Trường học TP.HCM chuẩn bị đón học sinh trở lại
Với đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM dự kiến mở cửa trường học vào tháng 12, các trường đã sẵn sàng với kịch bản đón học sinh trở lại học trực tiếp. Ngây bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Đang thực hiện sửa chữa trường lớp
TP.HCM đã trưng dụng 1.500 cơ sở giáo dục cho công tác phòng, chống dịch Covid 19. Đến nay, công tác bàn giao cơ sở vật chất để trường học chuẩn bị cho việc mở cửa đón học sinh (HS) trở lại trường đã đi vào giai đoạn hoàn tất. Theo thống kê của Sở GD-ĐT thì chỉ còn khoảng 100 cơ sở giáo dục đang dần kết thúc nhiệm vụ chống dịch để trở về trạng thái bình thường mới. Ngay khi nhận bàn giao, các trường đã nhanh chóng sửa chữa, chỉnh trang cơ sở phòng học để chuẩn bị bước vào giai đoạn tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.
Sẽ ưu tiên học sinh các khối lớp cuối cấp trở lại trường trước - Hướng nghiệp GPO
Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1), cho biết thời gian vừa qua nhà trường được trưng dụng làm điểm tiêm, điểm xét nghiệm Covid-19 và đã nhận bàn giao vào khoảng cuối tháng 10 nên công tác sửa chữa trường lớp đã tiến hành ngay từ thời điểm đó. Theo tiến độ, đến khoảng cuối tháng 11 là hoàn tất, có thể an tâm về cơ sở vật chất và các điều kiện về an toàn để đón HS trở lại. Hiện chỉ còn phụ thuộc vào việc đánh giá tình hình dịch để thực hiện việc mở cửa trường học.
Học sinh TP.HCM từ 12 - 17 tuổi đã được tiêm vắc xin chuẩn bị dự kiến trở lại trường học trực tiếp trong tháng 12 - Hướng nghiệp GPO
Có thể cho học sinh cuối cấp trở lại trường trước
Ông Cao Đức Khoa cũng thông tin dự kiến trình tự nhà trường sẽ cho HS lớp 9 trở lại trường học trực tiếp trước. Hình thức tổ chức là học một buổi, không tổ chức bán trú để theo dõi tình hình cũng như đánh giá sau mỗi tuần để nâng dần số lượng HS tham gia học trực tiếp.
Nếu trung tuần tháng 12 HS trở lại trường, lúc đó đã hoàn tất kiểm tra giữa kỳ và bước vào giai đoạn chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1. Nên thời gian này sẽ dành cho việc củng cố ôn tập những kiến thức đã học trong thời gian học trực tiếp.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Q.3), cũng đưa ra kế hoạch tổ chức đón HS trở lại trường. Do trường có nhiều cổng nên ban giám hiệu tính toán bố trí các HS di chuyển vào một cổng và ra về cổng khác, hạn chế việc tiếp xúc.
Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cũng cho biết dự tính sẽ bắt đầu với HS lớp 12 vì các em cần tận dụng thời gian vàng học trực tiếp để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Giáo viên củng cố, hỗ trợ lại kiến thức đã học và rèn lại nền nếp, ý thức học tập của HS.
Chia ca, kết hợp trực tiếp với trực tuyến
Đề cập đến việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc mở cửa lại trường học, bà Hoàng Thị Hảo, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức), cho biết trường là điểm tiêm và xét nghiệm nên cơ sở vật chất không bị tác động nhiều. Sau khi nhận lại từ cơ quan y tế, trường đã tiến hành chỉnh trang sửa chữa và khoảng giữa tháng 11 sẽ hoàn tất. Trường học đã sẵn sàng và phụ huynh cũng đã sẵn sàng với mong muốn cho con em đi học với thời khóa biểu một buổi.
Qua thăm dò ý kiến phụ huynh, bà Hảo cho biết nhà trường xây dựng kịch bản đi học trở lại để vừa đáp ứng nhu cầu học trực tiếp và đảm bảo các nguyên tắc phòng dịch. Trước hết, HS lớp 12 sẽ đi học trước, sau đó sẽ mở rộng đối tượng ở từng khối lớp.
Theo đó, HS khối 12 của trường sẽ học đủ các buổi sáng và mỗi lớp sẽ chia thành 2 phòng. Còn HS khối 11 và khối 10 không nhất thiết phải học hết các ngày trong tuần mà có thể kết hợp vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến. Khối nào học thứ hai - tư - sáu trực tiếp thì ba - năm - bảy sẽ học trực tuyến và ngược lại. Như vậy đảm bảo mỗi buổi học chỉ có một khối lớp và đủ điều kiện về giãn cách.
