Ngành Bảo hiểm là gì? Học ngành Bảo hiểm ra trường làm gì?
Ngành Bảo hiểm là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta cùng với ngành Tài chính - ngân hàng, và ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ. Ngành Bảo hiểm ra đời giúp con người giải quyết được những rủi ro không nên có, tạo nên động lực kích thích sự phát triển của những lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Nếu bạn đã thấy ngành học Bảo hiểm phù hợp với bản thân và bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngành học thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm (Mã ngành: 7340204) - tiếng Anh là Insurance ra đời trong nền kinh tế hội nhập, giúp con người có được một sự đảm bảo an toàn nhất về mặt tinh thần và thể xác, bởi vì ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào con người cũng dễ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống và công việc. Ngành Bảo hiểm giúp thực hiện những chính sách vĩ mô về ổn định kinh tế, khả năng kiềm chế lạm phát, giúp cân đối nền kinh tế trong thời đại hội nhập; góp phần to lớn trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn và giúp tiết kiệm được các chi phí về đầu tư.
Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về bảo hiểm, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế giúp nắm chắc các kiến thức lí luận cơ bản về bảo hiểm; hiểu rõ chính sách và các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế), quy trình tham gia bảo hiểm xã hội, nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội, giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội...
2. Các trường đào tạo ngành Bảo hiểm
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Sơn Tây)
Khu vực miền Nam
- Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở 2 Tp.HCM
3. Các khối xét tuyển ngành Bảo hiểm
4. Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm
Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM để các bạn tham khảo:
Kiến thức giáo dục đại cương | |
1 | Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin |
2 | Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Ngoại ngữ (Phần 1 và 2) |
5 | Toán cao cấp |
6 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Tin học đại cương |
9 | Tối ưu hóa |
10 | Kinh tế quốc tế |
11 | Quản trị học |
12 | Kinh tế phát triển |
Kiến thức cơ sở khối ngành | |
13 | Kinh tế vi mô I |
14 | Kinh tế vĩ mô I |
Các học phần tự chọn đại cương | |
15 | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
Marketing căn bản | |
Nguyên lý kế toán | |
16 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
Lý thuyết tài chính tiền tệ | |
Luật lao động | |
Kiến thức cơ sở ngành | |
17 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
18 | Nguyên lý kế toán |
19 | Luật kinh tế |
20 | Kinh tế lượng |
Kiến thức ngành | |
21 | Tài chính doanh nghiệp I |
22 | Tài chính quốc tế |
23 | Nghiệp vụ ngân hàng I |
24 | Thị trường tài chính |
25 | Tài chính công I |
26 | Thuế |
27 | Nguyên lý và thực hành bảo hiểm |
28 | Thanh toán quốc tế I |
29 | Toán tài chính |
Kiến thức bổ trợ | |
30 | Kế toán tài chính |
31 | Kiểm toán |
Kế toán chi phí | |
Đầu tư công | |
32 | Ngân hàng trung ương |
Tài chính hành vi | |
Quản trị doanh nghiệp | |
33 | Ngoại ngữ chuyên ngành |
Kiến thức chuyên ngành | |
34 | Bảo hiểm hàng hải |
35 | Bảo hiểm phi hàng hải |
36 | Bảo hiểm nhân thọ |
37 | Tái bảo hiểm |
38 | Tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm |
39 | Quản lý tài chính – kế toán doanh nghiệp bảo hiểm |
40 | Định phí sản phẩm bảo hiểm |
An sinh và bảo hiểm xã hội | |
41 | Báo cáo ngoại khóa |
Thực tập và tốt nghiệp |
5. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp
Học ngành Bảo hiểm có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan năng lực của từng sinh viên. Việc làm thì không thiếu nhưng còn xem năng lực của người tìm việc có đáp ứng được hay không. Thực tế, Bảo hiểm là ngành khá mới mẻ nên được nhiều thí sinh quan tâm trong thời gian gần đây, do đó, cơ hội của ngành Bảo hiểm Việt Nam khi ra trường là rất lớn.
Sinh viên sau khi ra trường sẽ có cơ hội được làm việc ở những vị trí sau:
- Nhà nghiên cứu Bảo hiểm: Am hiểu về kinh tế và Bảo hiểm, được làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu về kinh tế - tài chính. Giúp nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin, khảo sát tại các doanh nghiệp, hay tham gia giảng dạy, đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học.
- Cán bộ quản lý tài chính của công ty Bảo hiểm: Phụ trách kế toán, phân tích hoạch định tài chính, quản lý tài sản Bảo hiểm của công ty, doanh nghiệp.
- Cán bộ định phí: Đây là công việc khó nhất đòi hỏi cao về năng lực và trí tuệ của người làm. Công việc chính là tính giá phí của các dịch vụ Bảo hiểm, xác định chiến lược đầu tư, thống kê rủi ro,..
- Cán bộ đàm phán và ký kết hợp đồng: Có trách nhiệm nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng và thị trường, sau đó tiếp xúc trực tiếp với đối phương để ký kết hợp đồng Bảo hiểm.
- Cán bộ phân tích, đánh giá rủi ro: Trong quá trình mua Bảo hiểm, công ty sẽ tiến hàng kiểm tra, thu thập thông tin và sàng lọc những đơn nên cấp và không nên cấp cho khách hàng.
- Cán bộ giám định, bồi thường thiệt hại: Khi làm công việc này bạn sẽ có mặt kịp thời khi khách hàng gặp sự cố, tiến hành giúp đỡ và xác minh chính xác mức độ thiệt hại. Sau đó, sẽ đưa ra được mức chi phí phù hợp để đền bù cho người bị nạn.
- Cán bộ quản lý danh mục đầu tư: Giúp đầu tư tài chính nhằm mang đến lợi nhuận cao cho công ty Bảo hiểm. Cụ thể, họ sẽ phân tích các lĩnh vực nên tiến hành đầu tư, các kênh hay các bất động sản nhằm mang đến lợi ích cho công ty.
- Cán bộ tái Bảo hiểm: Thực hiện công việc chuyển nhượng hợp đồng Bảo hiểm đã có hiệu lực cho các công ty Bảo hiểm hay người tái Bảo hiểm khác.
- Cán bộ nhà nước về Bảo hiểm: Giúp đảm bảo cho các hoạt động của công ty được tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước.
- Chuyên gia môi giới và tư vấn Bảo hiểm: Môi giới và tư vấn cho khách hàng về các kế hoạch tham gia Bảo hiểm. Khi hợp đồng được ký kết, người môi giới và tư vấn sẽ nhận được thù lao, hoa hồng từ công ty Bảo hiểm.
- Cán bộ phát triển Bảo hiểm: Sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu của người dùng để tiến hành thiết kế các sản phẩm Bảo hiểm mới, phù hợp với xu thế ngày càng phát triển của con người.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Bảo hiểm. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Hương Giang
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
[CG - Trần Thu Hằng] Tư vấn bảo hiểm
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1517
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1781
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1041
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1534
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1314
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1409
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1989
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3070
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4281
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công