3 điều cần ghi nhớ khi chọn nghề giáo viên
Giáo viên là một nghề cao quý, được ví như "người lái đò thầm lặng" đưa những nhân tài đến với bến bờ tương lai. Thế nhưng nghề giáo cũng có nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi bạn phải có đủ bản lĩnh để vượt qua. Nếu yêu thích và muốn trở thành một giáo viên trong tương lai, bạn hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm qua 3 điều cần ghi nhớ khi chọn nghề giáo.
Bạn mang một trọng trách lớn lao khi chọn nghề cao quý
Bạn là người giáo dục kiến thức cho học sinh
Bất kỳ nghề nghiệp chân chính nào trong xã hội cũng tốt đẹp và đáng quý như nhau. Thế nhưng giáo viên là một trong những nghề cao quý nhất vì trọng trách giáo dục kiến thức và đạo đức cho học sinh. So với những nghề khác, giáo viên có tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơn, đòi hỏi người làm thầy phải thực sự có tâm và có tầm.
Mỗi ngày lên lớp, bạn mang đến những tri thức mới, bổ ích và cần thiết cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc trước khi các em bước vào đời. Vì thế, bạn chính là chiếc cầu nối giữa tri thức nhân loại và thế hệ tài năng tương lai của đất nước.
Bạn không chỉ đơn giản là truyền đạt lại kiến thức trong sách, mà còn là người biến những kiến thức ấy trở nên dễ hiểu nhất có thể, khơi gợi niềm hứng khởi học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi bạn phải thực sự nỗ lực để trở thành một giáo viên giỏi chuyên môn, giỏi kỹ năng sư phạm để giúp việc tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hơn, dễ dàng hơn.
Bạn ảnh hưởng đến tư tưởng, nhân phẩm của học sinh
Đối với nghề giáo viên, bạn làm nhiệm vụ của người dạy dỗ kiến thức nhưng đồng thời cũng là “phụ huynh thứ hai” của các em. Bạn nào đâu chỉ dạy một tác phẩm văn học, dạy một phương trình toán học hay một bài thể dục? Bạn làm nhiệm vụ của một người đi trước, định hướng tư tưởng và giáo dục nhân phẩm để các em trở thành một công dân tốt, một con người tốt trong xã hội.
Dù là học sinh tiểu học, học sinh trung học hay một sinh viên, các em cũng đều trong quá trình lớn lên, cần hoàn thiện mình. Và chính những giá trị tốt đẹp tiếp nhận từ giáo viên sẽ phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, nhân cách của các em.
Một học sinh được giảng dạy bởi một người cô, người thầy tâm lý và thấu hiểu sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong giờ học. Một người thầy hiểu chuyện sẽ tạo nên những học sinh tử tế. Và một người thầy vui vẻ, giàu năng lượng sẽ kích thích niềm đam mê học tập của các em.
Bạn có thực sự yêu nghề không?
Bạn cảm thấy vui khi được đứng trên bục giảng
Trước khi quyết định trở thành một giáo viên ngày ngày đến lớp, bạn cần tự hỏi rằng mình có yêu nghề không? Liệu bạn có thực sự thích thú khi trở thành một cô giáo, một thầy giáo để truyền dạy kiến thức của mình cho các thế hệ học trò? Nếu làm công nhân, bạn có thể không cần yêu nghề, nếu làm nhân viên bán hàng, bạn có thể không cần sự yêu thích. Nhưng giáo viên thì khác, một trong những tiêu chuẩn nghề nghiệp quan trọng nhất của giáo viên, đó chính là sự yêu thích và niềm đam mê. Mặc dù điều này là một tiêu chí vô hình, khó thể đo lường được.
Bất kỳ công việc nào cũng cần đến niềm đam mê và lòng yêu nghề. Bởi chỉ có vui vẻ, hứng thú và yêu thích, bạn mới làm tốt công việc của mình. Chỉ có sự đam mê, một giáo viên dạy Văn mới thường xuyên đọc sách, tìm những ví dụ phù hợp với bài học để minh họa cho học sinh. Chỉ có thực sự yêu thích, một giáo viên dạy tiếng Anh mới tìm kiếm các công cụ tự học tiếng Anh hiệu quả để giới thiệu đến học trò của mình.
