Phỏng vấn chuyển nghề
Nhiều người vẫn vượt qua được những cuộc phỏng vấn xin việc khi chuyển nghề, tại sao lại như vậy? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!
1/ Tại sao bạn lại chuyển nghề?
Đây là câu hỏi mà chắc chắn bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi khi họ nhìn thấy CV của bạn đã từng làm nghề/ vị trí khác. Tuổi nghề của bạn càng cao, thì nghi vấn này càng lớn. Đặc biệt, nếu bạn từng làm ở vị trí mà nhà tuyển dụng cho là "ngon" hơn cái bạn đang apply thì câu hỏi càng lớn hơn nữa. Ví dụ:
Sao chị đang làm Product Owner mà lại muốn chuyển sang làm QA ?
Em thấy chị đã có kinh nghiệm 3 năm làm QA lead, sao chị lại muốn quay trở lại làm 1 QA automation?
Nếu bạn chưa chuẩn bị kỹ cho câu hỏi này, tôi khuyên bạn đừng đi phỏng vấn. Một vài câu trả lời cá nhân tôi không đánh giá cao, dù là những câu trả lời này khá thông dụng:
- "Mình đã làm nghề này được X năm, và mình muốn 1 thử thách mới..."
- "Nghề của mình có rất nhiều vấn đề,.... Mình thấy nghề này thì tốt hơn, lợi ích nhiều hơn nên mình muốn chuyển..."
Nói chung, là những câu trả lời theo kiểu "mình thấy thích thì mình chuyển". Thật ra, như là nhà tuyển dụng, mình hiểu những lý do này đều là có thật. Tuy nhiên, nó không giúp tôi nhìn thấy được năng lực của bạn cho vị trí sắp tới, và nó chỉ cho thấy sự thiếu ổn định trong tâm lý của bạn. Hơn nữa, bạn không nên dìm 1 nghề để nâng 1 nghề khác, đặc biệt là khi ở trong công ty bạn sắp tới có cả 2 bộ phận. Nhìn chung, không có nghề nào là thấp kém, chỉ có người phù hợp với nó hay không. Với lý do của bạn, tôi chỉ thấy bạn không phù hợp với nghề cũ và bỏ cuộc, còn tôi chưa thấy bạn phù hợp với vị trí tôi tuyển ở chỗ nào.
Một số câu trả lời ok với tôi:
- "Em làm được 1 năm, có cơ hội work như QA một vài lần, thì em nhận ra là em làm QA tốt hơn, vì...."
- "Vị trí lead lúc đầu rất tốt và thử thách với tôi, nhưng hiện giờ tôi cần chăm lo nhiều hơn cho gia đình, nên muốn chọn một vị trí tốn ít thời gian hơn ,..." (Hơi negative chút, nhưng vẫn là ok)
Nói tóm lại, để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng, bạn phải cho thấy việc bạn thay đổi nghề nghiệp là một quyết định có suy nghĩ từ lâu, và sẽ mang tính lâu dài, bền vững.
2/ OK! Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho chuyển nghề ?
Một nhà tuyển dụng có năng lực sẽ có 2 loại câu hỏi để đánh giá năng lực của bạn: 1 là hỏi về hiểu biết của bạn ở công việc cũ, 2 là hỏi về hiểu biết của bạn về công việc mới.
Hỏi về công việc cũ của bạn để biết rằng bạn có cống hiến và tìm tòi hết mình cho công việc hay không. Và cái mà nhà tuyển dụng thường muốn nghe là công việc cũ ấy đã giúp bạn có những skill "liên quan" gì đến công việc mới. Đương nhiên, công việc cũ càng giống công việc mới thì càng tốt. Tuy nhiên, khi bạn chuyển nghề, phần lớn các trường hợp bạn đã đánh mất lợi thế này. Thậm chí, 50% số trường hợp là nhà tuyển dụng của bạn còn không biết hỏi gì về nghề cũ của bạn nữa là...
