Học hỏi 14 phong cách làm việc của người Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đạt được những thành tựu nhưu vậy, ngoài ‘bộ óc’ thì văn hóa làm việc của người Nhật cũng là điều đáng để học hỏi. Hãy cùng khám phá văn hóa làm việc của người Nhật cùng Hướng nghiệp GPO nhé!
Học hỏi phong cách làm việc của người Nhật
1. Luôn đúng giờ
Ở Nhật Bản, mọi người đều vô cùng coi trọng và đề cao giá trị của chữ ‘‘kao’’, tức là thể diện, trong đó bao gồm sự tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị trong xã hội, đặc biệt là thể diện của cá nhân trước tập thể hay cộng đồng. Vì vậy, trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, hoặc đến sớm hơn.
Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác và đặc biệt hơn trong công việc, khi đến sớm hơn có thể giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng, tăng hiệu quả công việc.
2. Tăng ca khi làm việc
Điều đặc trưng trong phong cách làm việc của người Nhật chính là mọi người có xu hướng tăng ca, làm thêm mỗi ngày. Người Nhật quan niệm tăng ca là cách thể hiện sự cống hiến cho doanh nghiệp. Đồng thời, chính doanh nghiệp cũng thường dựa vào thời gian làm việc ngắn hay dài để quyết định tăng chức hay bổ nhiệm.
Tuy nhiên, chính thói quen này dẫn tới việc người Nhật gặp quá nhiều áp lực trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động. Tình trạng tự tử hoặc mất sức vì công việc ở Nhật được đánh giá khá nghiêm trọng. Vì thế, chính phủ nước này phải can thiệp bằng cách quy định số giờ làm tối đa cho mỗi người là 52h/tuần. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp chủ động giảm giờ làm cho nhân viên.
3. Tôn trọng quyết định của nhau
Người Nhật đề cao hoạt động làm việc nhóm để tạo nên thành công, dù có thể xảy ra nhiều tranh cãi, bất đồng nhưng giá trị của sự đoàn kết và hợp tác là rất quan trọng. Thành công của người Nhật chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm và họ cũng quan niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự thống nhất, đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm đối với công việc chung.
4. Tôn trọng đối tác
Điều này thể hiện ở cách ăn nói, cư xử và hành động của mỗi người Nhật Bản trong cuộc họp, trao đổi giữa những người đối tác. Khi gặp đối tác, điều đầu tiên người Nhật làm là trao danh thiếp một cách trịnh trọng và không quên dành một lời chào lịch sự nhất. Chính điều này sẽ tạo được rất nhiều cảm tình qua lần gặp đầu tiên mà sau đó cuộc đàm phán, thương quyết công việc sẽ nhận được sự đồng tình cao.
5. Lời xin lỗi và cách tư duy của người Nhật
Người Nhật sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm mà mình gây ra dù vô tình. Đây cũng thể hiện sự sẵn sàng nhận lỗi và sửa sai, thay vì trốn tránh trách nhiệm, họ sẽ có cơ hội học hỏi và cố gắng ở những lần sau.
6. Học tập từ người đi trước
Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước là một trong những phương pháp cải thiện và rèn luyện hiệu quả của người Nhật. Trong các cuộc họp, nếu có ý kiến thì họ sẽ lập tức chia sẻ với những người đi trước để nhận được sự giải thích hay suy luận. Hoặc đối với những góp ý của những bậc tiền bối đi trước, người Nhật luôn tiếp thu với thái độ tôn trọng và cầu thị.
7. Làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc
Tính kỷ luật và nguyên tắc luôn đặt lên trên hàng đầu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là yếu tố quyết định thành công của người Nhật trong sự phát triển kinh tế bền vững.
8. Luôn nỗ lực
Người Nhật được biết đến với đức tính khiêm tốn, đoàn kết, tinh thần kiên trì, cố gắng, nỗ lực không ngừng. Trong công việc, nỗ lực và học hỏi chính là cách để họ phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Khi người Nhật đánh giá ai đó, họ thường dựa vào quá trình làm việc, cống hiến chứ không xét về vẻ bề ngoài.
9. Gắn bó lâu dài với công việc
Khi đã quyết định làm công việc gì, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng hoặc làm cho tới khi nghỉ hưu.
10. Nghỉ phép là điều ít khi xảy ra
Nghỉ phép là điều ít khi xảy ra trong tác phong làm việc và cống hiến của người Nhật. Họ dành toàn tâm, toàn ý cho công việc.
11. Làm ra làm, chơi ra chơi
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống không chỉ cải thiện chất lượng tinh thần, sức khỏe mà còn tăng hiệu quả công việc. Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, bên cạnh đó, họ cũng dành thời gian để thư giãn, giải trí cùng bạn bè, người thân hay một mình.
12. Luôn nói giảm, nói tránh
Người Nhật luôn có xu hướng hạn chế sự đối đầu hay hiềm khích lẫn nhau cả trong lời nói lẫn hành động. Họ sẽ sử dụng những từ ngữ biểu đạt sao cho người nghe có thể dễ dàng chấp nhận và không quá đau buồn, thấy phật lòng.
13. Khẩu hiệu là công cụ để nâng cao tinh thần
Khẩu hiệu được người Nhật dùng để tạo cảm hứng, động lực và nguồn năng lượng tích cực cho hoạt động làm việc và sản xuất. Bên cạnh những lời nhắc nhở, động viên, cả một tập thể sẽ cùng hô vang một khẩu hiệu để tiếp thêm năng lượng cho một ngày làm việc thoải mái.
14. Ăn mặc lịch sự
Ăn mặc lịch sự sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Những đối tác, khách hàng sẽ nhìn vào phong thái và trang phục của nhân viên để đánh giá bộ mặt của công ty đó.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng những thông tin trên sẽ là những thông tin bổ ích cho các bạn. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây hoặc gọi điện tới Hotline: 0942782796.
Quỳnh Nga
Theo Hoctapquocte.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Bài toán gấp giấy của Nhật Bản
Blogger Giang Vũ: “Những điều có thể bạn chưa biết về Đại học ở Nhật Bản”
Bài viết khác
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Ngày đăng: 22/02/2025 - Lượt xem: 20
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Xem thêm [+]Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Ngày đăng: 20/02/2025 - Lượt xem: 75
Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Xem thêm [+]Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 117
Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Xem thêm [+]Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 52
Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Xem thêm [+]3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 40
3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Xem thêm [+]Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 198
Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Xem thêm [+]3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 56
3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]5 ngành học 'cực hot', dự báo tuyển dụng cao nhất trong 5 - 10 năm tới: Sinh viên ra trường có việc làm ngay, lương mới ra trường từ 12 triệu/ tháng
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 97
5 ngành học 'cực hot', dự báo tuyển dụng cao nhất trong 5 - 10 năm tới: Sinh viên ra trường có việc làm ngay, lương mới ra trường từ 12 triệu/ tháng1. Ngành Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence
Xem thêm [+]Lương tối thiểu vùng ở Hà Nội năm 2025 là bao nhiêu?
Ngày đăng: 13/02/2025 - Lượt xem: 161
Lương tối thiểu vùng ở Hà Nội năm 2025 là bao nhiêu?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công