Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc là gì? Học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ra làm gì?
Chắc hẳn không còn ai xa lạ về Hàn Quốc phải không nào? Nếu bạn là một fan Kpop hay các bộ phim tình cảm Hàn Quốc, chắc hẳn bạn sẽ mong muốn được đặt chân đến “đất nước củ sâm”. Bạn biết không, đất nước Hàn Quốc nổi tiếng với việc xuất khẩu văn hóa, có thể thấy nền công nghiệp giải trí đã góp phần đưa đất nước này trở thành “con rồng Châu Á”. Bên cạnh đó, những thương hiệu nổi tiếng từ Hàn Quốc như Samsung, LG đã dành sự ưu ái khi đầu tư vào Việt Nam, điều này đã tạo nên rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Vì vậy, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc luôn là một ngành ngôn ngữ “hot” trong suốt bao năm qua.
Nếu bạn là một người yêu thích ngôn ngữ nhưng đang phân vân không biết chọn ngành nào thì hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé. Hướng nghiệp GPO sẵn sàng cùng bạn giải đáp những thắc mắc về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và cùng bạn lựa chọn cho ngành học phù hợp.
1. Giới thiệu chung về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc (mã ngành 7220210) là ngành học đào tạo cử nhân có kiến thức vững chắc về ngôn ngữ đang theo học, cũng như hiểu rõ về nền văn hóa Hàn Quốc. Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc cũng trang bị cho sinh viên theo học những kĩ năng về những lĩnh vực ngành nghề khác nhau như du lịch, thương mại, kinh tế…giúp sinh viên sau khi ra trường dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc.
2. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc:
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc để các bạn tham khảo:
- Khu vực miền Bắc:
- Khu vực miền Trung - Tây Nguyên:
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế |
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng |
- Khu vực miền Nam:
3. Các khối xét tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
I |
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 |
Tin học cơ sở 2 |
6 |
Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 |
Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 |
Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 |
Giáo dục thể chất |
10 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 |
Kỹ năng bổ trợ |
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 |
Địa lý đại cương |
13 |
Môi trường và phát triển |
14 |
Thống kê cho khoa học xã hội |
15 |
Toán cao cấp |
16 |
Xác suất thống kê |
III |
Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 |
Bắt buộc |
17 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 |
Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 |
Tự chọn |
19 |
Tiếng Việt thực hành |
20 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 |
Logic học đại cương |
22 |
Tư duy phê phán |
23 |
Cảm thụ nghệ thuật |
24 |
Lịch sử văn minh thế giới |
25 |
Văn hóa các nước ASEAN |
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 |
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 |
Bắt buộc |
26 |
Ngôn ngữ học tiếng Hàn 1 |
27 |
Ngôn ngữ học tiếng Hàn 2 |
28 |
Đất nước học Hàn Quốc 1 |
29 |
Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 |
Tự chọn |
30 |
Ngữ dụng học tiếng Hàn |
31 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
32 |
Hình thái học tiếng Hàn |
33 |
Hán tự tiếng Hàn |
34 |
Ngôn ngữ học xã hội |
35 |
Văn học Hàn Quốc 1 |
36 |
Đất nước học Hàn Quốc 2 |
37 |
Văn học Hàn Quốc 2 |
38 |
Văn hóa các nước Châu Á |
IV.2 |
Khối kiến thức tiếng |
39 |
Tiếng Hàn 1A |
40 |
Tiếng Hàn 1B |
41 |
Tiếng Hàn 2A |
42 |
Tiếng Hàn 2B |
43 |
Tiếng Hàn 3A |
44 |
Tiếng Hàn 3B |
45 |
Tiếng Hàn 4A |
46 |
Tiếng Hàn 4B |
47 |
Tiếng Hàn 3C |
48 |
Tiếng Hàn 4C |
V |
Khối kiến thức ngành |
V.1 |
Định hướng chuyên ngànhTiếng Hàn Quốc Phiên dịch |
V.1.1 |
Bắt buộc |
49 |
Lý thuyết dịch |
50 |
Phiên dịch |
51 |
Biên dịch |
52 |
Phiên dịch chuyên ngành |
53 |
Biên dịch chuyên ngành |
54 |
Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch |
V.1.2 |
Tự chọn |
V.1.2.1 |
Các môn học chuyên sâu |
55 |
Dịch nâng cao |
56 |
Phân tích đánh giá bản dịch |
57 |
Dịch văn học |
58 |
Dịch phim Hàn Quốc |
59 |
Dịch văn bản tin tức báo chí |
V.1.2.2 |
Các môn học bổ trợ |
60 |
Tiếng Hàn kinh tế – thương mại |
61 |
Tiếng Hàn tài chính – ngân hàng |
62 |
Tiếng Hàn quản trị – kinh doanh |
63 |
Tiếng Hàn Du lịch- khách sạn |
64 |
Tiếng Hàn y học |