Vậy thì, bạn cứ xác định là, phần lớn câu hỏi cho bạn sẽ focus vào việc mới. Đương nhiên người ta sẽ hỏi bạn về nghiệp vụ của công việc mới để biết xem bạn tương thích với nó thế nào. Nếu ở câu hỏi #1 bạn trả lời tệ thì câu #2 này người ta càng hỏi ác.
Một số câu trả lời mà tôi cho là thảm họa:
- "Dạ, em chưa có kiến thức gì cả. Nhưng anh yên tâm! Em là đứa chịu khó và học nhanh..."
- "Mình chính là vì muốn improve bản thân cho nên mới chọn vào công ty bạn để có cơ hội rèn luyện và được cọ xát automation skills..."
Gần như không nhà tuyển dụng nào muốn bỏ thời gian của mình cho một người nói những câu mà ai cũng nói được. Khi phỏng vấn, sự chuẩn bị chính là tinh thần cầu tiến, là khả năng tự học hỏi của bạn. Trước mắt bạn là nhà tuyển dụng, họ muốn biết bạn sẽ làm gì được cho họ, không phải họ sẽ làm gì được cho bạn.
Khi tôi phỏng vấn, nếu tôi muốn tuyển một người chưa có kinh nghiệm nhưng có "tiềm năng", tôi sẽ hỏi họ đã chuẩn bị những gì, học được những tool gì và dựa vào đó đặt câu hỏi phù hợp. Nếu bạn không thể đưa ra những thông tin đó thì tôi chỉ có thể dừng cuộc phỏng vấn, hoặc hỏi đúng những câu mà tôi muốn hỏi, cho một người có kinh nghiệm.
Cách đây gần 2 năm, tôi muốn chuyển từ nghề QC sang BA ( Business Analyst). Để chuẩn bị cho việc đó, tôi đã:
Cố gắng request, xin làm một lúc 2 việc trong vòng 8 tháng ở công ty gần nhất của tôi lúc đó.
- Tôi tham gia rất nhiều event để nghe các PO và doanh nhân mô tả về product của mình, về xu hướng của những product, và cách dành được khách hàng. Và đó cũng là nơi để tôi trau dồi kinh nghiệm giới thiệu về bản thân, product cũng như networking.
- Tôi viết blog để mô tả về những process và công cụ của BA. Để làm được điều đó, tôi đã phải tự học trên mạng và chú tâm, vận dụng tối đa ở công việc tôi từng làm.
- Tôi tham gia vào những buổi customer research của những công ty lớn, giúp chị đồng nghiệp là PO của công ty ấy trong việc tư vấn và làm prototype. Đó là để tích lũy kinh nghiệm UX của mình.
- Tôi xem lại kinh nghiệm QC sẵn có của mình, chọn những cái phù hợp để mang sang làm BA skill và tập luyện nó.
- Trên hơn hết, tôi đã phải chuẩn bị biết bao nhiêu là tình huống và câu hỏi có thể có khi phỏng vấn.
Tôi đã làm tất cả những điều đó, show cho rất nhiều nhà tuyển dụng, và bạn biết không, tôi vẫn fail khi cố gắng tìm một việc phù hợp :). Tôi thất bại có nhiều lý do, nhưng ở đây tôi muốn bạn hiểu rằng, ngay cả khi bạn cố gắng hết mức để chuẩn bị, đôi lúc nhà tuyển dụng vẫn không thể nhìn hết, hoặc vẫn không đánh giá cao khả năng của bạn.
3/ Deal lương, thấp hay cao?
Hãy giả sử, bạn là 1 QA 6 năm kinh nghiệm, lương 40tr, và giờ bạn đang muốn chuyển thành BA. Vậy, giá của bạn cho vị trí ấy là thế nào?
Công ty thường deal giá ứng viên thấp xuống còn ứng viên thường hay nâng giá mình lên, là chuyện thường thấy ở các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, ở các cuộc phỏng vấn mà ứng viên chuyển nghề, việc này còn phức tạp hơn nữa. Công ty thì hoài nghi với sự đóng góp của ứng viên, còn ứng viên thì khó mà chấp nhận một mức lương thấp hơn hiện tại.
