DIGITAL NOMAD - Hướng nghề dành cho người thích tự do
Theo một báo cáo của MBO Partners, số lượng những người du mục kỹ thuật số đã tăng 49% ở Mỹ trong thời kỳ đại dịch, tăng từ 7,3 triệu vào năm 2019 lên 10,9 triệu vào năm 2020. Chúng ta hiểu Digital Nomad - Du mục kỹ thuật số như thế nào? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ những câu chuyện thật của những con người thật nhé!
Digital nomad (tạm dịch là dân du mục kỹ thuật số) là từ chỉ người sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ để làm việc từ xa.
Theo The Guardian, khác với Freelancer chỉ tham gia dự án độc lập trong thời gian ngắn, digital nomad thường có công việc ổn định, nhưng không phải lên văn phòng, đi du lịch quanh năm nhưng vẫn kiếm được triệu đô mỗi tháng.
Nghe có vẻ đơn giản và "dễ ăn", nhưng Grey Lea, phóng viên thể thao, dù cho rằng lối sống anh đang theo đuổi dù thú vị, nhưng lại không đơn giản và lý tưởng đến vậy.
Không còn nỗi ám ảnh sáng thứ hai
Khi đặt chân đến thành phố lớn nhất Việt Nam vào tháng 1, Lea rất bất ngờ vì anh có thể gặp dân du mục kỹ thuật số thuộc mọi tầng lớp.
Từ các công việc như lập trình máy tính, viết quảng cáo, tiếp thị nội dung, phát triển web cho đến những nhà nghiên cứu, kế toán, nhà báo đồng nghiệp.
“Tôi đã gặp một quản lý phương tiện truyền thông xã hội người Đài Loan và một nhà thiết kế đồ họa người Brazil”, Lea nói.
Từ năm 2011 đến nay, Helen Barlow, dịch giả tự do đến từ Liverpool, Anh, đã sống và làm việc tại 15 quốc gia.
Tự do đi lại và linh hoạt trong giờ làm việc là những nguyên nhân chính khiến cô quyết định trở thành một digital nomad.
“Mỗi ngày đều thú vị và luôn là một trải nghiệm mới”, Barlow nói về lối sống đã đưa cô đến Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á.
“Tôi cảm thấy như mình đang đi nghỉ, không còn nỗi ám ảnh vào buổi sáng thứ hai hay buồn tẻ khi phải lên văn phòng hàng ngày. Cuộc sống trở nên đơn giản hơn khi bạn nhận ra mình không cần quá nhiều của cải vật chất và cố gắng để bắt kịp người khác”, nữ dịch giả nói thêm.
Ước tính sẽ có một tỷ người du mục kỹ thuật số vào năm 2035
Keith Pieter Levels, người sáng lập nomadlist.com - một trang web xếp hạng các thị trấn, thành phố theo mức độ thân thiện với dân du mục dựa trên các yếu tố như: chi phí sinh hoạt, tốc độ internet và các lựa chọn giải trí - ước tính sẽ có một tỷ người du mục kỹ thuật số vào năm 2035.
WeWork, mạng lưới chia sẻ văn phòng toàn cầu, sẽ sớm có 649 trụ sở tại 113 thành phố từ Trung Quốc đến Chile, Ba Lan đến Peru.
Còn Selina, trang web cộng đồng, lại cung cấp 22.000 giường trong phòng riêng và ký túc xá chủ yếu ở Mỹ Latinh, một vài thành phố châu Âu để phục vụ các vị khách là dân du mục kỹ thuật số.
Thích trải nghiệm hơn sở hữu
Đi du lịch, kết nối với mọi người trên khắp thế giới trong khi vẫn làm việc và kiếm được tiền là điều Lea thích nhất khi trở thành một người du mục kỹ thuật số.
Tuy vậy, digital nomad không phải là điều dễ dàng dành cho tất cả. Hầu hết người này đều cố gắng không quá gắn bó với mọi người và các địa điểm, vì họ sẽ sớm di chuyển đến nơi khác.
Danish Soomro, người Canada gốc Pakistan, đã sống ở khoảng 50 thành phố của 20 quốc gia kể từ năm 2015. Hiện, anh sống ở Hy Lạp và điều hành một nhóm có tên Digital Nomads Around the World với 105.000 thành viên.
Soomro cũng là người sáng lập Digital Nomads Nation, nơi cung cấp dịch vụ trực tuyến bao gồm đánh giá thành phố, danh sách công việc, tư vấn ngân hàng và kể cả hẹn hò.
Câu chuyện cô gái Digital Nomad Việt Nam chính hiệu
Trần Huyền Trang, sinh năm 1983, đã đi qua hơn 30 quốc gia, bắt đầu sống như một Digital Nomad từ tháng 3, 2017. Trước khi quyết định “đi lang thang”, Huyền Trang có hơn 10 năm (2005 - 2016) làm trong lĩnh vực quản lý nhân sự cho các công ty đa quốc gia như P&G, Sonion, Unilever, Total... Sau 4 năm ấp ủ giấc mơ khám phá thế giới, Trang quyết định nghỉ việc. Cô chuẩn bị hành trang lên đường. Tháng 3.2017, Trang khởi hành chuyến đi như một du mục đây đó khắp nơi.
Đừng nghĩ một người làm nghề tự do, sống kiểu digital nomad có thể xuề xòa. Đây là cuộc sống đầy cám dỗ nhưng cũng đòi hỏi mỗi người phải có tính kỷ luật cao. Huyền Trang chia sẻ: “Mình bắt đầu làm việc từ 9 hoặc 10 giờ sáng, có hôm làm tại nhà hoặc đến co-working space hoặc ra quán café, bãi biển… Trở về nhà khi chiều tối, có lúc mình phỏng vấn ứng viên kéo dài đến 10 giờ đêm cũng là chuyện bình thường. Sau giờ làm việc, mình nói chuyện với người nhà qua Facebook hoặc đi ăn tối với các bạn ở cùng nơi co-working space hoặc cộng đồng couchsurfing (những “di dân”) tại địa phương. Mình chỉ đi chơi và khám phá xung quanh vào cuối tuần, còn lại là làm nhiều việc cùng một lúc, miễn sao phù hợp và có nguồn thu nhập để tiếp tục thực hiện ước mơ”.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin cập nhật nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Quỳnh Nga
Đọc thêm bài viết cùng chủ đề:
Kỹ sư tài chính - nghề mới đầy sức hút
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 24
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 56
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 70
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 177
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 163
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 170
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 207
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 186
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 149
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 198
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công