Cách lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.Sau một thời gian làm công tác hướng nghiệp cho các bạn học sinh phổ thông, Hướng nghiệp GPO xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi lựa chọn nghề nghiệp với các bạn.
Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề
- Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình.
- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu.
- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình.
- Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại.
- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học.
- Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào.
- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không.
- Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.
- Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội.
- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói (xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...).
Cần xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào
Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn..., các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn.
Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo... để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không...
Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè... để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.
Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề.
Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển...
Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp.
Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.
Cần tìm hiểu nhiều về những ngành nghề mà mình lựa chọn
Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết các yêu cầu sau về nghề:
- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.
- Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.
- Học phí, học bổng.
- Bằng cấp và cơ hội học lên cao .
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
- Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
- Những chống chỉ định y học.
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường.
Xác định năng lực học tập của bạn
Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:
- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.
- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.
Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Lê Ngọc Ngân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
TOP 6 bài thi trắc nghiệm nghề nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Giải mã bản thân với 4 bài trắc nghiệm hướng nghiệp nổi tiếng nhất
Bài viết khác
Top sách đánh thức sức mạnh bản thân hay nhất
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 2232
Đánh thức sức mạnh bản thân chính là yếu tố thúc đẩy nhanh nhất giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên để một người nhận ra và khai phá được sức mạnh của bản thân không phải là việc dễ dàng. Ngoài cần có một người dẫn dắt thì bạn cần phải dành rất nhiều thời gian để tự học và trau dồi kiến thức. Hi vọng bộ...
Xem thêm [+]Bạn hiểu gì về các bài kiểm tra tâm lý?
Ngày đăng: 26/12/2021 - Lượt xem: 2176
Khám phá bản thân trong đó có kiểm tra tâm lý là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân. Điều đó không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản thân mà còn định hướng con đường tương lai của mình. Kiểm tra tâm lý có thể được thực hiện qua các bài trắc nghiệm và hiện nay các bài trắc nghiệm này luôn có sẵn ở dạng trực tuyến. Nhưng trước khi tiến hành làm...
Xem thêm [+]Tại sao phải thấu hiểu bản thân?
Ngày đăng: 19/12/2021 - Lượt xem: 3637
Người thành công là những người luôn luôn thấu hiểu bản thân, họ hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Để từ đó, họ đề ra mục tiêu của cuộc đời và tận dụng chính xác các sở trường trong những lĩnh vực mà họ đam mê để đạt được mục tiêu đó. Hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi “tại sao chúng ta cần phải thấu...
Xem thêm [+]Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính
Ngày đăng: 18/12/2021 - Lượt xem: 1914
Trong sự phát triển của sân chơi chứng khoán hay các dịch vụ tài chính tiền tệ như hiện nay, chắc hẳn các bạn đã thấy lĩnh vực này sôi động và đầy tiềm năng như thế nào. Khi bạn quyết định theo học và làm trong ngành tài chính, bạn sẽ thu về không ít điều “hay ho” sau. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây...
Xem thêm [+]Sự quan trọng của trắc nghiệm nghề nghiệp khi xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 1695
Bạn không biết mình thuộc nhóm tính cách nào, phù hợp với công việc gì? Bạn đang tò mò không biết trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là gì, trắc nghiệm hướng nghiệp từ những câu hỏi về trắc nghiệm tính cách như mbti free, trắc nghiệm mbti,... Để chọn được những công việc phù hợp với mình thì bạn cần làm trắc nghiệm chọn nghề. Ngay bây giờ, hãy...
Xem thêm [+]Test nghề nghiệp tương lai: Phương pháp hiệu quả nhất để chọn đúng
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 3106
Với những công cụ phân tích khoa học và những cách thức trực quan, thực tế sẽ giúp bạn đưa ra kết quả chính xác nhất cho việc test nghề nghiệp tương lai. Chọn trường để học, chọn ngành để thi là những sự lựa chọn quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai lâu dài của bạn. Cân nhắc kỹ những lựa chọn này sẽ giúp bạn tránh được...
Xem thêm [+]Gen Z và việc lựa chọn nghề nghiệp: Không có ngành hot vĩnh viễn, chỉ có năng lực là vĩnh viễn
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 1462
Việc lựa chọn nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến một phần cuộc đời, nhưng cũng có thể là toàn bộ tương lai phía trước, nhất là với các bạn trẻ Gen Z đang lựa chọn ngành và trường học, chúng ta cần cân nhắc và quyết định có trách nhiệm với bản thân. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Loạt trắc nghiệm tính cách giúp 2k4 định hướng nghề nghiệp chính xác
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 2015
Kỳ thi THPT Quốc gia đợt 1 năm 2021 đã trôi qua. Chắc hẳn hiện tại, các bạn sĩ tử 2k3 đang một lần nữa nhìn nhận lại, đâu là ngành học phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Nhưng đừng chỉ tự đánh giá bản thân một cách chủ quan vì bài viết sau đây sẽ chỉ bạn các bài trắc nghiệm tính cách định hướng nghề nghiệp, giúp bạn có cái...
Xem thêm [+]Hướng nghiệp GPO ra mắt Ebook: Định Hướng Gen Z Phần 1: Chọn nghề
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 2912
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Xem thêm [+]Trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác như thế nào?
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 1724
Hiện nay, có nhiều công cụ trắc nghiệm nghề nghiệp xuất hiện nhằm mục đích là giúp mọi người có thể định hướng được ngành nghề phù hợp trong tương lai. Để biết được trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác như thế nào? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công