Nghề trồng trọt đang dần được sinh viên hướng đến nhiều hơn
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp được cho nền kinh tế trọng điểm được nhà nước ủng hộ và đầu tư vào xây dựng, phát triển. Chính vì thế mà ngành trồng trọt vẫn thiếu nhiều kỹ sư trồng trọt giỏi. Dù hàng năm vẫn có một lượng lớn kỹ sư trồng trọt ra trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Điều này mở ra một tương lai sáng hơn cho những ai có ý định theo đuổi nghề này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Nghề trồng trọt là gì?
Trồng trọt là tiến hành nghiên cứu, sử dụng và phát triển về các loại cây trồng. Làm sao để tìm ra tất cả yếu tố đất, nước, giống, môi trường, dưỡng chất… làm gia tăng sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó còn là ngăn cản sự phát triển của cây trồng khác không có lợi như cỏ dại, bệnh, côn trùng…
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản để xuất khẩu…
Là nghề có giá trị cao, có sự phát triển và duy trì lâu dài. Càng về sau càng có giá trị lớn hơn bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng.
Hiện nay có rất nhiều loại hình trồng trọt xuất hiện nhằm góp phần cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu. Cụ thể như: trồng trọt tại nhà theo phương pháp thủ công, trồng trọt theo phương pháp công nghệ mới tăng năng suất và tiết kiệm nhân công, trồng trọt đại trà xuất khẩu…
Kiến thức về trồng trọt
Theo đuổi ngành trồng trọt, bạn cần phải tìm hiểu về các chuyên đề được đào tạo cụ thể như:
- Chất lượng môi trường
- Sinh thái
- Công nghệ sinh học
- Sinh lý thực vật
- Khoa học thảm cỏ
- Quản lý dịch bệnh
- Di truyền học
- Chọn tạo giống cây trồng
- Sinh học phân tử
- Khoa học hạt giống
- Dinh dưỡng
- Bệnh cây
- Toán học và xây dựng mô hình…
Với những kiến thức ấy, Kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.
Vì sao nên học ngành trồng trọt?
- Những ngành phục vụ cho nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, xuất khẩu… có đầu ra khá rộng, nhất là đối với một vùng đất có thế mạnh nông nghiệp.
- Học các ngành trồng trọt/nông nghiệp không quá khó bởi kỹ năng rất gần gũi, có sẵn trong đời sống thường ngày mọi gia đình nông thôn. Sinh viên dễ áp dụng được việc học vào đời sống sẽ khởi nghiệp thành công.
- Nhiều bạn chọn học trồng trọt/nông nghiệp để giúp kinh tế gia đình phát triển hơn. Cải tạo năng suất và phát triển giống mới. Ngoài ra còn giúp đỡ được cho bà con, hàng xóm cùng phát triển…
- Nhiều người chọn học ngành nông nghiệp để khởi nghiệp tại quê hương mình như mở vườn ươm, vườn cây giống, trồng cây ăn trái, cây công-nông nghiệp khác, trại nấm… Đem lại doanh thu cực khủng, làm giàu từ nhà nông…
Tố chất cần có để theo đuổi ngành trồng trọt
- Đam mê và yêu thích cây trồng, thiên nhiên, môi trường
- Có kiến thức và hòa hợp với thiên nhiên
- Thích chăm sóc và quan sát quá trình phát triển của cây
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
- Thường xuyên thu thập thông số, kỹ thuật mới hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý…
Ngành trồng trọt không phải là một ngành học quá khó, không khô khan như nhiều ngành kỹ thuật khác nhưng đòi hỏi người học phải chăm chỉ, có đam mê, yêu thích và chịu khó tìm tòi học hỏi.
Thường xuyên nghiên cứu các loại tài liệu, có nhiều ý tưởng mới nhờ kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, cũng như đặc điểm cây trồng, thời tiết, cách canh tác của các địa phương, kiến thức địa lý phải tốt.
Sinh viên ngành trồng trọt phấn đầu tốt trong quá trình học trong nhà trường có cơ hội việc làm cao hơn. Ngoài ra thì kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng là điều kiện quan trọng để bạn được các nhà tuyển dụng lựa chọn cũng như làm việc tốt, phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Tương lai ngành trồng trọt
Học ngành trồng trọt ra trường sẽ làm gì? ở đâu?
Chuyên ngành trồng trọt đào tạo chuyên về các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, phát triển giống, dinh dưỡng cây trồng… Sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc tại:
- Các cơ quan sự nghiệp nhà nước như Sở, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
- TT hay Trạm Khuyến nông
- Chi cục Phát triển Nông nghiệp, Bảo vệ Thực vật
- Các công ty giống cây trồng, thức ăn gia súc
- Các trang trại
- Các công ty kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
- Các chương trình dự án
- Làm trang trại cho công ty
- Làm trang trại tại gia…
Ngành trồng trọt và nhu cầu nhân lực
Ở Việt Nam luôn lấy ngành trồng trọt là một ngành trọng điểm, chủ đạo cần đầu tư và phát triển hơn nữa không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Chính vì vậy nhà nước luôn chú trọng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài nhằm thúc đẩy ngành trồng trọt của nước nhà.
Đầu tư cơ sở đào tạo, chi phí đầu tư xây dựng và nghiên cứu, đào tạo kỹ sư và khuyến khích việc sáng tạo giống mới có năng suất cao, tiết kiệm công sức, cho thành quả vượt trội.
Thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết sinh viên Việt đều tập trung vào các ngành chủ đạo như kinh tế, truyền thông, công nghệ… Điều này khiến cho Việt Nam vẫn luôn thiếu các kỹ sư trồng trọt giỏi, có tâm huyết với nghề. Vì vậy cơ hội việc làm cho các kỹ sư trồng trọt là rất lớn.
Tuy nhiên trong thời đại mọi thứ đều được cải tiến và hiện đại hóa thì áp lực lên các kỹ sư trồng trọt cũng tăng cao. Buộc phải bỏ ra và cần đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tốt nhất cho ngành trồng trọt của nước ta phát triển lớn mạnh.
Để tồn tại và phát triển, cần có nhiều sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước trên khắp thế giới với đủ tiêu chí về chất lượng, mẫu mã hơn nữa. Cũng như nguồn cung ổn định, cấp đủ lương thực thực phẩm và các loại cây cảnh, cây trồng khác cho người dân trong nước.
Nhất là thực trang hiện nay dù Việt Nam có nhiều ý tưởng, có đủ điều kiện để phát triển trồng trọt. Thì việc cần những kỹ sư giỏi áp dụng những bài học vào để nâng cao năng suất, giảm thiểu thiệt hại, giảm chi phí. Đồng thời đưa máy móc vào để giảm thiểu nhân công và nâng cao sản lượng cho người nông và các công ty là mật thiết.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Những lưu ý khi chọn nghề - Định hướng đúng tương lai
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1776
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4598
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1371
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1525
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2889
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2041
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2161
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4093
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24698
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1749
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công