Danh mục nhóm ngành nghề
Tin nổi bật
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Hướng nghiệp GPO nhận thấy rằng dù theo học một ngành học, một chương trình đào tạo hay việc học nghề tại các trường trung cấp, cao đẳng đều cần tới sự định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng, chúng ta - những thế hệ tài năng của đất nước cần phải làm gì để có thể “định hướng nghề nghiệp”, “lựa chọn nghề nghiệp” hay “lựa chọn ngành học” một cách đúng đắn nhất sau khi tốt nghiệp phổ thông. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Rất nhiều bạn học sinh luôn trăn trở nên học ngành gì, hay băn khoăn học trường này thì sau làm nghề gì? Thực chất, mục đích cuối cùng của việc học chính là tìm kiếm một công việc ổn định, với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn bạn cần nhớ khi chọn nghề chính là sự phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Muốn vậy, bạn phải được tư vấn hướng nghiệp ngay từ đầu. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Hơn nữa, sự mông lung khi con cái định hướng tương lai trong thời điểm dịch bệnh phức tạp xu hướng nghề nghiệp thay đổi. Mỗi ngày xu hướng việc làm lạii thay đổi chóng mặt, những loại hình nghề nghiệp mới mọc lên như nấm. Các ngành nghề truyền thống không còn thu hút và phù hợp. Thật khiến cho các bậc phụ huynh và con cái đau đầu trong việc định hướng.
Học sinh cuối cấp trung học phổ thông đang bước vào thời điểm gấp rút với các kỳ thi thử với các bài kiểm tra đánh giá thang điểm. Ắt hẳn các vị phụ huynh và các thí sinh sẽ không ít hoang mang trong thời gian này. Ngoài việc ôn thi trên lớp thì việc cha mẹ cùng con chuẩn bị một lộ trinh kĩ càng và xem xét các phương thức thi, tuyển sinh là vô cùng cần thiết.
Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và bạn thường nhận được lời khuyên lắng nghe hoài bão, đam mê để có lựa chọn công việc phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng mất phương hướng, không biết mình thích gì cũng không có đam mê, sở thích nào đặc biệt xuất hiện khá phổ biến ở các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Vậy lựa chọn nghề nghiệp thế nào nếu như bạn chưa tìm thấy đam mê của mình? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Cuốn sách là lời chia sẻ thiết thực, cũng như một lời động viên chân thành từ các chuyên gia giúp các bạn trẻ cân nhắc, suy nghĩ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn nhất ngay từ những bước chân đầu tiên trên con đường sự nghiệp phía trước. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Những Con Đường Nghề Nghiệp Trong Ngành Tài Chính
Một sự nghiệp trong ngành tài chính có thể được tưởng thưởng xứng đáng, cả về mặt bản chất lẫn tiền bạc. Dân tài chính sử dụng kiến thức và kĩ năng của họ để giải quyết các vấn đề và giúp đỡ người khác. Những người làm tài chính thành công cũng kiếm được mức lương tốt, như một sự tưởng thưởng cho việc giải các bài toán phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé !
Những khả năng/kĩ năng của một dân tài chính
Một sự nghiệp trong ngành tài chính có thể được tưởng thưởng xứng đáng, cả về mặt bản chất lẫn tiền bạc. Dân tài chính sử dụng kiến thức và kĩ năng của họ để giải quyết các vấn đề và giúp đỡ người khác. Ví dụ, một nhân viên tín dụng cho vay có thể cho phép một khách hàng doanh nghiệp mở rộng công việc kinh doanh hoặc khách hàng cá nhân xây lại nhà của mình. Những người làm tài chính thành công cũng kiếm được mức lương tốt, như một sự tưởng thưởng cho việc giải các bài toán phức tạp.
Khả năng cá nhân để trở nên hạnh phúc và thành công trong ngành tài chính rất đa dạng và khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể mà một người làm việc. Ví dụ, một số công việc tài chính mang tính tính toán cao, một số thiên hoàn toàn về sale, trong khi số khác là sự kết hợp của cả hai. Những kĩ năng, kiến thức và mối quan tâm sau đây chắc chắn có ích.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic
- Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai
- Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế
- Kĩ năng giao tiếp
- Kĩ năng tiếp thị
- Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm
- Thích học hỏi những điều mới mẻ
- Đạo đức nghề nghiệp cao
- Kĩ năng lãnh đạo
- Kĩ năng tính toán tốt
- Kĩ năng máy tính như Excel, PowerPoint, và Access
Những nghề nghiệp trong ngành Tài chính
Dưới đây là danh sách một số nghề nghiệp nổi bật trong ngành tài chính. Mặc dù có nhiều công việc khác nữa nhưng danh sách này bao gồm những việc mà phần lớn những sinh viên sắp tốt nghiệp tìm kiếm hoặc quan tâm. Cần lưu ý rằng một số công việc khó kiếm được hơn những việc khác.
