Tư vấn hướng nghiệp: Học đại học là 1 khoản đầu tư
Học đại học có dùng vốn không? Học đại học có tính dài hạn không? Học đại học nhằm mục đích gì? Và học đại học có là một khoản đầu tư? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Đầu tư là gì?
Các hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) không bao gồm tiền gửi tại ngân hàng, hay các tổ chức tương tự. Tài sản đầu tư thông thường là các trái phiếu chính phủ, hoặc cổ phiếu, cổ phần tại các công ty, tổ chức, hoặc doanh nghiệp. Và đầu tư khác với hoạt động trao đổi và đầu cơ (chúng mang tính ngắn hạn).
Tóm gọn lại, hoạt động đầu tư có 3 đặc điểm chính sau:
- Phải dùng vốn (tiền)
- Có tính dài hạn (thường trên 2 năm)
- Nhằm mang lại lợi ích (tài chính, xã hội)
Học Đại học thì như thế nào?
1. Học đại học có dùng vốn không?
Tiền: Khi học đại học, các sinh viên (không tính sinh viên nhận học bổng toàn phần hoặc được miễn giảm học phí, hoặc được tài trợ sinh hoạt phí) phải chi trả một số loại phí như sau: tiền học phí, tiền sinh hoạt phí, tiền đoàn, hội, tiền học thêm ngoại ngữ, tiền học kỹ năng mềm… và nhiều loại tiền khác, ước chừng mỗi loại như sau (tính tại Hà Nội, TPHCM):
- Học phí: 15-20 triệu / năm học
- Sinh hoạt phí: 2,5 – 3 triệu tháng (30 – 35 triệu / năm)
- Chi tiêu học thêm: 5 triệu / năm
- Khác: 2 – 5 triệu / năm
Như vậy, hàng năm, sinh viên tại các thành phố lớn chi trả khoảng 45 – 60 triệu cho các loại chi phí. Sau 4 tới 5 năm học tập, mỗi sinh viên tiêu hết khoảng 180 tới 300 triệu đồng. Chắc chắn, đây là số tiền gia đình (hoặc bản thân sinh viên) sẽ phải chi ra.
Thời gian: Khi tính toán việc học đại học, thông thường mọi người chỉ nghĩ chi phí cho việc học bằng “tiền”. Một loại “vốn” hoặc “chi phí” khác mình muốn các em sinh viên, các em học sinh hoặc phụ huynh các em cần tính tới là “thời gian”. Loại “vốn” này rất đặc biệt, như nhau với mọi người (24 giờ/ngày), và không “tái sử dụng” được.
Học đại học thông thường mất 4 năm (cho hệ cử nhân) hoặc 5 năm (cho hệ kỹ sư), chưa kể (học không tốt thì bị) “tăng kỳ, tụt ca” (K). Với mỗi năm trôi qua, tuổi trẻ sẽ ngắn lại.
2. Học đại học có tính dài hạn không?
Khi học đại học, người học phải xác định sẽ “tiêu tốn” tối thiểu 4 năm, thậm chí +1, +2 năm nếu học tập chểnh mảng. Kết quả thực sự mà sinh viên đạt được chỉ có thể trả lời sau tốt nghiệp 2, 3, thậm chí 5, 7 năm. Như vậy, từ lúc bắt đầu ngồi trên ghế giảng đường, tới lúc “gặt thành quả” phải tới 6, 7 hoặc thậm chí 9, 10 năm. Đây là một khoảng thời gian “đủ dài” để nói rằng “học đại học” mang tính dài hạn.
3. Học đại học nhằm mục đích gì?
Hệ thống giáo dục đại học và việc học đại học là nhằm tạo ra tri thức mới (thông qua nghiên cứu) và trí thức chất lượng (thông qua giảng dạy) cho xã hội. Đại loại là đại học nhằm mục đích tạo ra con người, và kiến thức chất lượng cao để có thể dẫn dắt, quản lý, quy hoạch, thiết kế, phục vụ nhu cầu phát triển xã hội, phát triển đất nước. Và để đánh giá chất lượng con người sau học đại học, xã hội (doanh nghiệp) thường dựa trên 03 tiêu chí:
- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn / ngành nghề
- Kỹ năng mềm và Kiến thức công cụ
- Thái độ nghề nghiệp / đạo đức nghề nghiệp
Các em và phụ huynh có hướng tới mục đích như thế không? Có định học đại học để trở thành người giỏi chuyên môn, đạo đức tốt, có kỹ năng mềm và kiến thức công cụ tốt? Nếu 03 tiêu chí kể trên đều tốt, “tài sản” – chính là “sinh viên sau tốt nghiệp” có đạt mục tiêu “sinh lợi” hay “có giá trị” cao hơn không? Chắc chắn câu trả lời là CÓ!
Đầu tư học đại học sao cho hiệu quả?
Chính vì vậy, trong thời gian học đại học, người học hãy chuyên tâm nâng cao chất lượng và giá trị bản thân thông qua 03 hoạt động:
- Tập trung về chuyên môn
- Cải thiện kỹ năng mềm và kiến thức công cụ
- Trau dồi đạo đức làm nghề, đạo đức làm người
Hãy tận dụng thời gian học đại học để ngẫm ra và thấu hiểu đạo lý: học để làm được việc để làm giỏi việc; học để làm người có ích; học để sống với đam mê; học để được cống hiến; học để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình!
Và hơn ai hết, các bậc phụ huynh hãy nhận thức và phân tích cho con em mình hiểu được “học đại học để làm gì”. Hãy định hướng nghề nghiệp thật chuẩn cho con em. Đừng để “giá như hoặc biết thế”!
Nếu thấy việc học đại học không đúng như mong muốn, kỳ vọng của gia đình, đặc biệt của cá nhân học sinh, thì hãy đưa ra những lựa chọn khác: học nghề; đi lao động; nhập ngũ; … hoặc những định hướng nghề nghiệp khác.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Hà Anh
Theo Ktck-humg.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Những lưu ý khi chọn nghề - Định hướng đúng tương lai
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1777
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4598
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1371
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1525
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2889
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2041
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2161
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4093
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 24701
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]Xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn là chủ đạo
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1750
Trước thông tin một số trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh không khỏi lo lắng. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công