Vô số cách để thử sức ngành Content
Content đang là một trong những nghề phổ biến nhất hiện nay. Bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp chuyên ngành Văn, Báo chí... để tham gia lĩnh vực đầy thú vị này. Và bạn cũng không cần bó buộc mình trong một công việc nhất định. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
“Content” được dùng cho một lĩnh vực nghề nghiệp khá rộng. Người trong nghề còn gọi chệch “content” là “con sen”, vừa hài hước, vừa phản ánh đúng là “ngạch gì cũng đến tay”. Người làm content thường thuộc bộ phận Marketing của rất nhiều ngành: công nghệ, y tế, thực phẩm, bất động sản… Vì ngành nào cũng cần tiếp cận và thu hút người dùng bằng “nội dung”, bất kể là dưới hình thức bài viết, slogan, hình ảnh, video, hay podcast…
“Content” được dùng cho một lĩnh vực nghề nghiệp khá rộng
Nhất là khi Gen Z - đối tượng tiêu dùng chiếm thị phần tới 40% người dùng trong những năm tới, thì các doanh nghiệp càng ưa thích việc tuyển những sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường làm content trên mạng xã hội. Nếu bạn có tư duy của người làm content cũng như hiểu cách thức truyền đạt thông tin trong kỷ nguyên kỹ thuật số, bạn không cần phải học đúng ngành để ứng tuyển. Về cơ bản, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói - văn bản kèm trí tuệ cảm xúc là rất quan trọng.
1. Nhà báo
Nhà báo trước hết là người kể chuyện, chia sẻ thông tin tới công chúng thông qua: tờ báo, tạp chí, trang tin, truyền hình, phát thanh, podcast...
Công việc: điều tra sự kiện, phỏng vấn, thu thập và trình bày thông tin đáng chú ý. Một số có thể chuyên về các lĩnh vực cụ thể: tin nóng, nghệ thuật, văn hóa, thể thao, chính trị, giáo dục, kinh tế, sức khỏe hoặc phong cách sống...
Nếu bạn thường tò mò về con người/ tổ chức/ sự kiện, và cách vận hành của xã hội… thì bạn dễ có động lực để làm nghề này. Ngoài ra, bạn cần hiểu thế nào là một câu chuyện hay, tìm đúng nguồn tin và giao tiếp hiệu quả với những nguồn đó cũng như độc giả, khán thính giả.
Hãy thử tham gia các khóa học báo chí, ứng tuyển cho ấn phẩm nội bộ của trường hoặc tìm kiếm một công việc thực tập về báo chí để bắt đầu.
2. Chuyên viên truyền thông mạng xã hội
Nếu bạn yêu thích và thành thạo các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trên tất cả các nền tảng mới nhất, đây có thể là ngành phù hợp với bạn.
Công việc: tạo và quản lý tài khoản trên Facebook, Instagram, LinkedIn và TikTok... cho các công ty, tập đoàn và tổ chức phi lợi nhuận. Lập kế hoạch và sản xuất nội dung cho các chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Kết hợp chặt chẽ với chuyên viên quản lý nhãn hàng và MKT, theo dõi hiệu quả, phản ứng và trả lời câu hỏi của người dùng.
Nếu bạn thành thạo các phương tiện truyền thông kỹ thuật số đây có thể là ngành phù hợp với bạn
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử tạo và quản lý tài khoản, xây dựng thương hiệu cá nhân; sau đó ứng tuyển làm tình nguyện viên quản lý mạng xã hội cho các tổ chức phi lợi nhuận.
3. Truyền thông nội bộ
Tùy thuộc doanh nghiệp mà vị trí này sẽ thuộc phòng Nhân sự hoặc Marketing, đôi khi có thể kiêm nhiệm cả quản lý tài khoản Mạng xã hội.
Công việc: sản xuất và quản lý nội dung tuyển dụng trên tài khoản mạng xã hội, tổ chức các sự kiện văn hóa, team-building nhằm mục đích truyền thông nội bộ và quảng bá doanh nghiệp. Ngoài việc tạo hình ảnh đa dạng và hòa nhập, đào tạo và phát triển, xây dựng đội ngũ... thì chính lực lượng này đã giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với chế độ WFH và kết nối tập thể trong đại dịch COVID-19.
Chính việc hiểu “insight” người dùng (đồng nghiệp, người tìm việc…) và kỹ năng truyền thông sẽ giúp các nội dung tuyển dụng, kết nối do họ tạo nên hấp dẫn hơn.
4. Giảng viên
Tất nhiên để trở thành giảng viên tại các trường đại học thì bạn cần có bằng cấp, chứng chỉ, bài báo khoa học… Nhưng nếu là người giàu kinh nghiệm với số sản phẩm thành công được công nhận trên thị trường, thì bạn hoàn toàn có thể đứng lớp các khóa học ngắn hạn về truyền thông, MKT, content...
Công việc: Ngoài việc lên đề cương và thu thập tài liệu, các kinh nghiệm đã biến bạn thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định có thể giúp bạn tư vấn cho sinh viên trong các chiến dịch thực tế.
5. Chuyên gia tổ chức sự kiện
Từ những đêm khai mạc của một nhà hát hoành tráng, đám cưới, hội nghị, triển lãm... cho đến những sự kiện kỷ niệm của doanh nghiệp, những người tổ chức sự kiện là những người đứng sau hậu trường, đảm bảo các sự kiện diễn ra suôn sẻ.
Công việc: Mời diễn giả, thuê địa điểm an toàn và phù hợp, sắp xếp phương tiện vận chuyển, thuê người phục vụ ăn uống, tổ chức trang hoàng, mời báo chí, lên kịch bản chương trình...