1. Ngân hàng thương mại
Mô tả chung: Một ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp những thứ như là các khoản vay, các tài khoản kí quỹ, và các dịch vụ quản lý tiền mặt. Một người làm ngân hàng giỏi luôn luôn tìm kiếm những cách mới để đáp ứng các nhu cầu của một khách hàng doanh nghiệp. Những cách mới này có thể bao gồm thư tín dụng, hoán đổi lãi suất, dịch vụ trao đổi ngoại tệ hoặc bảo hiểm. Các ngân hàng thương mại hoạt động ở mỗi thị trấn và thành phố, và tín dụng thương mại rất quan trọng với sự phát triển kinh tế. Công việc này đòi hỏi mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng bên ngoài, cũng như khả năng đánh giá các nhu cầu và khả năng tài chính của các khách hàng.
Các hoạt động của ngân hàng thương mại có thể biến động rất nhiều từ ngày này qua ngày khác. Những người làm ngân hàng theo mùa thường sử dụng phần lớn thời gian của họ làm việc với những khách hàng, cả trong và ngoài văn phòng. Những người mới thực tế dành nhiều thời gian ở bên ngoài hơn, hỗ trợ những khách hàng hiện tại.
Các thông tin bổ sung: Một số sinh viên có thể quan tâm hơn tới những công việc hỗ trợ ngân hàng thương mại, như là phân tích tín dụng. Một người phân tích tín dụng chuyên đánh giá các yêu cầu vay của khách hàng (chỉ là một trong các trách nhiệm của ngân hàng thương mại) dựa trên thông tin được cung cấp bởi ngân hàng thương mại. Vì vậy, một người phân tích tín dụng chỉ có liên lạc của một số khách hàng nhất định bên ngoài. Một ngân hàng sẽ tuyển dụng tương đối ít người phân tích tín dụng, nếu so với số lượng nhân viên ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có thể là một công việc suốt đời, khi mà nhân viên ngân hàng làm việc với một lượng ngày càng lớn các khách hàng từ thời điểm này qua thời điểm khác. Một nhân viên ngân hàng thương mại thành công cũng có cơ hội trở thành quản lý, như là dẫn dắt một nhóm các nhân viên khác, hoặc quản lý một khu vực địa lý của ngân hàng. Nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các nhân viên cao cấp trong ngân hàng có một số kinh nghiệm trong mảng cho vay thương mại.
Giành được việc: Công việc bán thời gian hoặc trong hè liên quan tới ngân hàng, như là giao dịch viên hoặc thu ngân, có thể hữu ích. Con đường trực tiếp nhất cho nhân viên toàn thời gian là tham gia vào chương thực tập sinh. Tuy nhiên, chỉ một vài ngân hàng có chương trình này và sự cạnh tranh là rất khốc liệt. Một lộ trình khác là làm nhân viên tín dụng cho người mới vào nghề. Khả năng sẵn sàng di chuyển có thể hữu ích. Nhìn chung, cân nhắc bất kì công việc dạng này ở ngân hàng mà bạn mong muốn. Bước những bước chập chững đầu tiên và làm việc thật tốt sẽ tạo lợi ích cho bạn theo thời gian.
2. Ngân hàng bán lẻ
Mô tả chung: Nhân viên ngân hàng bán lẻ hỗ trợ nhu cầu tài chính cho các cá nhân, bao gồm các khoản vay mua nhà và ô tô, tài khoản kí gửi và tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư. Một nhân viên ngân hàng bán lẻ phải liên hệ với một lượng lớn khách hàng mỗi ngày. Hầu hết việc liên lạc này diễn ra ở chi nhánh của họ, thông qua việc gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại. Sau chỉ một vài năm, nhân viên ngân hàng bán lẻ có thể trở thành giám đốc chi nhánh, nghĩa là họ sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý từng cá nhân và hoạt động chung của chi nhánh, cũng như các dịch vụ khách hàng.
Có nhiều công việc liên quan tới ngân hàng bán lẻ ở tất cả các thị trấn và thành phố vừa và lớn. Nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu một số các chức năng hỗ trợ, như là phân tích danh mục vay cá nhân,… Một công việc liên quan là cho vay thế chấp, ở đó nhân viên sẽ làm việc với các khoản vay mua nhà và đảm nhận một vài chi nhánh.
Giành được việc: Công việc bán thời gian hoặc làm trong hè như giao dịch viên và thu ngân có thể hữu ích. Nhiều ngân hàng thuê những sinh viên mới tốt nghiệp cho ngân hàng bán lẻ hơn là ngân hàng thương mại.
3. Tài chính doanh nghiệp
Mô tả chung: Một người làm tài chính doanh nghiệp quản lý tất cả các khía cạnh tài chính của một công ty. Người đó là một người giải quyết vấn đề, tập trung vào những phương thức tạo ra giá trị. Các khía cạnh tài chính của một doanh nghiệp để quản lý bao gồm lên dự toán vốn, quản lý dòng tiền, cấu trúc vốn, liên hệ với nhà đầu tư, quản trị vốn lưu động, giao dịch ngoại hối, chính sách cổ tức, lên kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro. Doanh nghiệp càng lớn thì nhiệm vụ của một người càng được chuyên môn hóa hơn.