Khi deal lương, bạn nên cân nhắc một số điểm sau đây:
- Nếu bạn từng làm ở 1 vị trí cùng trong 1 nhóm với cái nghề bạn sắp chuyển, kiểu như BA và QA trong ngành IT, thì so với 1 Junior mới ra trường, thậm chí là đi làm 1 năm, bạn có giá trị hơn hẳn. Tôi không muốn đánh giá thấp newbie nhưng đi làm không chỉ có nghĩa là bạn tới làm việc bạn được giao. Đó còn là việc bạn giao tiếp với mọi người, việc bạn hiểu business và process chung của ngành nghề này thế nào, về những điểm yếu của các bộ phận khác để giúp đỡ. Với kinh nghiệm từng làm trong lĩnh vực này, thì cho dù có đổi vị trí, bạn cũng không nên xem bạn như một fresher chút nào.
- Bạn sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu để có được cơ hội ở vị trí mới? Một lần nữa, nó có nằm trong dự tính lâu dài của bạn?
Nhìn chung, là manager, tôi rất ngại khi tuyển một nhân viên có năng lực, nhưng vì những lý do như vừa mới chuyển nghề chẳng hạn, họ không tự tin và deal mức lương thấp. Vì tôi biết rằng, sau một năm, khi bạn đã có được cái kinh nghiệm đó rồi , bạn sẽ buồn phiền, phân tâm trong công việc và bất mãn, sau đó là bỏ việc. Và tôi sẽ lại phải là người tuyển và training lại, gây dựng lại mối quan hệ từ đầu. Tuy nhiên, khi deal lương, bạn thường là người phải đưa ra mức expect đầu tiên nên bạn hơn ai hết cần là người đánh giá đúng mức lương của bạn.
Đương nhiên, cũng sẽ ít có công ty nào chấp nhận trả lương cao cho kinh nghiệm nghề nghiệp cũ của bạn. Họ cần bạn, chủ yếu là cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy thận trọng và tìm hiểu, tư vấn từ bạn bè hay đồng nghiệp cũ về mức lương cho phù hợp.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Nguyễn Giang
Xem thêm bài viết:
Lời khuyên viết CV cho người đổi nghề
Bài viết khác
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Ngày đăng: 22/02/2025 - Lượt xem: 20
Tin vui nhất cho người lao động từ 1/7: Chỉ cần đóng BHXH 15 năm có thể được hưởng lương hưu
Xem thêm [+]Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Ngày đăng: 20/02/2025 - Lượt xem: 77
Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
Xem thêm [+]Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 120
Bật mí công việc lương hơn 3 tỷ đồng/năm
Xem thêm [+]Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Ngày đăng: 18/02/2025 - Lượt xem: 52
Đầu năm xin việc, nhà tuyển dụng hỏi: "Cái gì trên cơ thể cứng nhưng đảo ngược và nằm thì mềm?”, kết quả bất ngờ
Xem thêm [+]Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 202
Ngành học nào lương 150 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ mơ ước?
Xem thêm [+]3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 56
3 vị trí việc làm ngành Marketing lương vài chục triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]5 ngành học 'cực hot', dự báo tuyển dụng cao nhất trong 5 - 10 năm tới: Sinh viên ra trường có việc làm ngay, lương mới ra trường từ 12 triệu/ tháng
Ngày đăng: 15/02/2025 - Lượt xem: 97
5 ngành học 'cực hot', dự báo tuyển dụng cao nhất trong 5 - 10 năm tới: Sinh viên ra trường có việc làm ngay, lương mới ra trường từ 12 triệu/ tháng1. Ngành Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence
Xem thêm [+]Lương tối thiểu vùng ở Hà Nội năm 2025 là bao nhiêu?
Ngày đăng: 13/02/2025 - Lượt xem: 166
Lương tối thiểu vùng ở Hà Nội năm 2025 là bao nhiêu?
Xem thêm [+]Điểm mới về chế độ ốm, thai sản, hưu trí và tử tuất từ 1/7/2025
Ngày đăng: 13/02/2025 - Lượt xem: 59
Điểm mới về chế độ ốm, thai sản, hưu trí và tử tuất từ 1/7/2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công