Định hướng nghề nghiệp cho nhóm Xã hội - Hướng nghiệp GPO
Những người ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư… Sự thật là nếu chúng ta muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta rất cần những người có sở thích và khả năng trong nhóm ngành nghề Xã hội được khuyến khích đi theo thiên hướng của họ. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về thông tin này nhé!
Nhóm Xã hội – Những người nhạy cảm và giàu tình yêu thương
Như đã chia sẻ trong bài viết ”Hãy cảm thông cho những đứa con sáng tạo,” học thuyết Holland về các nhóm sở thích và khả năng nghề nghiệp nói rằng mỗi người chúng ta có thể thuộc vào 1, 2, 3 (hay hơn) nhóm sở thích và khả năng. Khi biết bản thân thuộc về nhóm nào, chúng ta sẽ từ từ tìm hiểu, trải nghiệm, xác định được những kỹ năng mình giỏi tự nhiên, rồi từ đó quyết định con đường nghề nghiệp nào mình nên theo đuổi trong tương lai.
Theo học thuyết Holland, nhóm người thuộc nhóm Xã hội có những đặc điểm như sau:
- Họ thích giúp đỡ người khác. Tất cả những điều họ làm đều hướng về một mục tiêu ”làm cho người xung quanh mình hạnh phúc.” Và ”người xung quanh” ở đây bao gồm người thân trong gia đình, họ hàng xa, hàng xóm, bạn bè trong lớp, bạn bè ngoài lớp, và cả người lạ trên đường họ chưa bao giờ gặp gỡ.
- Họ có khả năng hiểu người khác rất tốt. Họ rất nhạy trong việc cảm được niềm vui, nỗi buồn của người xung quanh.
- Họ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác, do đó, họ thường muốn giúp người khác vui lên vì lúc đó bản thân họ cũng sẽ hạnh phúc hơn.
- Họ có khả năng về ngôn ngữ; họ diễn đạt tốt ý tưởng của mình; họ có thể truyền đạt kiến thức và giải thích thông tin phức tạp cho người khác một cách dễ dàng.
- Họ có khả năng lắng nghe người khác một cách kiên nhẫn, và rất nhiều khi bạn bè, người quen tìm đến họ chỉ để tâm sự với họ.
Từ rất nhỏ, các bạn trẻ thuộc nhóm Xã hội đã cho thấy các đặc điểm của nhóm này qua những biểu hiện sau: nhạy cảm, hay chăm sóc người khác, lo sợ người khác buồn, chiều lòng cha mẹ và bạn bè hơn chiều ý thích của bản thân, lắng nghe tốt, thích các hoạt động công tác xã hội, dễ mủi lòng khi xem phim hay đọc truyện cảm động. Nhóm bạn trẻ này thông thường học rất tốt các môn xã hội như Văn, Sử, Địa, và cũng có khiếu trong việc học ngoại ngữ. Họ có thể cũng học rất tốt các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa dù không thích những môn này lắm vì chiều lòng ba mẹ, (cũng có khi vì họ cũng có năng khiếu ở nhóm này.)
Các em thuộc nhóm này khổ sở nhất trong sáu nhóm Holland vì đặc điểm không muốn làm ba mẹ buồn. Vì đặc điểm ấy, họ thường giấu những sở thích và khả năng thật của mình từ khi rất sớm khi ”cảm” được rằng ba mẹ có những mong muốn và hướng dẫn nghề nghiệp rất khác với mong đợi tự nhiên của bản thân. Họ cũng là nhóm bị ba mẹ than phiền nhiều nhất vì, ”Sao cháu nó đồng ý với tôi là sẽ học ”ABC” mà khi học rồi thì lại học không giỏi và nói là không thích hợp. Sao cháu không nói với tôi từ sớm hơn?” Và câu mà các em nhóm Xã hội hay chia sẻ khi tư vấn hướng nghiệp cá nhân là, ”Ba me luôn nói con được tự do chọn, nhưng sau đó ba mẹ luôn muốn hướng con theo điều ba mẹ muốn, và con không biết sao mà mình không phản đối hay từ chối ba mẹ được, cô ạ.”
Nếu quý cha mẹ nghĩ rằng con mình thuộc nhóm này, điều tốt nhất mà anh chị có thể làm là nói, ”Con nên tìm hiểu và chọn ngành nào làm cho con vui vẻ, hạnh phúc, và thành công nhất. Miễn là con thành công và vui vẻ, thì ba mẹ cũng sẽ hạnh phúc. Con phải làm điều tốt nhất cho con, vì đó có nghĩa rằng con đang làm điều tốt nhất cho ba mẹ đó.” Và anh chị phải nói câu này lập đi lập lại suốt thời gian con trưởng thành. Khi con thật sự tin điều đó, con sẽ làm được như vậy.