Các hoạt động thường nhật biến động nhiều theo thời gian và các dự án đặc biệt (ví dụ như nghiên cứu so sánh chi phí lợi ích của những địa điểm mở cửa hàng mới khác nhau) là chuyện thường. Cuối quý và cuối năm có thể là thời điểm bận rộn. Một số ngày toàn bộ đội ngũ sẽ phải làm việc cùng nhau và phân tích dữ liệu, còn phần lớn thời gian sẽ làm việc theo nhóm. Công ty càng lớn, khả năng phải làm việc theo nhóm của bạn càng cao. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng nội bộ được yêu cầu, và tăng theo thời gian.
Những nhân viên mới vào làm chủ yếu sử dụng nhiều các ứng dụng máy tính như Excel. Một số ứng dụng thường được dùng khác gồm PowerPoint và Access.
Một số công việc chung là phân tích tài chính, phân lý ngân sách và phân tích kinh doanh.
Kiểm toán nội bộ rủi ro và các quy trình hoạt động liên hệ chặt chẽ tới tài chính doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cỡ vừa tới lớn sẽ có một vài tới hơn một trăm người làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
4. Ngân hàng đầu tư
Mô tả chung: Công việc liên quan tới ngân hàng đầu tư thường được chia thành 3 mảng: nghiên cứu, giao dịch và sale. Mảng nghiên cứu bao gồm các nhân viên phân tích cổ phiếu và phân tích trái phiếu. Như cái tên đã thể hiện, người làm trong mảng này tập trung vào nghiên cứu những công cụ tài chính đặc biệt. Mảng giao dịch phải “tạo lập thị trường” (market making), ví dụ như tạo thị trường cho các trái phiếu được phát hành bởi nhiều công ty – nhiệm vụ của người giao dịch trái phiếu. Mảng này cũng phải gắn với “giao dịch độc quyền” (hay nói cách khác là giao dịch đầu cơ với mục tiêu kiếm tiền cho công ty của bạn). Mảng sale tham gia vào việc bán các dịch vụ bán hàng (ví dụ như tư vấn mua bán sáp nhập) hoặc các công cụ tài chính mới được tạo lập (như là phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu mới).
Cuộc đua vào các vị trí trong ngân hàng đầu tư rất khốc liệt và thời gian làm việc rất nhiều, đặc biệt với các nhân viên mới ở các doanh nghiệp lớn – 70 giờ một tuần. Thời gian làm việc ở các doanh nghiệp nhỏ hơn thì thường thấp hơn. Tuy vậy lương nhìn chung rất, rất tốt.
Vừa làm việc vừa hướng tới chứng chỉ CFA, cùng với việc phát triển hiểu biết về máy Bloomberg sẽ giúp bạn rất nhiều. Những nhân viên mới vào thường sử dụng Excel với cường độ cao.
5. Quản lý đầu tư
Mô tả chung: Lĩnh vực quản lý đầu tư bao gồm quỹ tương hỗ, ETFs, quỹ đầu cơ, và nhiều công ty đầu tư tư nhân khác. Như tên gọi, quản lý đầu tư bao gồm việc thu hút vốn từ nhà đầu tư với mục tiêu tạo ra lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Các công việc đi từ mảng thiên về sale, tới mảng thiên về định lượng và mảng tập trung vào dịch vụ khách hàng. Cạnh tranh về công việc ở những người mới vào là rất lớn.
Giống như mảng Ngân hàng đầu tư, vừa làm việc vừa hướng tới đạt được chứng chỉ CFA cũng như phát triển hiểu biết bản thân về máy Bloomberg sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé !
Kim Phụng
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
8 podcast tiếng Anh hay nhất dành cho người WFH
Có nên làm việc cho bạn bè?
Bài viết khác
- Sức bật ngành sư phạm(990 lượt xem)
- Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam(2043 lượt xem)
- Ngành thiết kế mỹ thuật số - nghệ thuật số ra trường làm gì?(1838 lượt xem)
- Ngành học xây dựng cầu đường – Học gì, làm gì?(1340 lượt xem)
- Học điện lạnh ra làm gì? Học điện lạnh có tương lai không?(2143 lượt xem)
- Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo(1932 lượt xem)
- Học ngành Quảng cáo ra trường làm gì?(1289 lượt xem)
- Học ngành Tâm lý học ra làm gì?(2140 lượt xem)
- Học công nghệ thực phẩm ra làm gì? Có dễ xin việc không?(3306 lượt xem)
- Học ngành xét nghiệm y học ra làm gì? – Làm việc ở đâu?(1311 lượt xem)
Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công