hải quan.
• Ngoài ra còn một số vị trí như nhân viên kế toán yêu cầu cũng là đọc và viết email bằng tiếng Anh.
Yêu cầu về chứng chỉ Tiếng Anh trong ngành này thì mình nghĩ trừ sale và mua hàng thì chứng chỉ IELTS trên 6.5, với các vị trí khác thì Toeic trên 650 là ổn. Tuy nhiên đây chỉ là một điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng trong CV còn thực tế năng lực Tiếng Anh của bạn mới là điều quan trọng.
Yêu cầu thứ 3 của ngành logistics: khả năng linh hoạt, bình tĩnh xử lý tình huống
Đây là yêu cầu không chỉ đối với ngành logistics mà hầu hết các ngành. Tuy nhiên logistics sẽ có những tình huống đặc thù yêu cầu bạn phải linh hoạt, chuyên nghiệp trong cách xử lý.
Một số tình huống khó khăn mà bạn có thể gặp phải trong ngành này như thông tin trên vận đơn bị sai, tàu không cập cảng được do thời tiết xấu, khai báo Manifest ( bản kê khai hàng hóa trước khi nhập khẩu vào Việt Nam) bị sai,… và còn rất nhiều khó khăn khác.
Mỗi tình huống sẽ có những cách xử lý khác nhau, bạn cần bình tĩnh giải quyết, nên hỏi những người có kinh nghiệm, cố gắng xử lý để hạn chế thiệt hại cho công ty và bản thân bạn.
Sai sót là điều không thể tránh khỏi khi làm việc tuy nhiên cách xử lý của bạn sẽ quyết định rất nhiều đến chặng đường tiếp theo của bạn.
Yêu cầu thứ 4 của ngành logistics: Sự tập trung, cẩn thận, tỉ mỉ
Bạn sẽ phải làm việc trong môi trường áp lực, xử lý nhiều lô hàng cùng một lúc, các giấy tờ, hóa đơn, email gửi cho khách hàng cần sự chính xác đến từng chi tiết để không xảy ra sai sót.
Vì vậy sự tập trung và cẩn thận là điều bạn cần có khi làm trong ngành này, những sai sót tùy từng mức độ sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề, những lỗi nhỏ thì vài trăm đô, có những lỗi lớn thì lên đến vài nghìn đô.
Yêu cầu thứ 5 của ngành logistics: Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc
Trong ngành logistics bạn sẽ phải phụ trách nhiều lô hàng từ xuất đến nhập, làm việc với nhiều bên khác nhau từ khách hàng, hãng tàu, vận chuyển nội địa, đại lý nước ngoài. Các giấy tờ, email gửi cho các bên đều có thời hạn cụ thể vì vậy bạn phải biết cách sắp xếp khối lượng công việc của mình, quản lý thời gian để không bị bỏ lỡ một email, thông báo nào từ các bên, cũng như là hoàn thành đúng hạn các thủ tục.
Mỗi người sẽ có cách sắp xếp thời gian khác nhau, với những bạn hay quên thì nên ghi chú và dán vào chỗ làm việc của mình các thời hạn, học cách lên kế hoạch cho một ngày, ghi cụ thể những công việc cần làm, có nhiều ứng dụng như Google Tasks, Google Keep, Microsoft To Do,.. đều có thể giúp quản lý thời gian.
Tạm kết:
Trên đây là những chia sẻ của mình giải thích về ngành logistics và đưa ra những yêu cầu của ngành logistics năm 2020, hy vọng sẽ giúp các bạn đang quan tâm đến ngành này có một cái nhìn tổng quan về ngành logistics. Nếu các bạn quan tâm hơn đến logistics hãy đề xuất những chủ đề, Hướng nghiệp GPO sẽ ra thêm nhiều bài về ngành này.
Lê Dung
Bài viết khác
Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1336
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2922
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1882
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 1461
Ngành Hóa dược luôn là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học lớn. Lý do là bởi cơ hội việc làm mà ngành này mang lại rất rộng mở và có sự ổn định trong tương lai. Bạn yêu thích hóa dược nhưng băn khoăn không biết ngành hóa dược ra làm gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 5446
Trong xu thế hội nhập với thế giới nói chung, thị trường lao động Việt Nam hiện đăng tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ giải trí trong thời gian gần đây mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ. Vậy, cơ hội đó là gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO theo dõi bài viết sau đây để giúp bạn hiểu thêm...
Xem thêm [+]Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo
Ngày đăng: 22/12/2021 - Lượt xem: 1865
Những giấc mơ bay bổng thường đẹp. Nhưng nếu không thỏa hiệp với các nhu cầu thực tế mà hết mình theo đuổi ước mơ, liệu có lúc nào bạn rơi vào ngõ cụt của sự nghiệp? Hãy để Hướng nghiệp GPO chia sẻ chút bí quyết để bạn nuôi ước mơ nhé.
Xem thêm [+]Học Ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2125
Vốn là một lĩnh vực vô cùng rộng, Quản trị Doanh nghiệp có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà quản trị tương lai đó nha! Cùng tìm hiểu xem đó là những định hướng nào, để rồi chọn cho mình một hướng đi thật phù hợp cho bản thân nhé bạn! Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm khóa học Quản trị Doanh nghiệp nếu thật sự yêu thích ngành...
Xem thêm [+]Học ngành Quảng cáo ra trường làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 1226
Bạn là người luôn có những ý tưởng độc đáo, khát khao sáng tạo và luôn luôn cập nhật những xu hướng mới? Quảng cáo chính là một mảnh đất “màu mỡ” đang chờ bạn khai thác. Vì vậy, học ngành Quảng cáo ra trường làm gì? làm việc ở đâu, cơ hội thăng tiến ra sao? là những câu hỏi mà đa số các bạn đều thắc mắc khi theo đuổi ngành học này....
Xem thêm [+]Học ngành Tâm lý học ra làm gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2057
Từ xa xưa, tâm lý học đã ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống. Trong thời hiện đại, các ứng dụng của ngành Tâm lý học ngày càng được coi trọng nhiều hơn và đây cũng là một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất của khối xã hội. Vậy hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm về ngành nghề thú vị này nhé.
Xem thêm [+]Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 3183
Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Những trường nào đào tạo, công việc cụ thể là gì, mức lương cao không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ hỏi đặc biệt là những bạn sinh viên đang có nhu cầu theo học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có những câu trả lời thỏa đáng nhất.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công