20 Điều Cần Ghi Nhớ Cho Những Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Marketing
Gửi tới những bạn đang và sẽ làm marketing, đây là 20 điều trong năm mục chính mà bạn phải ghi nhớ để chuẩn bị hành trang vào đời. Đây là những lời khuyên được tập hợp từ các thành viên bao gồm cả các bạn lâu năm đã tốt nghiệp nhiều năm trước và cả những thực tập sinh sắp tốt nghiệp trong nhóm marketing. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mỗi khi đến mùa tốt nghiệp, chúng ta được chứng kiến mũ tốt nghiệp phất lên không, những chuyện dở khóc dở cười khi tên mình bị đọc sai và những hoài nghi về những dự định sắp tới. Tuy nhiên khi nói đến những sinh viên chuyên ngành tiếp thị, họ phải cần một khóa học cấp tốc để chuẩn bị bước vào đời.
Thật đáng tiếc, sinh viên hay ảo tưởng chỉ cần có chữ B.S (Cử nhân) trong bằng tốt nghiệp sẽ quảng bá hình ảnh của mình trở nên nổi bật hơn và có cơ hội tìm được công việc xứng tầm hơn. Vậy nên, điều đáng nói là hầu hết các sinh viên chuyên ngành marketing đều không được chuẩn bị kĩ lưỡng để bắt đầu hành trình mới.
1. Đừng sợ những con số
Tôi không thể cho bạn biết có bao nhiêu sinh viên mà tôi đã gặp đều nói với tôi rằng nên tránh tham gia những lớp liên quan đến phân tích định lượng hoặc thống kê. Thực tế, các dân marketer cần thống kê.
Đừng lấy cớ là bạn dự định trở thành “tiếp thị trên phương tiện truyền thông” mà không cần đụng chạm vào các con số. Khi tôi từng làm việc trong nhóm HubSpot và tôi phải dành mỗi ngày để xem và giải thích các biểu đồ và đồ thị. Vì thế, bạn cần có khả năng xem bảng tính, thức hiện các phép tính thích hợp và phân tích ý nghĩa của chúng.
Nếu không, bạn đang lãng phí thời gian để đưa ra quyết định mà không có bằng chừng nào cho rằng chúng thực sự hiệu quả hoặc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Vì thế hãy để tâm tới những lớp học thống kê.
2. Đừng quá ám ảnh 4P hay 4C trong Marketing
Mặc dù các khóa học marketing đều đề cập tới những chữ P hoặc C nhưng trong thực tế những chữ cái này không cần thiết. Đương nhiên là chúng có thể giúp bạn hiểu được bản chất tiếp thị nhưng đối với tình huống thực, các cách đáp ứng giá cả, sản phẩm, địa điểm và quảng cáo thì chúng thực sự không có ý nghĩa gì. Bạn cần phải suy nghĩ nhiều thứ khác nữa mà có trong các phần sau của danh sách này.
3. Đừng nghĩ trải nghiệm lớp học sẽ “bắt chước” được công việc thực tại
Những tình huống mô phỏng “thực tế”, study-case tuy có ích nhưng trong thực tế, đôi lúc một số hoàn cảnh bị gò bó thời gian thì chúng không giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng trong việc quản lý tiền thật, duy trì danh tiếng thương hiệu công ty hoặc đầu tư công sức của mình vào các dự án thực tiễn.
Cho nên hãy tận dụng cơ hội những lúc bạn đang làm thực tập bởi bạn có thể rút ra được kinh nghiệm từ vài lần trải nghiệm thay vì luyện tập.
4. Có kinh nghiệm thực tập trong CV chưa hẳn là “ấn tượng”
Bạn vừa có một công việc thực tập tại một công ty vào mùa hè năm ngoái. Nghe cũng khá là ấn tượng đấy nhưng bạn có từng nghĩ ai cũng đều đi thực tập giống như bạn chưa? Điều đó có nghĩa là công việc thực tập của bạn có thể không mấy thú vị cho lắm bởi đó là những gì bạn đã làm trong lúc bạn đang làm ở đó (hoặc không).
Ngoài ra sinh viên còn có quan niệm sai lầm nữa là tuy từng làm cho công ty nổi tiếng nhưng thực tế công việc đơn giản chỉ là trả lời điện thoại. Vậy thì sau khi họ chuyển sang công việc khác thì nghĩ rằng công việc mình từng thực tập sẽ làm đẹp CV trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng các nhà tuyển dụng sẽ phũ phàng từ chối bởi họ không thấy sự đóng góp cho công ty cả.
