Thuộc nhóm Nghiên cứu và Xã Hội thì nên học ngành gì?
Nếu như bạn đã làm bài trắc nghiệm Holland của Hướng nghiệp GPO, thì chắc hẳn bạn cũng đã biết kết quả của bản thân có đặc tính nghề của tổ hợp nào rồi. Thực chất, hai người có cùng tổ hợp này chưa chắc đã hoàn toàn giống nhau vì sự khác biệt ở mức độ và đặc điểm bên trong mỗi nhóm sẽ tạo thành một tổ hợp hoàn toàn khác biệt ở mỗi người. Trong bài viết này, Hướng nghiệp GPO sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về sự pha trộn độc đáo của tổ hợp Nghiên cứu và Xã hội nhé.
Nhóm Nghiên cứu và Xã hội – Kết hợp giữa trí óc và trái tim
Đặc điểm của nhóm Xã hội là lòng yêu thích và khả năng làm việc với con người, thích soi sáng, giúp đỡ, truyền đạt thông tin, huấn luyện hoặc chữa trị cho người khác, và thường có khả năng về ngôn ngữ. Trong khi đó đặc điểm của nhóm Nghiên cứu là lòng ham mê tìm hiểu và học hỏi sâu trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Khi đã quyết tâm, họ học rất giỏi và hiểu cặn kẽ để tài họ chọn. Họ không thích bỏ thời gian ra tham gia các hoạt động xã giao, chia sẻ thông tin hay thuyết phục người khác theo ý mình.
Những đặc điểm thường thấy ở những ai có cả hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội là:
- Lòng yêu thích tìm hiểu và kiến thức sâu sắc ở một trong những lĩnh vực sau: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, hay giáo dục
- Năng lực học giỏi đều các môn cũng như nhân duyên rất tốt với bạn bè, thầy cô, và người lạ nhờ năng lực hiểu cảm xúc người khác và sự khéo léo trong ngôn ngữ
- Mục tiêu cuối cùng của nghề nghiệp họ chọn có chung đặc điểm là phải góp phần vào sự phát triển của con người, xã hội, động vật hay môi trường thiên nhiên. Nói ngắn gọn, dù làm gì đi nữa, họ phải thấy được kết quả của việc họ làm là giúp cho thế giới này trở nên một nơi tốt đẹp hơn
Đi kèm với những điểm son trên, một số điểm yếu mà các bạn thuộc hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội phải học cách đương đầu bao gồm:
- Vì có khả năng học giỏi đều các môn nên các bạn trẻ ở tổ hợp này và cha mẹ họ dễ gặp khó khăn khi phải chọn giữa ban khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội khi bước vào cấp III
- Vì thói quen tìm hiểu và đào sâu, nghiên cứu các hiện tượng họ quan tâm, các bạn ở tổ hợp này khó ra quyết định vì luôn cảm thấy mình chưa đủ thông tin để làm quyết định
- Là những người có mục tiêu sống khá lý tưởng, họ có thể bị thất vọng khi gặp phải những điều chưa đẹp xảy ra trong cuộc sống quanh họ – đặc biệt khi họ rời ghế nhà trường bước chân vào môi trường lao động
Nuôi dưỡng theo tự nhiên
Nhóm bạn trẻ có đặc điểm nghề của hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội, nếu được tạo điều kiện từ những ngày còn nhỏ, sẽ rất thành công trong lĩnh vực nghiên cứu và học tập. Với sự thông hiểu và nuôi dưỡng phù hợp, họ sẽ tập được cách ra quyết định hiệu quả, bằng lòng với sự ‘vừa đủ,’ sống tích cực trong hoàn cảnh còn ‘tiêu cực’ so với tiêu chuẩn họ đặt ra.
Khi còn nhỏ, họ cần cha mẹ và thầy cô:
- Mở lòng lắng nghe những câu hỏi ‘cắc cớ’ của họ và không cho rằng đó là dấu hiệu của sự láo xược hay kiêu ngạo
- Tạo điều kiện cho họ thảo luận những gì họ tiếp thu được qua sách vở, phim ảnh, vv.; giúp họ lắng nghe bản thân rồi tự tìm ra câu trả lời hơn là cố gắng trả lời cho họ
- Dùng ngôn ngữ gắn bó và yêu thương trong đời sống hàng ngày (ví dụ, ba mẹ thương bé quá; con đang cảm thấy như thế nào?). Đồng thời, thử thách trí óc của bạn bằng những trò chơi gia đình đòi hỏi tư duy như trò chơi ghép hình 1000 mảnh, trò chơi đố chữ, trò chơi đố vui để học, …
- Giúp họ hiểu và chấp nhận khi nào ‘đủ là đủ’ để ra quyết định khi cần thiết
- Khuyến khích và đồng hành với bé trong các hoạt động vận động cơ thể như chạy, chơi cầu lông, bơi lội, đá bóng, đá cầu, … để giúp bé cân bằng
Ở tuổi dậy thì, những bạn có đặc điểm của hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội cần được hỗ trợ để:
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của mình và sống cùng những đặc điểm ấy thay vì dán nhãn hay lo lắng
- Hiểu được các điểm yếu do những đặc điểm tự nhiên mang lại và học cách bổ túc các điểm yếu ấy
Cơ hội nghề nghiệp
Theo bản đồ thế giới nghề nghiệp của ACT và mạng nghề nghiệp O*net của Mỹ, một số công việc phù hợp cho những người có hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội bao gồm:
- Công nghệ y học: Kỹ thuật viên dinh dưỡng, Dược sĩ, Kỹ thuật viên y tá phòng cấp cứu, Chuyên gia nhãn khoa, …
- Chẩn đoán y khoa & Điều trị: Bác sĩ châm cứu, Y tá, Chuyên gia vật lý trị liệu, Bác sĩ gây mê, Bác sĩ tâm thần, Bác sĩ nội trú, Nha sĩ, …
- Khoa học xã hội: Chuyên gia tâm lý, Nhân viên công tác xã hội, Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, Nhà trị liệu nghệ thuật, Nhà nghiên cứu các bệnh về ngôn ngữ, Nhà trị liệu sử dụng liệu pháp âm nhạc, …
- Giáo dục: Giáo viên giáo dục đặc biệt, Giáo viên trung học, Nhân viên y tế cộng đồng, Giáo viên hướng nghiệp, Tư vấn viên vấn đề di truyền, Tư vấn viên sức khoẻ tâm thần, Tư vấn viên phục hồi chức năng, …
Trên đây chỉ là một số ít ví dụ nghề nghiệp mà những ai thuộc hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội cảm thấy phù hợp với họ. Các bạn trẻ hãy lưu ý rằng còn rất nhiều ngành nghề khác phù hợp không kém. Do đó, khi trải nghiệm, thay vì để ý tên ngành nghề, bạn hãy để ý các đặc tính của ngành nghề ấy sao cho chúng phù hợp với cả hai nhóm Nghiên cứu và Xã hội là được.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Khánh Ngân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghệ Thuật & Quản Lý theo trắc nghiệm
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Xã hội & Quản Lý theo trắc nghiệm Holland
Hướng nghiệp cho con thuộc nhóm Nghiên Cứu & Nghiệp Vụ
4 tiêu chí chọn công việc ai cũng cần phải biết
4 việc quan trọng để lựa chọn nghề phù hợp nhất
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 40
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 62
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 63
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 297
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 206
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công