Nghề xây dựng hiện đại, máy móc đã thay thế nhân công "phu hồ", xách vữa
Nghề xây dựng hiện đại là điều khiển các thiết bị cơ khí để thi công, chỉ những việc mà máy móc không làm được thì con người mới phải làm. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu và cập nhật về thông tin này nhé!
Nghề xây dựng không còn vất vả như xưa
Chia sẻ về xu hướng thị trường nghề xây dựng tại Việt Nam và nước ngoài trong hội thảo Chuyện nghề xây dựng tại Đức, ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho biết, ngành xây dựng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, luôn được dự báo tăng trưởng mạnh tại Việt Nam.
Theo ông Tuấn, dù 2 năm qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, nhiều ngành đóng băng nhưng riêng ngành xây dựng vẫn phát triển, các công trình nhà ở, hạ tầng vẫn rầm rộ xây dựng.
Phó chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TPHCM cho rằng, thị trường xây dựng nước ta phát triển theo từng năm và cần nguồn lao động rất lớn, đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề được đào tạo bài bản, biết điều khiển các thiết bị thi công hiện đại.
Trong khi đó, thợ xây dựng ở nước ta hầu như đều là tay ngang, học việc từ vị trí thợ hồ làm lên, chưa có tay nghề để sử dụng các thiết bị công nghệ cao dẫn đến ngành xây dựng vẫn còn lạc hậu, dù máy móc có thể nhập về nhưng không có người điều khiển.
Theo Phó chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TPHCM, vì thợ tay nghề thấp, hiệu quả lao động không cao dẫn đến nhân lực ngành này đông nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng của đất nước. Do đó, bức xúc lớn nhất hiện nay là thiếu thợ có tay nghề.
Bức xúc lớn nhất hiện nay của ngành xây dựng là thiếu thợ có tay nghề - Hướng nghiệp GPO
Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: "Nhiều người vẫn nghĩ nghề xây dựng là bụi bặm, dơ bẩn, cực nhọc nên chê nghề này. Đó là ngộ nhận từ thời ông cha xa xưa rồi. Giờ thợ xây dựng điều khiển thiết bị thi công hiện đại, máy móc tối tân nên không vất vả như ngày xưa".
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Tuấn Long - Giám đốc trung tâm đào tạo nghề xây dựng Việt Đức, trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị - cũng đồng ý là nhiều phụ huynh nhầm tưởng nghề xây dựng là lao động tay chân, vất vả nên không coi trọng.
Ông Trần Tuấn Long khẳng định, nghề xây dựng đúng là nghề tay chân nhưng không còn vất vả, không phải là xách vữa, trộn hồ như xưa mà là một nghề có nhiều kỹ thuật, sử dụng thiết bị máy móc hiện đại theo tác phong công nghiệp.
Giám đốc trung tâm đào tạo nghề xây dựng Việt Đức cho biết: "Xây dựng hiện đại thì cái gì máy móc làm sẽ được tận dụng tối đa, máy móc không làm được mới dùng đến con người".
Ông Huỳnh Văn Ngọc, nhân viên công ty xây dựng Tiefbau (Đức) cho biết ông đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn có thể làm nghề thoải mái vì không đòi hỏi nhiều sức lực.
Ông Ngọc chia sẻ: "Ở đây quy định vật nặng từ 25kg trở xuống mới được dùng sức người, trên 25kg phải dùng máy. Dùng máy móc hết nên hiệu quả lao động rất cao, công trường ở mình cần 30 người thì ở Đức chỉ cần 3 người vì phần việc nặng là máy móc làm".
Đào tạo nghề xây dựng theo công nghệ Đức
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Khiêm - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng TPHCM cho biết, hiện có 2 trường được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) cho thí điểm đào tạo nghề xây dựng theo công nghệ Đức là Cao đẳng Xây dựng TPHCM và Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Chương trình thí điểm này không chỉ đào tạo lao động tay nghề cao cho ngành xây dựng Việt Nam mà còn có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động sang Đức.
Ông Nguyễn Bá Khiêm cho biết, sau khi học chương trình này, sinh viên được cấp 2 bằng là bằng Cao đẳng tại Việt Nam và một chứng nhận nghề bậc 4 tại Đức. Khi có bằng này, sinh viên tốt nghiệp có thể sang Đức làm việc ngay mà không phải đào tạo chuyển đổi ngành.
Nghề xây dựng hiện đại chủ yếu sử dụng các máy móc, thiết bị thay sức người - Hướng nghiệp GPO
Theo ông Nguyễn Ngọc Vinh, Giám đốc Điều hành WBS Training Việt Nam (đơn vị chuyên hợp tác đào tạo và cung ứng lao động cho Đức), Đức là một thị trường rất tiềm năng cho lao động Việt Nam và thu nhập ngành xây dựng cũng rất cao.
"Sinh viên đang học nghề thực hành tại công ty được trợ cấp từ 850 - 950 Euro/tháng. Khi ra trường thì mức lương dao động từ 2.500 - 3.000 Euro/tháng tùy vào tay nghề", ông Vinh cho hay.
Theo ông Vinh, Đức đang rất thiếu thợ xây dựng nên họ có nhiều chương trình hỗ trợ Việt Nam đào tạo nghề này để tìm kiếm lao động.
Ông Udo John - Giám đốc điều hành công ty xây dựng Tiefbau (Đức) chia sẻ rằng, ông rất thích lao động Việt Nam vì làm việc cần cù, thông minh và chịu khó. Trong công ty của ông chỉ có một người Việt là ông Ngọc nên ông muốn tìm kiếm nhiều lao động Việt Nam hơn. Ông nói: "Nếu có nhiều ông Ngọc thì hay quá!".
Ông Udo John - Giám đốc điều hành công ty xây dựng Tiefbau (bên phải) mong muốn có nhiều thợ xây dựng người Việt như ông Ngọc (bên trái) - Hướng nghiệp GPO
Theo Hiệu trưởng Cao đẳng Xây dựng TPHCM, thị trường xây dựng Đức rất tiềm năng nhưng trở ngại lớn nhất là ngôn ngữ. Rất khó để một sinh viên xây dựng sang đó học 1 năm mà rành tiếng Đức để giao tiếp và làm việc.
Do đó, ông Nguyễn Bá Khiêm mong muốn sẽ có nhiều chương trình kết nối các trường nghề tại Việt Nam với các trường nghề đào tạo ngành xây dựng hiện đại như nước Đức để liên thông đào tạo lao động tay nghề cao.
Ông ví dụ: "Mình có thể xây dựng một chương trình cho sinh viên học tiếng Đức ngay từ đầu. Trong 1 - 2 năm đầu, sinh viên sẽ học một số môn nghề và tiếng Đức ở Việt Nam. Khi đã thành thạo ngôn ngữ, các em sẽ chuyển tiếp sang học các môn ứng dụng thiết bị, công nghệ cao tại Đức. Học chương trình này, các em sẽ được phía Đức công nhận chứng chỉ nghề nghiệp như học ở Đức".
Theo ông Nguyễn Bá Khiêm, cách làm này không chỉ thuận tiện, tận dụng được thiết bị dạy nghề tại 2 nước, đẩy nhanh quá trình chuyển giao kỹ năng nghề xây dựng cho lao động Việt Nam mà còn thúc đẩy cung cấp lao động Việt cho ngành xây dựng Đức.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Đàm Dung
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kỹ sư xây dựng – nghề có triển vọng trong năm 2022
Sự quan trọng của trắc nghiệm nghề nghiệp khi xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 67
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 82
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 101
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 214
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 188
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 185
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 221
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 204
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 162
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 211
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công