Bạn biết gì về nghề CEO
Bạn hay xem tivi, đọc báo, bạn hay nghe người ta nhắc đến CEO và bạn có thắc mắc CEO là gì? Vai trò của CEO như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này Career.gpo.vn giới thiệu đến bạn một số kiến thức cơ bản về CEO và vai trò của CEO trong tổ chức, doanh nghiệp.
CEO là gì?
CEO là một khái niệm trong marketing, đây là từ viết tắt của chữ Chief Executive Officer có nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là người có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh đảm bảo mục tiêu đề ra. Nghề làm CEO đòi hỏi rất nhiều tố chất như khả năng lãnh đạo, chuyên môn vận hành doanh nghiệp, kinh nghiệm về quản trị, quản lý và tầm nhìn kinh doanh rộng.
Công việc của CEO là làm gì?
CEO là người điều hành chính trong công ty. Là người đứng đầu có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh, quản lý và lên kế hoạch cụ thể để đưa xuống cho các phòng ban cũng như nhân viên thực hiện, để phát triển công ty. Do đó CEO là người quyết định sự sống còn tồn tại của doanh nghiệp và thường là chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.
Các công việc chính của một CEO là:
- Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của công ty. Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
- Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.
- Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.
Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số những công việc mà CEO phải làm. Tùy theo quy mô từng công ty, doanh nghiệp và sơ đồ tổ chức nhân sự mà khối lượng của các CEO sẽ khác nhau.
Những yếu tố để trở thành một CEO
Nếu bạn đã tìm hiểu CEO là gì thì chắc hẳn cũng biết để trở thành một CEO là việc không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được. Để trở thành CEO, bạn gần như phải là con người toàn diện và cần được rất nhiều các tiêu chuẩn như:
Kiến thức sâu rộng: CEO là người quản lý công ty về mọi mặt. Do đó, CEO phải là người có kiến thức đa lĩnh vực, không những cần giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi cả về quản lý. CEO phải là người có tầm nhìn một cách tổng quát nhất, thâu tóm được mọi vấn đề và liên kết được chúng với nhau.
Có nền tảng và tố chất quản lý: Khi tìm hiểu về CEO là gì, nhiều bạn đặt câu hỏi liệu chỉ cần giỏi thì sẽ trở thành CEO? Kiến thức đa lĩnh vực là điều kiện không thể thiếu để trở thành một CEO. Hơn nữa, người có tố chất làm CEO là người luôn toát ra thần thái lãnh đạo và phong thái này thường có từ khi còn bé mà không phải ai cũng có được.
Kinh nghiệm về khoa học quản trị: Bên cạnh những kiến thức đa lĩnh vực, CEO còn phải là người thường xuyên cập nhật, tự tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị để có thể điều hành, quản lý công ty một cách suôn sẻ nhất.
Kinh nghiệm và kỹ năng: Khi nhắc đến CEO, người ta nghĩ ngay đến những người trung niên hoặc đã có tuổi. Bởi lẽ, để có thể đứng trên cương vị một CEO điều hành và lãnh đạo công ty, người đó phải là người từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh cũng như phải là người biết đối nhân xử thế, không chỉ với đối tác, những người cùng cương vị hoặc với các lãnh đạo cao hơn mà CEO còn phải là người thấu hiểu, được lòng cả những nhân viên trong công ty.
Chịu được áp lực và có sức khỏe tốt: Đây là điều kiện bắt buộc của một CEO. Khi thực hiện bất kỳ một công việc gì cũng cần đòi hỏi sức khỏe mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Với một khối lượng khổng lồ luôn đòi hỏi CEO phải có sức khỏe thật tốt để có thể chịu được áp lực của công việc.
Trên đây là một số kiến thức về CEO mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn, giúp các bạn phần nào hiểu được ý nghĩa của từ CEO, công việc của một CEO. Còn rất nhiều kiến thức lĩnh vực mà CEO cần phải nắm vững được tích lũy trong quá trình học tập, làm việc. Hy vọng những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bạn bước đầu tiếp cận đến khái niệm CEO.
Bài viết khác
Học Ngành Quản Trị Doanh Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Ngày đăng: 16/12/2021 - Lượt xem: 2126
Vốn là một lĩnh vực vô cùng rộng, Quản trị Doanh nghiệp có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà quản trị tương lai đó nha! Cùng tìm hiểu xem đó là những định hướng nào, để rồi chọn cho mình một hướng đi thật phù hợp cho bản thân nhé bạn! Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm khóa học Quản trị Doanh nghiệp nếu thật sự yêu thích ngành...
Xem thêm [+]Ngành hàng không - Cơ hội và những công việc phù hợp
Ngày đăng: 01/12/2021 - Lượt xem: 2267
Phải chăng khi nhắc đến cụm từ “ hàng không” mọi người liên tưởng ngay đến hình ảnh những cô nàng tiếp viên xinh đẹp, lịch thiệp xuất hiện với những cử chỉ thân thiện kèm những nụ cười tươi tắn trên môi hay là những chàng trai ngành phi công giỏi giang, lực lưỡng và phong độ? Đây có phải là những hình ảnh mà các bạn thường...
Xem thêm [+]Những ngành nghề nào tuyển dụng nhiều sau giãn cách xã hội?
Ngày đăng: 05/10/2021 - Lượt xem: 1194
Thời gian sau giãn cách rơi vào sát quý cuối cùng của năm nên các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán được đẩy mạnh, kéo theo nhu cầu nhân lực một số ngành nghề liên quan. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé.
Xem thêm [+]Chief Brand Officer – Giám đốc thương hiệu
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 3552
Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, là biểu tượng của sức mạnh kinh tế văn hóa và là trụ cột trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính điều đó, đã khiến nhu cầu tuyển dụng CBO (Giám đốc thương hiệu) của các doanh nghiệp ngày...
Xem thêm [+]Tổng quan nghề Thẩm định giá
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 5185
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ...
Xem thêm [+]Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Ngày đăng: 11/07/2020 - Lượt xem: 7681
Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn thường nghe đến vị trí BA của một dự án nào đó nhưng lại không rõ về các công việc của vị trí này.
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học trong tương lai
Ngày đăng: 07/07/2020 - Lượt xem: 5109
Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết liệu học ngành này ra trường sẽ...
Xem thêm [+]Những ngành học được dự đoán là siêu ‘hot’ trong 3 – 5 năm tới
Ngày đăng: 03/07/2020 - Lượt xem: 4890
Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ 4.0, các ngành nghề ngày càng trở nên phong phú hơn. Các bạn trẻ cũng ngày càng có nhiều lựa chọn và cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Xem thêm [+]Những cơ hội và thách thức của nghề Thiết kế đồ họa
Ngày đăng: 16/06/2020 - Lượt xem: 13397
Đã bao giờ bạn từng ấn tượng với những poster hoành tráng ở rạp chiếu phim hay với những logo độc đáo chưa? Để có những ấn phẩm sáng tạo đó thì không thể không nhắc đến những người “graphic ...
Xem thêm [+]Tổng quan về ngành Quản trị khách sạn
Ngày đăng: 13/06/2020 - Lượt xem: 4435
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, ngành Quản trị khách sạn cũng ngày càng được các bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công