Xin nói thêm là như tất cả những nhóm Holland khác, người thuộc nhóm Xã hội vẫn có thể thuộc về những nhóm khác trong năm nhóm còn lại, và đặc điểm của nhóm còn lại này sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sở thích của họ. Nhưng chính yếu thì ngành đào tạo và nghề nghiệp họ phù hợp phải có những đặc điểm "giúp đỡ người và vật khác, tạo sự khác biệt trong cộng đồng, mang làm niềm vui cho người khác, làm việc với con người, lắng nghe cảm xúc và nâng đỡ người khác, truyền đạt kiến thức cho người khác…”
Nỗi lo "Đừng học vì sẽ nghèo"
Rất nhiều các bạn trẻ thuộc nhóm ngành Xã hội. Họ hay tâm sự với tôi rằng họ quyết định học Kinh tế, dù biết trái ngành, để kiếm tiền lo cho gia đình và bản thân. Một ngày nào đó khi họ có đủ tiền rồi, họ sẽ ngưng làm kinh tế và quay sang làm việc thiện, đi làm tình nguyện viên, đi giúp đỡ người khác. Rất nhiều cha mẹ cũng khuyên con cái như vậy. Và điều này rất có lý vì những lý do sau:
- Thực tế của những năm 80 và 90 ở Việt Nam cho thấy nhóm ngành xã hội (giáo viên, chuyên viên tư vấn, cán sự xã hội, hộ lý, y tá, …) không có thu nhập cao, gần như không đủ lo cho bản thân và gia đình.
- Công việc của nhóm ngành xã hội rất vất vả, áp lực về tinh thần cao, giờ giấc có khi không ổn định.
Vì vậy, hoàn toàn không ngạc nhiên khi cha mẹ và các em quyết định không theo nhóm ngành Xã hội dù bản thân rất yêu thích. Và rất nhiều khi, người theo nhóm ngành này chỉ vì đó là chọn lựa cuối cùng của họ chứ không phải vì họ thật lòng yêu thích hay có năng khiếu. Hãy tưởng tượng điều này đáng buồn ra sao nếu như anh chị phát hiện ra rằng thầy cô dạy con mình, hộ lý trong bệnh viện, chuyên viên tư vấn tâm lý, đã không chọn lựa nghề nghiệp của họ vì sự yêu thích hay khả năng tự nhiên, mà vì đó là chọn lựa cuối cùng của họ.
Vậy các ngành xã hội có tương lai hay không?
Để trả lời câu hỏi này Hướng nghiệp GPO sẽ giới thiệu học thuyết Maslow đến quý cha mẹ. Trong học thuyết này, Maslow nói rằng khi con người thỏa mãn được những nhu cầu căn bản của cuộc sống, họ sẽ có những mong muốn về tinh thần. Điều này chúng ta có thể thấy dễ dàng trong sự phát triển của xã hội Việt Nam từ những năm 80 đến nay. Ngày xưa, mối quan tâm hàng đầu là đủ ăn, đủ mặc, công việc ổn định. Ngày nay, mối quan tâm hàng đầu là chất lượng cuộc sống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sức khỏe tinh thần (tâm lý), sức khỏe thể chất qua việc ăn uống đúng cách và tập thể thao đầy đủ, vv. và vv.
Điều này có nghĩa rằng ngày nay và trong tương lai gần, nhóm ngành Xã hội tại Việt Nam đang được đòi hỏi nhiều hơn trong thị trường lao động, dẫn tới việc các em có thể có thu nhập không thua những nhóm ngành khác nếu như các em:
- Học đúng năng khiếu và sở thích của mình. Bên trong nhóm ngành Xã hội có rất nhiều ngành nhỏ hơn. Do đó, càng trải nghiệm và tìm hiểu sớm, các em sẽ càng biết sớm chọn lựa nào phù hợp cho bản thân.
- Trau dồi kiến thức chuyên môn thật tốt.
- Xây dựng những kỹ năng tuyển dụng thật tốt, bao gồm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, khả năng hiểu rõ bản thân, kiến thức căn bản của ngành thương mại như marketing, tài chính, và kế toán.
- Tạo được mạng lưới chuyên nghiệp tốt, nơi mọi người biết khả năng của các em và nơi các em có thể kết nối với những người chung chuyên ngành có nhiều năm kinh nghiệm hơn.