Do có nhiều chi tiết phức tạp diễn ra cùng lúc, người lập kế hoạch phải có đầu óc tổ chức cao và có thể nói chuyện một cách bình tĩnh và hiệu quả với khách hàng, đồng nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, người tham dự và bất kỳ ai khác liên quan đến sự kiện ngay cả trong những thời điểm căng thẳng nhất.
Nếu thấy hứng thú, hãy thử làm tình nguyện viên hỗ trợ tổ chức sự kiện cho một tổ chức hoặc câu lạc bộ trường.
6. Nhân viên Chăm sóc khách hàng
Công việc: hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp, tổ chức thông qua điện thoại, email, chat… Trả lời các câu hỏi, khắc phục sự cố, giúp giải quyết khiếu nại hoặc nhầm lẫn, nhận đơn đặt hàng hoặc xử lý đổi trả. Đồng thời lưu giữ hồ sơ về tất cả các tương tác, giao dịch, nhận xét hoặc khiếu nại của khách hàng.
Với tư cách đại diện cho nhãn hàng, bạn sẽ cần nói chuyện với mọi người cả ngày và thực sự phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc và biết cách giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng. Bạn sẽ cần phải giao tiếp hiệu quả trên các phương tiện kỹ thuật số khác nhau.
Hiện có khá nhiều doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự chăm sóc khách hàng, cả công việc cộng tác, bán thời gian hoặc nhân viên chính thức.
7. Quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng (PR) tạo ra và duy trì hình ảnh tích cực trước công chúng về doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ tới công chúng.
Công việc: chia sẻ thông tin chọn lọc cho giới truyền thông, chuẩn bị thông cáo báo chí và bộ công cụ truyền thông, sắp xếp đưa tin và phỏng vấn, xây dựng bài phát biểu cho lãnh đạo tổ chức, chuẩn bị tin tức, xử lý khủng hoảng truyền thông.
Nhân viên quan hệ công chúng tạo ra hình ảnh tích cực trước công chúng về doanh nghiệp hoặc khách hàng của họ
Bạn cần làm việc chặt chẽ với giới truyền thông và điều chỉnh thông tin quảng bá cho phù hợp với các loại khán giả khác nhau. Điều đó đòi hỏi quá trình nghiên cứu thị trường và kỹ năng viết lách.
Một thời gian thực tập sẽ mang lại những kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế.
8. Biên tập viên
Việc của bạn là hỗ trợ để một ấn phẩm được ra mắt, chẳng hạn như tạp chí, báo hoặc sách.
Công việc: Hỗ trợ các biên tập viên cấp cao, phối hợp với các nhà xuất bản, nhà thiết kế, nhà văn, chuyên viên truyền thông, nhiếp ảnh gia… để đảm bảo ấn phẩm cuối cùng đẹp, hấp dẫn và được ra mắt suôn sẻ.
Bạn có thể được yêu cầu hiệu đính nội dung để tìm lỗi chính tả và ngữ pháp, kiểm tra thông tin xác thực, viết bài quảng bá trên mạng xã hội, thậm chí tổ chức sự kiện ra mắt sách.
Cơ hội cho kỹ năng viết và làm việc trong ngành “Content” thì nhiều, nhưng chỉ trở thành hiện thực khi bạn bắt tay vào thử sức. Hướng nghiệp GPO mong rằng qua bài viết này bạn đã tích luỹ được cho mình những thông tin bổ ích. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc nào hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chu kỳ bán rã kiến thức và lý do chúng ta phải học tập không ngừng
Deep Work là gì? Gợi ý cách thực hành Deep Work để làm chủ cuộc sống
Học cách lập kế hoạch học tập cá nhân hiệu quả để luôn có động lực và cảm hứng
Bí quyết giúp giới trẻ bớt căng thẳng
Bài viết khác
Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 122
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 58
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 165
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Các câu hỏi thường gặp cho người đi làm việc tại Nhật Bản
Ngày đăng: 24/02/2022 - Lượt xem: 245
Nhật Bản luôn là một điểm đến năng động, yêu thích không chỉ cho khách du lịch mà còn là cơ hội làm việc, nâng cao thu nhập, trình độ kỹ năng tay nghề cho nhiều lao động Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á. Nhật Bản là một đất nước công nghiệp, dịch vụ và luôn mở rộng cơ hội đón lao động nước ngoài nhằm đáp ứng sự thiếu hụt...
Xem thêm [+]Phương án tuyển sinh các trường đại học 2022 và lịch sử điểm chuẩn của các trường Đại học qua các năm gần nhất
Ngày đăng: 27/01/2022 - Lượt xem: 1254
Ngay sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn đại học các năm trên Hướng nghiệp GPO (career.gpo.vn) để tìm trường phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 649
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 720
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]5 điều thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển học bạ năm 2022
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 4561
Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tuyển ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết: 5 điều thí sinh cần biết khi xét tuyển học bạ. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2022: Mạnh tay giảm chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 534
Nếu như 2 năm trước, hầu hết các cơ sở GD ĐH dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, thì năm nay nhiều trường giảm sâu chỉ tiêu đối với phương thức này và tăng chỉ tiêu xét tuyển riêng. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm [+]Các trường đại học nên ưu tiên xét tuyển chứng chỉ B1, B2 thay vì IELTS
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 474
Các trường đại học trong nước nên đưa thêm tiêu chí xét tuyển với chứng chỉ tiếng Anh Vstep của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là một chứng chỉ trong nước có uy tín. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công