Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
VJ và những điều bạn chưa biết
Bên cạnh MC - loại hình dẫn chương trình mà chúng ta thường thấy trong đời sống hàng ngày thì VJ cũng là một thể loại dẫn chương trình khác mà nhiều người chưa biết đến. Vậy để biết VJ là gì? Công việc của một VJ? Quá trình hình thành và phát triển của ngành VJ ở Việt Nam như thế nào. Hãy cùng Career.gpo.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
VJ là gì?
VJ được viết tắt từ 2 từ “Video Jockey”, được hiểu là những người dẫn dắt các video, clip âm nhạc. Thuật ngữ VJ xuất phát từ Dishjocky (DJ) - những người dẫn chương trình âm nhạc trên radio. Trước đây, VJ được biết đến với vai trò là những người giới thiệu các video các ca nhạc trên truyền hình.
VJ là một nhánh trong lĩnh vực MC - dẫn chương trình. Cùng với sự phát triển theo thời gian, vai trò của các VJ cũng ngày càng mở rộng. Không còn chỉ là những người giới thiệu video âm nhạc, họ còn có thể được xem là một phóng viên về mảng âm nhạc, làm việc, tiếp xúc với những nhân vật nổi tiếng.
Một số VJ dày dặn kinh nghiệm còn có khả năng tự biên tập, dàn dựng và tiến hành thực hiện những dự án, chương trình riêng của mình. Ở Việt Nam có những show rất hấp dẫn của các VJ nổi tiếng như Bar Stories của VJ Dustin Nguyễn hay Không Cay Không Về của VJ Thùy Minh.
Quá trình VJ “du nhập” vào Việt Nam
Nếu nói về sự “ra đời” của nghề VJ trên thế giới thì nó đã xuất hiện từ gần 40 năm về trước. Nhưng ở Việt Nam, thì ngành VJ mới chỉ được hình thành và phát triển được gần 20 năm.
Vào thời điểm những năm 9x và đầu 10x, MTV Tôi thích, MTV Theo yêu cầu và MTV m nhạc quốc tế là những chương trình âm nhạc được yêu thích nhất lúc bấy giờ. Đó cũng là những chương trình đưa đến thị trường những người VJ đầu tiên - những người VJ tiên phong trong ngành âm nhac: Thúy Hằng, Thúy Hạnh, Quang Anh và Diễm Quỳnh.
Mặc dù các chương trình âm nhạc đã xuất hiện từ thời điểm đó, nhưng phải đến tận 10 năm sau, các chương trình âm nhạc mới có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có nhiều chương trình âm nhạc hơn. Nổi tiếng nhất bấy giờ phải kể đến MTV Việt Nam, Yan TV.
Đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của hàng loạt VJ nổi tiếng, những người mà đến hiện nay đã gặt được rất nhiều thành công trong lĩnh vực âm nhạc và truyền hình. Những cái tên phải kể đến như Gil Lê, Sĩ Thanh, Issac, Sĩ Thanh, Dustin, Thùy Minh...
Tính đến nay, VJ ngày càng được biết đến nhiều hơn và nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ mọi người, đặc biệt là với giới trẻ. Rất nhiều người đã lựa chọn VJ là điểm xuất phát của mình.
Có một câu hỏi được nhiều người đặt ra rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ, của Internet, ngày càng có ít người xem truyền hình, tv hơn thì liệu nghề VJ có mai một?
Đó là một câu hỏi rất hay, đánh được vào tâm lý của nhiều người. Tuy nhiên, không phải bởi vì internet, công nghệ phát triển mà sẽ khiến ngành VJ đi xuống. Mà ngành truyền thông, giải trí còn tận dụng những sự phát triển ấy để tiếp cận đến gần hợp với tập khán giả của họ.
Sự thật đúng là ngày càng có ít người dành thời gian để xem tv, truyền hình. Nhưng họ lại dành thời gian nhiều hơn với các trang mạng xã hội. Chính vì thế mà, các chương trình âm nhạc nói riêng và các chương trình giải trí nói riêng đang dần dần chuyển hướng đến việc online, trực tuyến. Chương trình 360 độ soi của Kingliive hay Hot trend của Báo thanh niên là những chương trình âm nhạc phong cách mới, nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả.
Thùy Leah
Bài viết khác
- Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao(1261 lượt xem)
- Sức bật ngành sư phạm(875 lượt xem)
- Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?(2693 lượt xem)
- Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam(1773 lượt xem)
- Ngành thiết kế mỹ thuật số - nghệ thuật số ra trường làm gì?(1606 lượt xem)
- Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?(1203 lượt xem)
- Học điện lạnh ra làm gì? Học điện lạnh có tương lai không?(1936 lượt xem)
- Học hóa dược ra làm gì? Ngành học được nhiều bạn trẻ “săn đón”(1397 lượt xem)
- Ngành giải trí - Cơ hội nghề nghiệp trong ngành giải trí(4980 lượt xem)
- Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo(1794 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công