5. Thực tập nhiều cũng không hẳn “ấn tượng”
Nếu bạn quan tâm đến tiếp thị, đừng chỉ ứng tuyển cho các công ty vào mỗi mùa hè. Hãy chuyển sang hướng mới và kiểm tra kỹ năng ở nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như làm marketing in-house của một doanh nghiệp nào đó.
Như vậy, bạn sẽ luôn bám sát mục tiêu và tận dụng mọi kỹ năng của mình ở nhiều môi trường khác nhau. Và một điều tuyệt vời nữa là bạn sẽ học được các lĩnh vực trong mảng tiếp thị để từ đó tìm ra lĩnh vực phù hợp nhất với bạn.
6. Có nhiều hoạt động ngoại khóa không thể giúp bạn trở thành “dân chuyên”
Bạn vô cùng yêu thích khi tham gia các tổ chức mà bạn mong muốn cống hiến một phần nào đó. Bạn nghĩ rằng việc đưa tất cả hoạt động sẽ làm CV trở nên đẹp hơn và khiến nhà tuyển dụng ấn tượng về sự linh hoạt cũng như kinh nghiệm dày dặn của bạn. Nhưng thật ra mà nói, khi nhìn vào CV của bạn, nhà tuyển dụng khá là bối rối.
Các nhà tuyển dụng nói rằng họ thường loại những sinh viên tham gia quá nhiều hoạt động vì những sinh viên ấy chưa thực hiện được năng lực gì hay cống hiến gì cho công ty. Thay vì thành thạo một lĩnh vực, các sinh viên thường hay làm nhiều việc khác nhau dẫn tới bị “loãng”.
Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm điều gì đó vừa độc vừa lạ mà riêng mình bạn có thể làm được chứ không phải việc bạn có thể làm được mọi thứ. Nếu bạn đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau ở trường đại học, hãy thu hẹp một số hoạt động mà bạn thực sự bạn đã học được và giúp bạn phát triển.
7. Có một sơ yếu lý lịch tiêu chuẩn chưa thể hiện được xu hướng Marketing hiện đại
Hãy vứt bỏ ngay những mẫu sơ yếu lý lịch thông thường mà cố vấn nghề nghiệp đưa ra cho bạn.
Tiếp thị đang thay đổi, hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi, điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp đang phát triển này cũng sẽ thay đổi theo. Cho nên hãy tạo một sơ yếu lý lịch mà làm nổi bật được tính độc đáo của bạn chứ không chỉ đơn thuần thể hiện giá trị của bạn.
Trong khi sơ yếu lý lịch bằng giấy tuy có giá trị riêng của chúng nhưng bạn cũng cần phải có “mặt ở khắp mọi nơi” để giúp các nhà tuyển dụng tìm bạn dễ dàng hơn. Trên thực tế, 89% nhà tuyển dụng cho biết họ đã tuyển dụng ai đó thông qua trang mạng xã hội LinkedIn, Herd Wisdom cho biết.
Ngoài LinkedIn, hãy nghĩ những cách độc đáo khác để trình bày kinh nghiệm của bạn như: infographics, tweet, slideshares hoặc thậm chí là sách điện tử.
8. Tiếp thị đang phát triển nhanh chóng
Khi đối mặt với vấn đề hiện tại, mọi kiến thức, giáo trình mà bạn đã học được giờ không thể áp dụng được nữa.
Tiếp thị hiệu quả không phải là tìm kiếm câu trả lời, mà là tự tạo ra câu trả lời. Ví dụ, trong một lớp học truyền thống, phương tiện truyền thông vốn dĩ chưa được áp dụng. Nhưng những năm gần đây, nó đã được trở nên phổ cập, sử dụng rộng rãi. Vì thế, các nhà tiếp thị không được dạy bởi ai để làm thế nào tiếp thị trên các phương tiện truyền thông mà họ phải tự tìm cách trả lời cho chính họ.
9. Tiếp thị không phải là những hình ảnh đẹp và những video có sức ảnh hưởng
Các chiến dịch tiếp thị hiệu quả thường tập trung vào việc tạo ra nội dung có ích cho khách hàng. Cho nên, hãy thôi bỏ công sức của mình chỉ để tạo ra những video hài hước vì một mục đích duy nhất là thu hút các khách hàng biết đến thương hiệu. Bạn cần phải suy nghĩ thật kĩ để chuẩn bị và phân tích nhu cầu của đối tượng khách hàng: Họ muốn gì? Họ đang trắc trở, tâm từ về điều gì? Làm thế nào để phục vụ họ tốt nhất trong khi bạn đang phục vụ cho doanh nghiệp của bạn? Nếu trả lời đúng một trong những câu hỏi này, nội dung của bạn tự nhiên sẽ trở nên có sức ảnh hưởng.