Nếu không thực sự yêu thích, mỗi ngày đi dạy của bạn chỉ để làm cho xong việc. Bạn sẽ không thấy hào hứng mỗi khi đứng trên bục giảng giảng bài, tương tác với học sinh. Bạn sẽ chẳng màng học hỏi để nâng cao kiến thức, trình độ của mình. Và bạn cũng sẽ không tìm thấy những khoảnh khắc ý nghĩa khi học trò mình làm tốt một bài văn, giải đúng một bài toán hoặc đơn giản là có những câu hỏi hóc búa.
Bạn có chọn nghề giáo vì hư danh?
So với nhiều nghề khác trong xã hội, nghề giáo được xem là cao quý vì đây là nghề nghiệp xã hội đang cần, là công việc gắn liền với tri thức nhân loại. Xã hội kính nể nghề giáo và dành hẳn một ngày để tôn vinh những “người lái đò thầm lặng”. Đó được xem là sự động viên tinh thần to lớn đối với các thầy cô.
Thế nhưng khi bước vào nghề này, bạn phải tự hỏi rằng mình chọn làm giáo viên vì điều gì? Đừng chọn làm thầy chỉ vì mong nhận được lời chúc tụng vào ngày 20 tháng 11. Cũng đừng chọn làm thầy chỉ để xã hội kính trọng bản thân mình. Bạn hãy chọn nghề trước hết vì tình yêu và khát khao cống hiến cho đời, khát khao giúp một thế hệ học trò trở nên giỏi hơn, ngoan hơn.
Những giá trị vật chất và danh vọng (nếu có) chắc hẳn sẽ tự đến khi bạn làm tốt nhiệm vụ của một người thầy. Bởi vì có một câu nói rất hay “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Đó là lý do mà bạn chỉ cần phấn đấu để làm một người thầy tốt, những điều còn lại ắt sẽ tự đến.
Bạn có đủ dũng cảm để vượt qua những khó khăn của nghề?
Nghề giáo thu nhập không cao như những nghề khác
Nghề nghiệp nào cũng có những khó khăn và những mặt trái riêng, đặc biệt là nghề giáo. Nếu bạn chọn làm giáo viên cho các trường học công lập, bạn phải chấp nhận mức thu nhập không cao so với các nghề khác như kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ...
Lương khởi điểm của những giáo viên trẻ thường chỉ đủ cho cuộc sống sinh hoạt cơ bản, không quá dư dả như một số nghề nghiệp đang hot hiện nay. Vì thế, nếu bạn muốn tìm một công việc lương cao, bạn cần nâng cao trình độ của mình, trở thành một thạc sĩ hoặc tiến sĩ để nhận mức lương tương xứng.
Ngoài ra, nếu muốn có thu nhập tốt, bạn có thể chọn trở thành giáo viên của các trường dân lập, trường chuẩn quốc tế. Những môi trường này có mức học phí cao, nhờ đó thu nhập của giáo viên cũng tốt hơn so với mặt bằng chung.
Những khó khăn trong mối quan hệ với học trò, phụ huynh
Cuối cùng, khi muốn bước chân vào nghề giáo, bạn cần lường trước được những khó khăn đến từ học sinh và phụ huynh. Không ít những cô cậu học trò ở tuổi nổi loạn thường không nghe lời. Không ít những phụ huynh thường xuyên “làm khó” giáo viên, đặc biệt là khi bạn đảm nhận vị trí giáo viên chủ nhiệm.
Do đó, nếu muốn trụ vững với nghề, bạn cần luyện cho mình một tinh thần thép để sẵn sàng đối diện với bất kỳ tình huống nào. Đặc biệt, bạn cần tìm hiểu và lắng nghe để thấu hiểu tâm lý của lứa tuổi học sinh mình đang dạy. Có như thế, bạn mới đưa ra được các giải pháp ứng xử phù hợp nếu gặp phải các tình huống khó xử.
Ngoài ra, những câu chuyện bên lề như thi đua thành tích, môi trường làm việc, mối quan hệ với đồng nghiệp... cũng là điều mà bạn nên lường trước để chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng khi bước vào nghề giáo. Có thể, tiêu chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên không đòi hỏi bạn cần có sự khéo léo như một chuyên viên bán hàng hay một nhân viên marketing. Nhưng chắc chắn, bạn phải trang bị đủ kỹ năng để xử lý những khó khăn luôn chờ sẵn của nghề giáo.
Giáo viên luôn là một nghề nghiệp quan trọng trong xã hội. Nhưng để trở thành một người thầy thực sự, bạn nhất định phải yêu nghề, trở thành một người thầy mẫu mực và sẵn sàng vượt qua mọi vất vả, gian khó.
Đọc thêm: Giáo viên mầm non
An Lê
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công