Thế nào là một công việc phù hợp?
Khoa học đã chứng minh rằng: một ngành nghề phù hợp với tính cách bản thân chính là tiền đề cho một cuộc sống ý nghĩa và một sự nghiệp vững chắc. Mỗi sớm mai lên công ty không còn là trò chơi sinh tồn, nếu như bạn tìm thấy hình bóng bản thân trong công việc hiện tại. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Tìm được cái “nghề” dành cho bản thân không hề dễ dàng, nhưng cũng không phải là không tưởng. Đó là khi bạn cảm thấy một sự đồng nhất giữa môi trường văn phòng, công việc được giao, và giá trị cho đi-nhận lại. Ngành nghề càng tương giao với tính cách thì bạn càng làm việc năng suất, kiên cường đón đầu thử thách, tràn đầy động lực và năng lượng để “bonding” với đồng nghiệp. Kết quả là, bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc, và đãi ngộ chính vì thế cũng tăng theo.
Làm sao để biết rằng vị trí đó chính là “chân ái” cho sự nghiệp của bạn? Dưới đây là tập hợp những điều kiện “cần” và “đủ” để đánh giá mức độ phù hợp của công việc, được mô phỏng từ tháp nhu cầu của Abraham Maslow. Hãy cùng ngồi xuống, lấy giấy bút và tìm xem làm thế nào để tìm thấy chân ái cuộc đời mình.
I. Nhu cầu cơ bản
Tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng, một người chỉ có thể khai thác hết tiềm năng bản thân khi họ đã có trong tay những yêu cầu cơ bản trong cuộc sống. Tương tự, trong môi trường làm việc cũng vậy.
1. Nhu cầu vật chất
Môi trường làm việc xung quanh là yếu tố tiên quyết giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái để tập trung làm tốt phần việc của mình. Hãy tự hỏi:
- Bạn thích không gian cá nhân như thế nào? Sôi động, riêng tư, yên tĩnh?
- Bạn có cảm thấy thoải mái khi làm việc với những người hướng ngoại năng nổ?
- Bạn thường tận hưởng cách bài trí không gian như thế nào, từ màu sắc, bố cục, đến bài trí?
2. Nhu cầu xúc cảm
Là những khía cạnh liên quan đến cảm xúc và mối quan hệ, ví dụ như cách bạn tương tác với đồng nghiệp, hay bạn cảm thấy tin tưởng và gắn bó với công ty đến mức độ nào. Dù bạn hướng nội hay hướng ngoại, thích làm việc một mình hay làm việc nhóm, thì mối quan hệ giữa bạn và người xung quanh trong công ty sẽ tác động đến chất lượng công việc của bạn đấy.
- Bao lâu thì bạn bắt chuyện với đồng nghiệp?
- Thường thì bạn muốn cuộc họp kéo dài bao lâu? Và bạn có hứng thú, tích cực đóng góp không?
- Điều gì từ phía đồng nghiệp sẽ làm bạn thấy gắn kết?
3. Nhu cầu tổ chức
Ở tầng thứ 3 này, bạn cần phải đánh giá xem thử một mô hình, doanh nghiệp nào là lý tưởng đối với bạn. Hãy nhìn nhận nhiều khía cạnh khác nhau, từ quy mô, văn hóa, phong cách lãnh đạo, danh tiếng, đến sản phẩm, giá trị cốt lõi, và chỗ đứng trên thị trường.
- Đối với bạn, một lãnh đạo giỏi là người như thế nào? Họ có cần phải có lý tưởng sống giống bạn không?
- Sứ mệnh của công ty có quan trọng với bạn không?
- Bạn mong muốn được phát triển trong một môi trường văn hóa như thế nào?
II. Nhu cầu phát triển
Khi những điều kiện “cần” đã được đáp ứng, chúng ta tiếp tục cân nhắc điều kiện “đủ” để có thể phát triển, nuôi dưỡng con người.
1. Sức khỏe và đời sống
Để đạt được sự cân bằng giữa công việc và đời sống, hãy chủ động quyết định cách bạn sử dụng năng lượng cho một ngày.
- Bạn muốn quản lý bao nhiêu phần trăm kế hoạch công việc mỗi ngày? Cần bao lâu để bạn nghỉ ngơi và sạc năng lượng?
- Bạn thích đi làm và tan ca vào khoảng mấy giờ?
- Bạn cần mức độ linh hoạt trong thời gian biểu bao nhiêu?
2. Trau dồi và thể hiện
Đứng trên đỉnh của tháp nhu cầu là kiến thức, kỹ năng, và trách nhiệm công việc mà bạn muốn đặt ra cho bản thân. Mỗi người có một hạn mức khác nhau – người thì “khô máu” vì đam mê, kẻ lại muốn chạm ngưỡng đủ để qua ngày. Xác định xem bạn cần gì để phát triển bản thân:
- Theo bạn, đâu là thế mạnh của mình?
- Khi nào thì những công việc được giao khiến bạn hứng thú, và khi nào chúng làm bạn mệt mỏi?
- Bạn muốn cải thiện kỹ năng nào? Bạn muốn học được những gì?
4 cách để xác định nhu cầu bản thân
Tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ ít nhiều giúp bạn tìm được công việc, môi trường phù hợp với bản thân. Còn đối với ai vẫn còn mơ hồ, hãy xem qua 4 phương pháp “gỡ rối” giúp bạn định hướng bản thân sau đây:
1. Nhìn lại quá khứ
Nhớ lại xem trước đây bạn đã từng “kinh” qua những vị trí to nhỏ nào, và xem thử bạn thích và ghét điều gì nhất ở chúng. Có kỷ niệm nào đáng nhớ không? Có điều gì làm bạn muốn có cơ hội được tiếp tục phát triển không?
2. Hãy ưu tiên thay vì phân vân
Đôi lúc, bạn nhận ra mình đang đứng giữa ngã ba của lựa chọn. Đừng tham lam ôm đồm hết mọi thứ, xác định xem bạn muốn ưu tiên cái nào, và cái nào bạn sẵn sàng đánh đổi.
3. Tự điều chỉnh công việc
Bạn có thể chủ động thay đổi vai trò của mình để phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Nếu như bạn thích làm L&D (Learning & Development – hỗ trợ và đào tạo nhân viên), mà công việc của bạn tập trung vào thực hành quá nhiều, thì bạn có thể lên kế hoạch chuyển phần việc của mình sang xây dựng tài liệu training cho người khác.
4. Hướng về tương lai gần
Thay vì tỉ mỉ lên kế hoạch dài hạn 5 năm, tém lại một chút, nghĩ xem ngày này năm tới bạn đang làm gì? Có gì mới, có gì cũ? Hoặc là trong vòng 6 tháng nữa, bạn đang ở đâu?
Cũng giống như tình yêu vậy, có người tìm được “tình yêu sét đánh” từ trước khi bước chân vào đại học, có người phải lăn xả nhiều vị trí khác nhau mới biết được chân ái của mình là ai, và cũng có người chấp nhận sống chung với một công việc không phù hợp với mình. Hi vọng rằng, bài viết trên đã soi đường cho những ai đang còn lạc lối trên con đường sự nghiệp của mình.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo jobhopin.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
7 điều cần làm để có công việc phù hợp sau tốt nghiệp
Cách tìm công việc phù hợp nhất cho bạn
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1773
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4587
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1369
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1518
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2885
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2038
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2158
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4089
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24662
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1747
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công