10. Tiếp thị không chỉ là thương hiệu hoặc nhận biết, mà còn là nghệ thuật kiếm tiền
Đã qua cái thời khi mà bộ phận tiếp thị truyền tải những thông điệp thú vị và bộ phận bán hàng là chốt đơn. Ngày nay, cả hai đều là một.
Chúng ta cứ nói về việc bạn đem lại lợi ích cho công ty nhưng chưa nói rõ lợi ích đó là gì. Rất đơn giản, đó chính là doanh thu. Lợi tức đầu tư của việc gửi email đó là bao nhiêu? Bài tweet? Bài báo? Mỗi nỗ lực này nên được định vị tượng trưng cho văn hóa công ty của bạn và cần phải phù hợp với chu kỳ bán hàng bởi chúng cần phải có giá trị tiền tệ.
11. Tiếp thị không nhất thiết phải là xấu
Bạn nên đừng có suy nghĩ tiêu cực chỉ vì họ gắn mác bạn những cái tên phổ biến như “nhà tiếp thị”, “chuyên gia quan hệ công chúng”. Hãy luôn giữ thái độ tích cực trong công việc và tạo được sự thu hút khách hàng.
12. Tiếp thị không chỉ là các thương hiệu hoặc các đại lý lớn
Thực tế, bạn có nhiều lựa chọn khác hơn bạn tưởng thay vì làm tại các đại lý hoặc những thương hiệu lớn như Nissan hoặc Pepsi. Chẳng hạn bạn có thể làm tại công ty công nghệ hay một doanh nghiệp nhỏ hoặc bệnh viện. Cho nên, đừng suy nghĩ hạn hẹp chỉ vì các giáo sư, giảng viên của bạn hầu như chỉ nói về những chiến dịch mà các thương hiệu lớn đã thực hiện thì không có nghĩa đó là những công việc tiếp thị duy nhất ngoài kia.
13. Tiếp thị là sự cân bằng của nghệ thuật, khoa học và công nghệ
Nhiều giáo trình marketing tập trung vào nghệ thuật về việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo, suy nghĩ cân nhắc bảng quảng cáo và kịch bản phân cảnh cho quảng cáo. Trong tiếp thị hiện đại, nghệ thuật này rất quan trọng trong việc hình dung lời nói chuyển sang hành động, viết các landing page và tung ra sản phẩm.
Nhưng marketing còn hơn thế nữa. Về mặt khoa học, chúng ta đã biết về tầm quan trọng của marketing dựa trên số liệu, hơn nữa bạn cần nắm bắt sử dụng công nghệ cho tiếp thị.
Trong một bài báo của Tạp chí Marketing, Jamie Kenny có viết: "Một mặt, công nghệ sẽ cung cấp các lộ trình tiếp thị mới và hiệu quả hơn, cùng với các triển vọng thú vị như khả năng tiếp thị cá nhân hóa, một đối một trên quy mô lớn. Trên mặt khác, bộ phận tiếp thị phải học các kỹ năng mới, đảm nhận trách nhiệm và xây dựng các mối quan hệ khác trong tổ chức. "
Là một nhà tiếp thị mới nổi, hiểu biết về công nghệ sẽ giúp bạn trở nên nổi bật với đám đông.
14. Đừng sợ sai
Đã bao nhiêu lần bạn nói, "Tôi cũng nghĩ điều tương tự như vậy ...” nhưng rồi bạn không nói gì cả.
Khi bạn có một ý tưởng hoặc quan điểm về điều gì đó mà đang được thảo luận trong lúc thực tập hoặc là công việc đầu tiên thì bạn hãy mạnh dạn lên tiếng thay vì để lỡ. Thật ra, ai ai cũng có ý tưởng lớn nhưng cái khó đó chính là sự im lặng.
15. Mặt dày
Là một nhà tiếp thị, bạn sẽ phải đối mặt với vô vàn những lời phàn nàn của khách hàng, những chỉ trích trên mạng xã hội, những người đại diện bán hàng không phản hồi, những khách hàng bực bội, ... và rồi bạn phải cắn lưỡi, cho rằng khách hàng luôn đúng.