Còn về nội dung kiến thức, từ mặt bằng chung của HS, bà Hoàng Thị Hảo cho hay, giáo viên sẽ dành ít nhất 2 tuần đầu để rà soát lại kiến thức đã học trong thời gian học trực tuyến. Việc kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện theo nguyên tắc học đến đâu kiểm tra đến đó, không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ những kiến thức đã học.
Bà Hảo nói thêm, thực tế hiện nay cho thấy sau thời gian học trực tiếp đã xảy ra những tình huống như HS có học nhưng hiểu được một chút và có HS bị nhiễm bệnh, chưa đi học được… Vì vậy, nhà trường đã phân công giáo viên chăm sóc cho từng đối tượng HS cụ thể để các em có thể nắm vững kiến thức cơ bản có thể tiếp tục theo học ở học kỳ 2.
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) đã dự kiến phương án tổ chức dạy học trực tiếp. Lãnh đạo trường này cho hay với số phòng học thực tế, có thể nhà trường phân chia mỗi lớp học thành 2 phòng và bố trí lệch giờ lệch ca.
Sở GD-ĐT TP.HCM xây dựng thời gian dự kiến HS trở lại trường từ ngày 10.12. Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, cho rằng đây là lúc trùng với thời gian ôn tập chuẩn bị kiến thức cho kiểm tra học kỳ 1. Do vậy, nhà trường chia đôi biên chế lớp thành 2 phòng và hoán vị việc tổ chức tiết học. Khi giáo viên tiếp xúc, tương tác, giải đáp, củng cố kiến thức cho nửa lớp này thì nửa HS còn lại của lớp ở phòng bên cạnh sẽ làm bài tập. Thời gian kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện theo khối lớp và bố trí phòng thi tối đa 24 HS nên đảm bảo khoảng cách HS trong thời gian đến trường.
Về việc chuẩn bị cho HS trở lại trường học, hầu hết lãnh đạo các trường đều cho biết đã sẵn sàng về cơ sở vật chất và phương án đảm bảo an toàn trong điều kiện tình hình dịch bệnh ổn định. Đến học kỳ 2, HS có thể thực hiện các hoạt động giáo dục trực tiếp tại trường, nhà trường tăng cường giải pháp phòng chống dịch cũng như thường xuyên lưu ý, nhắc nhở HS bảo vệ bản thân và cộng đồng trong giai đoạn bình thường mới.
Yêu cầu đảm bảo sức khỏe cho học sinh
Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có những yêu cầu về việc đảm bảo sức khỏe của HS trong thời gian học trực tiếp và trực tuyến.
Theo đó, các trường xây dựng kế hoạch và các phương án phòng chống dịch Covid-19 nếu có trường hợp nhiễm tại trường và tổ chức diễn tập trước khi HS đi học trực tiếp trở lại.
Triển khai tự đánh giá theo bộ tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch, thống kê thường xuyên cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS thuộc diện F0, có biện pháp hỗ trợ trong công tác dạy, học, tư vấn về sức khỏe tinh thần.
Khi HS học trực tiếp, theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, nhà trường thực hiện công tác khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và kiểm tra sức khỏe HS. Tổ chức giám sát phát hiện sớm HS nhiễm bệnh trong trường học và chuyển tuyến điều trị kịp thời. Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên, phụ huynh về đặc điểm, cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng chống, cách chăm sóc và theo dõi sức khỏe.
Khi hoạt động bán trú, bữa ăn bán trú được phép tổ chức trở lại, lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn và cơ sở cung cấp thức ăn cho HS, căn tin trong trường phải đảm bảo an toàn theo quy định. Lãnh đạo trường học chịu trách nhiệm trong công tác quản lý căn tin khi HS đi học trực tiếp trở lại. Cụ thể, căn tin không bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ và không rõ hạn sử dụng. Không quảng cáo và kinh doanh nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Nhà trường công khai các đơn vị cung cấp nguyên liệu cho bếp ăn đến phụ huynh HS vào đầu năm học, nếu có thay đổi đơn vị cung cấp thì phải thông báo công khai để cha mẹ HS được biết.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Thùy
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Đổi mới tuyển sinh đại học mà không gây sốc
7 điều cần làm để có công việc phù hợp sau tốt nghiệp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 29
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 55
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 160
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 224
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 204
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 253
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công