Ngành quan hệ công chúng và truyền thông giống và khác nhau thế nào?
Có rất nhiều bạn trẻ phân vân giữa hai ngành quan hệ công chúng và truyền thông khi chọn trường, chọn khoa, bởi lẽ chúng có nhiều điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, quan hệ công chúng (PR) và truyền thông (Communications) vẫn là hai ngành học khác nhau và do đó, cơ hội việc làm cũng như lộ trình thăng tiến của sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng và truyền thông cũng không giống nhau. Trong bài viết dưới đây, Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn khám phá chi tiết 2 lĩnh vực này nhé!
Quan hệ công chúng là gì?
Quan hệ công chúng – Public Relations là khái niệm để chỉ những hoạt động có hệ thống, có kế hoạch nhằm tạo dựng và củng cố hình ảnh của một thương hiệu/ tổ chức/ người nổi tiếng/ chính khách,… trong con mắt của công chúng. PR chủ yếu sử dụng các kênh của bên thứ ba (báo chí, KOL, người nổi tiếng, chuyên gia có uy tín trong ngành,…) để truyền tải thông điệp một cách khách quan, khiến hình ảnh của thương hiệu tạo nên thiện cảm với công chúng. PR không chỉ giúp xây dựng hình ảnh của brand mà còn giúp thương hiệu có thể cải thiện hình ảnh hoặc thay đổi định vị của mình trong mắt khách hàng, xử lý các sự cố, khủng hoảng đang làm xấu hình ảnh của thương hiệu.
Học quan hệ công chúng ra làm gì?
Khi tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng, bạn sẽ trở thành một chuyên viên PR có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện một chiến dịch PR cho thương hiệu/ tổ chức/ celeb mà mình phụ trách. Bạn có thể trở thành chuyên viên PR tại các doanh nghiệp, các PR agency, cơ quan truyền thông, bộ phận PR của các tổ chức. Một số công việc của chuyên viên PR bao gồm
- Lập kế hoạch PR (có thể nằm trong một chiến lược marketing tổng thể hoặc kế hoạch PR độc lập)
- Thực hiện một hoặc nhiều công việc trong kế hoạch như: tổ chức event/ họp báo, viết bài PR, thông cáo báo chí, kịch bản phỏng vấn, kịch bản clip, sketch hình ảnh, storyboard video,… cho nội dung trong kế hoạch PR
- Liên lạc, trao đổi, thương thuyết với các đối tác, báo chí, truyền thông,… để booking, đặt hàng, thuê ngoài
- Theo dõi hiệu quả của chiến dịch PR, điều chỉnh và xử lý sự cố (nếu có)
- PR nội bộ: chủ yếu phục vụ các kế hoạch PR cho nội bộ doanh nghiệp với đối tượng là các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp, giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao tinh thần gắn bó.
Truyền thông là gì?
Truyền thông – Communications được định nghĩa là quá trình cung cấp, trao đổi, lan truyền và tương tác thông tin giữa hai hoặc nhiều đối tượng với nhau, nhằm mang tới tri thức hay một thông điệp nào đó cho các bên, từ đó góp phần thúc đẩy sự thay đổi hành vi và tư duy. Các lĩnh vực chính trong ngành truyền thông có thể kể đến 4 nhóm sau
- Truyền thông báo chí (Journalism): Báo in, báo hình, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử là những hình thức chính của truyền thông báo chí. Báo chí là kênh truyền thông cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu tin tức và giải trí cho người đọc, người nghe, người xem.
- Truyền thông mạng xã hội (Social Media Communications): Truyền thông mạng xã hội sử dụng các công cụ social media như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok để lan tỏa thông tin, tạo xu hướng (trend) và các nội dung có tính viral (lan truyền) cao, kết nối và tương tác trực tiếp với người dùng.
- Truyền thông đa phương tiện (Multimedia & Digital Media Communications): Đây là ngành sản xuất những sản phẩm đa phương tiện bao gồm: ấn phẩm đồ họa 2D, 3D, motion grapahic, các định dạng video, âm thanh,… phục vụ mục đích truyền tải thông điệp truyền thông.
- Truyền thông tiếp thị (Marketing Communications): Đây là một khái niệm mới trong ngành truyền thông, nhằm chỉ việc sử dụng một hoặc nhiều kênh truyền thông là công cụ chính trong chiến lược tiếp thị. Một chiến lược marketing sử dụng nhiều công cụ truyền thông nhằm truyền tải một thông điệp xuyên suốt dưới nhiều dạng thức khác nhau được gọi là truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications – IMC)
Học truyền thông ra làm gì?
Khi tốt nghiệp ngành truyền thông, bạn có vô vàn các cơ hội công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực của ngành truyền thông như: phóng viên, nhà báo, content creator, biên tập viên, thiết kế đồ họa, quay dựng video,…
Một nhân viên truyền thông tại doanh nghiệp thường là người tham gia lập kế hoạch truyền thông, tổ chức sự kiện/ event, đưa ra thông điệp chính cho chiến dịch truyền thông, phụ trách nội dung, media,… cho chiến dịch theo từng giai đoạn cụ thể. Truyền thông trong doanh nghiệp thường gắn chặt với marketing do đó nhân viên truyền thông tại doanh nghiệp thường phối hợp chặt chẽ với nhân viên marketing, có kiến thức về tiếp thị.
Ngoài ra, bạn có thể trở thành tại nhân viên truyền thông tại các agency, cơ quan báo chí, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước, chuyên viên truyền thông thương hiệu cá nhân cho các KOL, celeb,…
So sánh ngành quan hệ công chúng và truyền thông
Sự giống nhau
Điểm giống nhau giữa ngành quan hệ công chúng và truyền thông đó chính là cả hai đều là những công cụ được sử dụng nhiều nhất, nhờ vào tính phổ biến và lan truyền.
Các kênh truyền thông là một trong những công cụ làm PR hiệu quả nhất: báo chí, mạng xã hội, các định dạng content đa phương tiện (video, hình ảnh, voice,…). Còn PR cũng là một công cụ thường được sử dụng ở một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông tổng thể. Ví dụ PR hay được dùng để nâng cao hình ảnh và độ nhận diện của thương hiệu ở giai đoạn nhận biết và ghi nhớ. Ngược lại, khi bước vào giai đoạn push sales, doanh nghiệp có thể sẽ không còn chi nhiều tiền cho PR như các giai đoạn trước đó.
Cơ hội làm việc của hai ngành quan hệ công chúng và truyền thông đều rất rộng mở, bạn có thể làm nhiều mảng khác nhau tùy theo sở thích và mong muốn thay vì bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.
Sự khác nhau
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ngành quan hệ công chúng và truyền thông là mục đích của mỗi công cụ. Nếu như mục đích của truyền thông là lan truyền thông tin thì mục đích của quan hệ công chúng là xây dựng hình ảnh với những charaters (tính cách) nhất định cho brand hay tổ chức đó. Do mục đích khác nhau nên tùy theo từng chiến dịch cụ thể, từng ngành hàng, từng nhóm công chúng khác nhau mà những công cụ được sử dụng cũng khác nhau.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Ngành quan hệ công chúng làm gì sau khi ra trường?
Quan hệ công chúng – Public Relations
4 lĩnh vực chính trong ngành truyền thông
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1774
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4591
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1369
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1520
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2888
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2038
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2158
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4089
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24677
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1748
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công