Nếu bạn quá nhạy cảm về cách mọi người đối xử với bạn, bạn sẽ không thể tồn tại được trong kinh doanh. Cho nên, hãy coi tất cả những phản hồi tiêu cực ấy như những lời góp ý xây dựng và biến nó thành một điều gì đó tích cực hơn. Ngoài ra, tôi đã từng thất bại khi tôi thực tập tại HubSpot, tuy nhiên nhờ vậy mà tôi đã học được từ những sai lầm của mình.
16. Trở thành phiên bản mà mình nên nghiên cứu
Hãy chứng minh kỹ năng của bạn bằng cách tiếp thị bản thân thay vì chờ đợi người khác mở cửa cơ hội cho mình. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Thể hiện kiến thức và khả năng viết của bạn bằng cách viết những bài trên blog riêng của bạn hoặc blog đang hiện có.
- Xây dựng phạm vi tiếp cận bằng các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter hoặc LinkedIn để kết nối với các chuyên gia.
- Hãy thể hiện niềm đam mê tiếp thị theo cách của bạn. Bởi nếu bạn không biết tiếp thị bản thân mình thì bạn sẽ tiếp thị cho người khác như thế nào?
17. Đừng bao giờ đốt “những cây cầu”
Bạn có thể cảm thấy phiền toái khi phải ngồi bên cạnh một đứa nói nhiều nhưng lại là học trò cưng của giáo viên. Nhưng bạn sẽ không biết một ngày nào đó cô ấy có thể trở thành quản lý của bạn, hoặc là đồng nghiệp của bạn, hoặc là người đưa quyết định cân nhắc có nên thuê bạn hay không?
Bạn không bao giờ biết được mọi người sẽ đi đâu về đâu. Năm ngoái, tôi đã nhận được một tin nhắn LinkedIn từ một người đàn ông trẻ tuổi, mặc dù người đó đã từng đối xử với tệ với tôi hồi còn tôi còn học trung học. Nhưng rồi đột nhiên, anh ấy lại là người yêu của tôi và nhờ tôi giới thiệu việc làm cho anh ấy.
18. Kết nối mạng lưới với mọi người
Kết nối mạng lưới với mọi người - Hướng nghiệp GPO
Có thể bạn đã từng nghe thấy ở đâu đó, tuy nhiên điều tôi muốn nhấn mạnh là mọi người. Nếu bạn muốn làm việc tại công ty XX thì bạn đừng nên mải nói chuyện với những người trong công ty của mình. Bởi một ngày nào đó, sẽ có một người lạ ngẫu nhiên ở công ty Y sẽ trở thành nhân viên của công ty XX thay thế bạn. Và bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội để nói với người đó để tìm hiểu lý do tại sao bạn lại bị đuổi việc.
Vấn đề là: bạn không bao giờ biết ai có thể giúp bạn trong tương lai, cho nên hãy làm quen với nhiều người càng tốt.
19. Làm quen với HTML / CSS
Bạn không cần phải là một kỹ sư công nghệ thông tin nhưng bạn cần phải biết những kiến thức cơ bản. Hãy tưởng tượng thế này, bạn sẽ làm gì nếu nhân viên thiết kế trang web bỗng tạm nghỉ? Hay chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cần sửa nhanh cho trang web của mình? Hoặc thậm chí là nói chuyện với nhà thiết kế web của bạn?
Đương nhiên những kiến thức này sẽ làm bạn quay như chong chóng. Tuy nhiên, với vị trí vai trò là tiếp thị sản phẩm thì đây là những kiến thức mà bạn không được bỏ qua.
20. Hiểu sự khác biệt giữa B2B và B2C
Tôi khá là ngạc nhiên vì tôi chưa từng bao giờ tiếp xúc với những từ viết tắt cơ bản này ở trường, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng những cụm từ này. B2B là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Khi bạn hiểu được sự khác biệt này, bạn sẽ tiếp xúc được nhiều loại hình thức tiếp thị khác nhau và đưa ra quyết định việc làm phù hợp với mình.
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo ybox.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kỹ năng xác định mục tiêu là gì? Những nguyên tắc khi xác định mục tiêu
5 bước giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc mới
Bỏ túi 4 bí kíp sống còn cho nhân viên văn phòng
Làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc?
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 63
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 65
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 217
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 198
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 159
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 206
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công