Thẩm định giá - Nghề mới tại Việt Nam
Tài chính là công cụ để điều tiết sự phát triển nền kinh tế. Để xây dựng vững vàng huyết mạch này, các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng cho mình những rào chắn bảo vệ an toàn. Thẩm định giá ra đời giải quyết bài toán thiết lập cán cân định giá tài sản. Thẩm định giá là một nghề mới tại Việt Nam, vì vậy đặt ra rất nhiều thách thức khi bạn muốn theo đuổi ngành này. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Nghề thẩm định giá
Từ một khu chế xuất, một doanh nghiệp đến một chiếc ghế đều có giá. Nhưng là bao nhiêu? Trong nhiều trường hợp, câu trả lời không dễ dàng, mỗi bên liên quan có thể đưa ra các mức giá khác nhau. Người làm công việc thẩm định giá chính là “trọng tài” trong những trường hợp đó.
Thẩm định giá là gì?
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế ( Điều 4-Pháp lệnh giá số 40).
Nghề thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Theo đó, hai loại hình dịch vụ liên quan đến ngành này ra đời:
+ Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước.
+ Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi thị trường bất động sản phát triển.
Thẩm định giá - nghề mới ở Việt Nam
Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisement) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản, tại một thời điểm và một địa điểm nhất định.
Để làm được việc này, ngoài việc xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng tài sản (hình dạng của thửa đất, kích thước của ngôi nhà…) còn phải xem xét các yếu tố rủi ro vô hình (rủi ro gắn với khả năng sinh lời tương lai…) và những yếu tố luật pháp (quyền sở hữu, giấy phép…) ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Thẩm định giá - nghề độc lập
Thẩm định giá là một nghề độc lập trong xã hội tương tự như nghề kế toán, kiểm toán. Thế giới có Ủy ban chuẩn mực thẩm định giá Quốc tế và tại các nước Đông Nam Á có Hiệp hội thẩm định giá ASEAN. Tại Việt Nam, đây là một nghề mới nhưng không phải vì vậy mà nghề này đơn điệu, ngược lại đây chính là cơ hội để bạn có thể phát huy hết khả năng của bản thân. Tùy theo năng lực cá nhân, bạn có thể lựa chọn nhiều địa điểm làm việc và nhiều môi trường khác nhau để tự học hỏi.
Công việc của một nhà thẩm định giá luôn đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Thẩm định giá - nghề nhiều thách thức
Gần với nghề kiểm toán, luật sư, nghề thẩm định giá luôn đòi hỏi tính kiên trì, tính tự tin, sự năng động... cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.
Bạn có thể hình dung thẩm định giá là một công việc rất cụ thể, đòi hỏi tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu. Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…
Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định viên còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc thù của nghề nghiệp:
- Thứ nhất: Tính kỷ luật tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá…
- Thứ hai: Tính trung thực, thẩm định viên không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá...
Chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ không thiếu việc làm
Nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá ở nước ta ngày càng tăng nhanh theo đà tăng trưởng của nền kinh tế thị trường.
Nghề thẩm định giá không hề đơn điệu, bạn có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân bởi có rất nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng như thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội đang ngày càng tăng.
Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc và làm việc ở nhiều môi trường:
- Cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên - Môi trường... Các sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương.
- Các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm...
- Các công ty bảo hiểm, xuất nhập khẩu, xây dựng, tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, ...
Kỹ năng cần thiết của một thẩm định viên
Ngoài những điều kiện cần như: Sử dụng thành thạo Word, Excel, nhân thân rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức về Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Luật Kinh tế… Để có thể tiến những bước xa hơn trong ngành này, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị thêm những kỹ năng để tự hòa nhập với công việc một cách nhanh chóng:
+ Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt: sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng sẽ được nâng lên đáng kể nếu bạn biết cách phát huy hiệu quả chúng. Khả năng làm việc độc lập, tự chủ trong công việc, cách thức phối hợp ăn ý, chặt chẽ với các thành viên trong nhóm. Tự xây dựng cho bản thân kỹ năng này sẽ bổ trợ bạn rất nhiều trong tương lai.
+ Giao tiếp tốt: điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc. Vì bạn luôn phải sẵn sàng đàm phán, thương lượng với đối tác, tham gia thuyết trình trong các cuộc hội họp. Nếu kỹ năng này của bạn chưa vững, nên tranh thủ thời gian để tham gia các khóa học, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
+ Kỹ năng phân tích, lập kế hoạch : để có thể dự đoán được thế mạnh, hạn chế của các loại tài sản hay xu hướng biến động giá trị của tài sản, thì bạn phải có cái đầu sắc sảo, trực giác nhạy bén để phát hiện những chi tiết dù là nhỏ nhất. Từ đó xây dựng những kế hoạch dài hạn tương thích với mục tiêu đặt ra.
Học nghề Thẩm định giá ở đâu?
Hiện tại, hình thức đào tạo bậc đại học về thẩm định giá được tổ chức tại Học viện Tài chính và Trường ĐH Tài chính - Marketing, TP HCM (thuộc Bộ Tài chính), Trường ĐH Kinh tế TP HCM. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng đã thành lập Bộ môn Định giá (trực thuộc Khoa Marketing) và tuyển sinh chuyên ngành Thẩm định giá. Nếu yêu thích nhóm ngành này, hãy kiên trì theo đuổi đến cùng. Để góp phần xây dựng nền kinh tế bền vững cho đất nước, rất cần những nhà thẩm định viên tài ba như bạn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Học Ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 34
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 57
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 161
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 227
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 281
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công