Ngành Nông học là gì? Học ngành Nông học ra trường làm gì?
Theo nhận định của những chuyên gia phân tích về nguồn lao động, hiện nay, nhu cầu nhân lực tại các nhóm ngành nông nghiệp rất lớn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính là cơ hội để sinh viên ngành Nông học nói riêng và nhóm ngành Nông nghiệp nói riêng tìm được cơ hội việc làm phù hợp. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Nông học.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Nông học
Nông học (Mã ngành: 7620109) là một ngành khoa học và kỹ nghệ nghiên cứu ứng dụng các loại thực vật thành thực phẩm, nhiên liệu, thức ăn gia súc và lấy chất xơ. Nông học bao gồm các ngành di truyền học về thực vật, sinh lý thực vật, khí tượng học và khoa học về đất trồng trọt. Đây là ngành ứng dụng của các ngành khoa học như sinh học, hóa học, sinh thái học, đất học và di truyền học.
Những nhà Nông học thường nghiên cứu về nhiều vấn đề như là sản xuất thực phẩm, tạo ra các thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn, quản lý tác động của môi trường lên nông nghiệp và tạo ra năng lượng từ cây trồng. Nhà Nông học thường chuyên về các lĩnh vực như luân canh cây trồng, thủy lợi, thoát nước, giống cây trồng, phân loại đất, màu mỡ của đất, kiểm soát cỏ dại, côn trùng và kiểm soát dịch hại.
Chương trình đào tạo ngành Nông học cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát và chuyên ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật...), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường...).
Sinh viên ngành này cũng có cơ hội khám phá về bệnh cây, côn trùng, rau màu nông nghiệp; sinh lý động - thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, chọn tạo giống cây trồng; các kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, quản lý môi trường ao nuôi, khuyến nông, IPM trong bảo vệ thực vật... để từ đó có thể nắm rõ việc nhận dạng, giải thích , hướng dẫn và quản lý cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản để vận dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
2. Các trường đào tạo ngành Nông học
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
3. Các khối xét tuyển ngành Nông học
4. Chương trình đào tạo ngành Nông học
I. |
Kiến thức giáo dục đại cương |
I.1 |
Lý luận chính trị |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa M-LN 1 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa M-LN 2 |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
I.2 |
Khoa học xã hội |
5 |
Pháp luật Việt Nam đại cương |
6 |
Tiếng Việt thực hành |
7 |
Khoa học quản lý |
8 |
Xã hội học đại cương |
I.3 |
Khoa học tự nhiên |
9 |
Vật lý đại cương |
10 |
Toán học cao cấp B1 |
11 |
Hóa vô cơ |
12 |
Hóa hữu cơ |
13 |
Hóa phân tích |
I.4 |
Ngoại ngữ - Tin học |
14 |
Tiếng Anh 1(*) |
15 |
Tiếng Anh 2 (*) |
16 |
Tin học (*) |
I.5 |
Giáo dục Thể chất (*) |
I.6 |
Quốc phòng – An ninh (*) |
II. |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
II.1 |
Kiến thức cơ sở |
17 |
Nông học cơ bản |
18 |
Hóa sinh thực vật |
19 |
Khoa học đất cơ bản |
20 |
Hệ thống nông nghiệp |
21 |
Di truyền thực vật |
22 |
Sinh lý thực học vật |
23 |
Động vật học |
24 |
Vi sinh vật nông nghiệp |
25 |
Phân loại thực vật nông nghiệp |
26 |
Sinh thái nông nghiệp |
27 |
Lâm nghiệp |
28 |
Độ phì và phân bón |
19 |
PPNCKH Nông nghiệp |
30 |
Thống kê sinh học và phép thí nghiệm |
II.2 |
Kiến thức ngành |
II.2.1 |
Phần bắt buộc |
31 |
Côn trùng học nông nghiệp |
32 |
Chăn nuôi đại cương |
33 |
Nuôi trồng thuỷ sản |
34 |
Quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng |
35 |
Bệnh cây trồng |
36 |
Thuốc bảo vệ thực vật |
37 |
Chọn giống và sản xuất hạt giống cây trồng |
38 |
Đánh giá tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp |
39 |
GAP và nông nghiệp hữu cơ |
40 |
Tin sinh học |
II.2.2 |
Phần tự chọn (Tối thiểu 19 TC) |
41 |
Hệ thống nông lâm kết hợp |
42 |
Khí tượng nông nghiệp |
43 |
Kinh tế nông nghiệp |
44 |
Xây dựng mô hình sinh thái VAC |
45 |
Vấn đề biến đổi khí hậu |
46 |
Virus học thực vật |
47 |
Công nghệ sinh học |
48 |
Bảo quản và chế biến nông sản |
49 |
Đa dạng sinh học |
50 |
Dinh dưỡng khoáng |
51 |
Nuôi cấy mô thực vật |
52 |
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật |
54 |
Cây ăn quả |
55 |
Cây công nghiệp ngắn ngày |
56 |
Cây công nghiệp dài ngày |
57 |
Kỹ thuật trồng cây lương thực |
58 |
Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh |
59 |
Bệnh thủy sản |
60 |
Bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm |
61 |
Thuốc thú y và độc chất học |
62 |
Sâu hại cây trồng |
63 |
Côn trùng hại kho |
64 |
Kiểm định hạt giống |
65 |
Biện pháp đấu tranh sinh học |
66 |
Quản trị nông trại |
67 |
Quản lý tài nguyên và môi trường nông nghiệp |
68 |
Lập và quản lý các dự án nông nghiệp |
69 |
Khuyến nông và phát triển nông thôn |
II.3. |
Kiến thức thực hành, thực tập nghề nghiệp |
70 |
Tham quan thực tế ngành |
71 |
Thực tập tốt nghiệp ngành Nông học |
72 |
Khóa luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Nông học sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nông học, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng một số vị trí công việc sau:
- Quản lý nhà nước về nông nghiệp: công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp như: Ban nông nghiệp xã, phòng nông nghiệp quận/huyện, các Sở nông nghiệp, khoa học công nghệ, các cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật...
- Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp (các công ty sản xuất - kinh doanh giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ kỹ thuật về giống, các công ty sản xuất hoa, nhà vườn…)
- Các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp...
- Cơ sở nghiên cứu ngành nông - lâm - ngư nghiệp cấp huyện, cấp xã; công ty hóa chất nông nghiệp hoặc viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, phòng thí nghiệm nông nghiệp và có thể tự lập trang trại, doanh nghiệp dịch vụ cây trồng và vật nuôi.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Nông học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành Khuyến nông là gì? Học ngành Khuyến nông ra trường làm gì?
Ngành Khoa học đất là gì? Học ngành Khoa học đất ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh nông nghiệp là gì? Học ngành Kinh doanh nông nghiệp ra trường làm gì?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1468
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 989
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1479
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1260
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1361
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1927
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2980
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4172
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công