Kỹ sư cầu nối - BrSE
Với xu hướng outsourcing ngày càng tăng cao, nghề Kỹ sư cầu nối (BrSE) được đánh giá là một công việc tiềm năng trong lĩnh vực IT, phần mềm tại Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp Career.gpo.vn tìm hiểu về công việc này qua bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa Kỹ sư cầu nối
Kỹ sư cầu nối hay BrSE (Bridge Software Engineer) được hiểu là những người làm việc trong lĩnh vực IT, và thường là các công ty outsourcing. Phụ trách việc kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, làm sao để hai bên có thể hiểu nhau và làm việc một cách thuận lợi.
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về Kỹ sư cầu nối Nhật Bản chiếm đa số nhu cầu trên thị trường. Tất nhiên là có tồn tại nhu cầu về Kỹ sư cầu nối sử dụng ngôn ngữ khác, nhưng chiếm tỷ lệ không nhiều.
Công việc của kỹ sư cầu nối
Kỹ sư cầu nối là người làm việc trung gian, là cầu nối giữa khách hàng nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế mà họ phụ trách hai công việc chính, thứ nhất là người đại diện cho phía khách hàng, thứ hai là đại diện cho công ty mình.
Có thể trong lần đầu tiên nghe đến định nghĩa kỹ sư cầu nối thì nhiều người cho rằng công việc của họ giống với công việc phiên dịch viên. Nhưng sự thật thì không phải vậy, phiên dịch chỉ là một phần nhỏ trong khối lượng công việc của họ.
Vai trò của kỹ sư cầu nối xuất hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, từ lúc thuyết phục khách hàng cho đến khi sản phẩm hoàn thiện, đến tay khách hàng.
- Liên hệ khách hàng
- Phân tích yêu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch chi tiết
- Lập trình (Dev) và kiểm thử (Tester) và gửi bản nháp tới khách hàng
- Theo dõi và giám sát để đảm bảo đúng tiến độ làm việc
- Đánh giá, báo cáo công việc, liên lạc với khách hàng…
Bên cạnh những công việc trên, kỹ sư cầu nối cũng sẽ phụ trách những công việc mang tính chuyên môn khác. Nhưng để tất cả mọi người có thể hiểu, Career.gpo.vn chỉ mô tả công việc một cách dễ hiểu và tóm tắt nhất.
Những kỹ năng cần thiết đối với kỹ sư cầu nối
Vai trò của kỹ sư cầu nối ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của dự án. Vì bản thân họ chính là Kỹ sư “cầu nối”, nếu cây cầu không tốt thì hai bên sẽ chẳng thể qua sông. Chính vì thế mà trước khi trở thành BrSE, họ phải cải thiện và trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp nhất định.
- Thứ nhất, khả năng ngoại ngữ. Có thể nói đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất. Bởi nếu hai bên chẳng thể hiểu ý nhau, thì dự án sẽ rất dễ đi chệch hướng và gặp nhiều khó khăn. Ngoại ngữ ở đây không chỉ là giao tiếp thông thường mà còn là những từ ngữ chuyên môn, chuyên ngành.
- Thứ hai, khả năng giao tiếp. Kỹ sư cầu nối là người trung gian giữa hai bên. Phải làm sao để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhưng đồng thời đảm bảo được lợi ích, quyền lợi của bên mình. Vì vậy mà nếu thiếu khả năng giao tiếp, sẽ rất dễ xảy ra bất hòa giữa hai bên.
- Thứ ba, kỹ năng lập trình. Không chỉ là phiên dịch viên, kỹ sư cầu nối phải am hiểu về lập trình để quá trình làm việc trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Hướng nghiệp Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích về công việc Kỹ sư cầu nối - một lĩnh vực trong ngành IT mà vẫn còn khá xa lạ với nhiều người.
Thùy Leah
Bài viết khác
Học ngành Đông phương học ra làm gì?
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 2871
Trong nhiều mùa tuyển sinh, Đông phương học là một trong những ngành hot nhất khối ngành xã hội với điểm đầu vào cao "chót vót". Năm nay, Đông phương học một lần nữa gây bất ngờ khi lấy điểm chuẩn tới 29,5 điểm (khối C). Dù vậy, vẫn có nhiều người chưa thể hình dung học ngành này ra thì làm gì. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu...
Xem thêm [+]Học quản trị nhân lực ra làm gì? Cơ hội làm việc thế nào?
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 2985
Học quản trị nhân lực ra làm gì? Đây chắc chắn là băn khoăn của rất nhiều bạn khi chưa hiểu rõ về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành học cũng như công việc tương lai của bạn khi theo học Quản trị nhân lực. Bạn hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo nhé.
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề Trợ lý hành chính
Ngày đăng: 11/01/2021 - Lượt xem: 6164
Nếu bạn quan tâm đến nghề Trợ lý hành chính thì hãy tham khảo bài viết này của GPO để nắm bắt được các thông tin chi tiết về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm [+]6 Kỹ năng cần có để trở thành doanh nhân thành đạt
Ngày đăng: 31/12/2020 - Lượt xem: 16107
Định nghĩa về kinh doanh có thể tập trung vào việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp, nhưng hầu hết các công ty khởi nghiệp phải đóng cửa trong vòng một năm do thiếu vốn, nhu cầu của thị trường không đủ, quản lý tài chính và ra quyết định không hiệu quả. Bối cảnh kinh doanh vẫn luôn cạnh tranh nhưng cũng ngày càng trở nên khó đoán. Vậy...
Xem thêm [+]TOP 5 chứng chỉ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán không thể bỏ qua
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 4715
Chứng chỉ không chỉ là minh chứng cho khả năng, trình độ chuyên môn của bạn mà còn là một trong những điều kiện cần và đủ cho sự nghiệp tương lai. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu TOP 5 chứng chỉ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán mà ai trong ngành cũng mong muốn có được.
Xem thêm [+]Chief Brand Officer – Giám đốc thương hiệu
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 3661
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là biểu tượng của sức mạnh kinh tế văn hóa và là trụ cột trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính điều đó, đã khiến nhu cầu tuyển dụng CBO (Giám đốc thương hiệu) của các doanh nghiệp ngày...
Xem thêm [+]8 kỹ năng không thể thiếu ở một nhân viên trợ lý hành chính
Ngày đăng: 22/10/2020 - Lượt xem: 3197
Nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau có nhu cầu tuyển các ứng viên có kỹ năng trợ lý hành chính. Trợ lý hành chính là một nền tảng của mọi cơ quan, có nhiệm vụ trợ giúp những nhân viên khác trong công việc. Và các kỹ năng cần thiết để quản lý các công việc hành chính cần phải luôn được rèn luyện và phát triển. Trong bài viết này,...
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 5841
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 4457
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]KOLs và Influencer có thực sự khác biệt?
Ngày đăng: 30/07/2020 - Lượt xem: 3451
Theo báo cáo của We are social, Influencer Marketing là một trong những loại hình phát triển nhất trong quảng cáo và dự kiến sẽ trở thành thị trường 5 – 10 tỷ USD vào năm 2020. ..
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công