65 |
Tiếng Hàn luật pháp |
66 |
Tiếng Hàn hành chính – văn phòng |
67 |
Tiếng Hàn văn hóa – nghệ thuật |
68 |
Tiếng Hàn kiến trúc – xây dựng |
69 |
Tiếng Hàn công nghệ thông tin |
V.2 |
Định hướng chuyên ngành Hàn Quốc học |
V.2.1 |
Bắt buộc |
70 |
Phiên dịch |
71 |
Biên dịch |
72 |
Lịch sử Hàn Quốc |
73 |
Nhập môn xã hội Hàn Quốc |
74 |
Kinh tế – Chính trị Hàn Quốc |
75 |
Hàn Quốc học 1 |
V.2.2 |
Tự chọn |
V.2.2.1 |
Các môn học chuyên sâu |
76 |
Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc |
77 |
Văn hoá Hàn Quốc và Hanlyu (làn sóng Hàn Quốc) |
78 |
Văn hoá giao tiếp Hàn – Việt |
79 |
Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc |
80 |
Văn học Hàn Quốc |
V.2.2.2 |
Các môn học bổ trợ |
81 |
Nhập môn Luật Hàn Quốc |
82 |
Kĩ năng phân tích và xử lý thông tin |
83 |
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên |
84 |
Nhập môn tiếng Hàn chuyên ngành |
85 |
Hàn Quốc học 2 |
V.3 |
Định hướng chuyên ngành Tiếng Hàn Quốc-Du lịch |
V.3.1 |
Bắt buộc |
86 |
Phiên dịch |
87 |
Biên dịch |
88 |
Tiếng Hàn Du lịch – khách sạn 1 |
89 |
Quản trị kinh doanh lữ hành |
90 |
Quản trị kinh doanh khách sạn |
91 |
Nhập môn khoa học du lịch |
V.3.2 |
Tự chọn |
V.3.2.1 |
Các môn học chuyên sâu |
92 |
Tiếng Hàn du lịch – khách sạn 2 |
93 |
Địa lý văn hoá du lịch Hàn Quốc |
94 |
Kinh tế du lịch Hàn Quốc |
95 |
Tìm hiểu văn hoá truyền thống Hàn Quốc |
96 |
Lịch sử Hàn Quốc |
V.3.2.2 |
Các môn học bổ trợ |
97 |
Chuyên đề nghệ thuật Hàn Quốc |
98 |
Văn hoá kinh doanh Hàn Quốc |
99 |
Tiếng Hàn hành chính – văn phòng |
100 |
Nghiệp vụ khách sạn cơ bản |
101 |
Nghiệp vụ lữ hành |
102 |
Giao tiếp lễ tân |
V.4 |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
103 |
Thực tập |
104 |
Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V |
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp liên doanh Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, đáp ứng đầu ra của các sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các công việc sau:
- Phiên dịch cho các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn liên doanh. Công việc cụ thể là soạn thảo văn bản, dịch thuật tiếng Việt - Hàn Quốc hay Hàn Quốc sang tiếng Việt cho lãnh đạo
- Biên dịch sách, báo, tranh ảnh cho các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, truyện tranh; hay biên dịch tại các công ty cần dịch văn bản, viết văn bản bằng tiếng Hàn.
- Chuyên viên Marketing: Chuyên nghiên cứu về kinh tế, chính trị, đời sống, thương mại ở Hàn Quốc, sau đó viết bài lên website công ty, Quản trị Fanpage, Blog bằng tiếng Hàn Quốc cho công ty, doanh nghiệp.
- Quản lý khách sạn, nhà hàng lễ tân của người Hàn Quốc hay những địa điểm chuyên phục vụ người Hàn Quốc.
- Trợ lý, thư ký: Tham gia đàm phán, kí kết hợp tác, thương lượng giải quyết vấn đề, chủ trì hội nghị cho các lãnh đạo người Hàn Quốc.
- Hướng dẫn viên du lịch tại các khu du lịch có du khách nước ngoài hay làm trong công ty du lịch lớn đón tiếp du khách Hàn Quốc, thực hiện các chuyến du lịch Hàn Quốc.
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm ngoại ngữ đào tạo tiếng Hàn Quốc; hoặc mở lớp dạy thêm cho các sinh viên học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Nguyên Hạnh
Bài viết khác
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Ngày đăng: 22/02/2025 - Lượt xem: 20
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 29
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Xem thêm [+]Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 29
Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Xem thêm [+]Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Ngày đăng: 20/02/2025 - Lượt xem: 76
Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Xem thêm [+]Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 120
Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Xem thêm [+]Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 52
Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Xem thêm [+]3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 40
3 kiểu người sở hữu “quyền lực ngầm” chốn công sở: bạn thuộc kiểu nào?
Xem thêm [+]“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Ngày đăng: 17/02/2025 - Lượt xem: 45
“Im lặng là vàng”: 3 tình huống khi sự im lặng chính là VÀNG RÒNG, thể hiện EQ cao đỉnh chóp
Xem thêm [+]Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 201
Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công