Thêm nữa, những bạn trẻ học ngành thuộc nhóm Xã hội, khi trau dồi được những kỹ năng kể trên, sẽ không khó khăn gì nếu muốn đầu quân và các lĩnh vực khác như quảng cáo, marketing, du lịch, nhà hàng & khách sạn, dịch vụ khách hàng, cố vấn cấp cao, …
Và cuối cùng là nếu các em chọn những công việc truyền thống của nhóm ngành Xã hội, nghĩa rằng sẽ có thu nhập từ 20-30% thấp hơn nhóm ngành Kinh tế, thì những món quà tinh thần mà người trong ngành này nhận được sẽ đủ cho phần vật chất bị mất đi.
Nuôi dưỡng theo sở thích và khả năng tự nhiên
Tôi luôn tin rằng, và nghiên cứu cũng cho thấy rằng, xã hội có chỗ cho mỗi người chúng ta nếu chúng ta hiểu rõ bản thân, phát triển điểm mạnh tự nhiên của mình, làm việc nhóm để người khác bổ sung yếu điểm của mình, luôn học hỏi để tiến về phía trước, cập nhật kiến thức về thị trường lao động để không dậm chân tại chỗ. Để kết bài viết này, Hướng nghiệp GPO mong quý cha mẹ:
- giúp các em thuộc nhóm Xã hội nuôi dưỡng ưu điểm tự nhiên từ sớm bằng cách để chúng sinh hoạt xã hội, làm công tác cộng đồng, tham gia hoạt động từ thiện, chăm sóc thú nuôi, vv.
- lắng nghe và trò chuyện cùng các em để chúng đủ tự tin làm những việc bản thân yêu thích hơn làm vì sợ người khác mất lòng.
- hỗ trợ các em tìm hiểu, nghiên cứu, đọc sách, xem phim, để hiểu hơn về lĩnh vực các em thích và những nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực ấy trong thị trường lao động hiện tại. Cập nhật thông tin thường xuyên, thảo luận cùng các em để các em thực tiễn trong sở thích của mình.
- giúp các em hiểu điều quan trọng trong lĩnh vực "giúp người" là các em phải biết giúp đỡ bản thân trước, phải mạnh khỏe, phải đủ tiền lo cho mình và gia đình trước. Do đó, các em phải rất thực tế, nhìn rõ bức tranh tài chính, hiểu rõ mình đang làm quyết định gì thay vì mù mờ tiến về phía trước như ở trên mây, "Con không cần tiền". Sẽ rất tốt cho nhóm Xã hội nếu họ có kiến thức căn bản về thương mại bên cạnh chuyên ngành của họ.
- khuyến khích các em xây dựng kỹ năng sống và những kỹ năng mà bất cứ một công dân chuyên nghiệp nào cũng cần trong môi trường làm việc hiện đại, bao gồm kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng dùng một ngoại ngữ ngoài tiếng Việt, kỹ năng suy nghĩ tư duy, kỹ năng dùng các thiết bị công nghệ thông tin một cách cân bằng cho cuộc sống, kỹ năng quản lý tài chính của bản thân và gia đình, vv.
Vì quý cha mẹ ơi, xã hội chúng ta đang ở sẽ đẹp hơn nếu nhóm bạn trẻ Xã hội được tự do phát triển và thăng hoa trong lĩnh vực họ yêu thích và giỏi tự nhiên. Chúng ta sẽ ra sao nếu không ai được khuyến khích theo nghề giảng dạy, nếu không có những người chữa lành vết thương tâm lý, nếu không có những hộ lý, y tá đau lòng vì bệnh nhân họ, nếu không có những người xuất sắc trong ngành chăm sóc khách hàng.
Thay vì sợ con cái chúng ta nghèo, hãy cùng chúng tìm cách phát triển toàn diện để chúng vừa có thể làm điều chúng giỏi, thỏa mãn sở thích, vừa có thể lo được tài chính cho bản thân và gia đình.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo chame.rmit.edu.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Định hướng nghề nghiệp: Phải làm sao nếu không có đam mê?
NÊN LÀM GÌ KHI CÒN PHÂN VÂN CHỌN LỰA NGÀNH HỌC?
Bài viết khác
Top sách đánh thức sức mạnh bản thân hay nhất
Ngày đăng: 27/12/2021 - Lượt xem: 2162
Đánh thức sức mạnh bản thân chính là yếu tố thúc đẩy nhanh nhất giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên để một người nhận ra và khai phá được sức mạnh của bản thân không phải là việc dễ dàng. Ngoài cần có một người dẫn dắt thì bạn cần phải dành rất nhiều thời gian để tự học và trau dồi kiến thức. Hi vọng bộ...
Xem thêm [+]Bạn hiểu gì về các bài kiểm tra tâm lý?
Ngày đăng: 26/12/2021 - Lượt xem: 2088
Khám phá bản thân trong đó có kiểm tra tâm lý là điều cần thiết đối với mỗi cá nhân. Điều đó không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản thân mà còn định hướng con đường tương lai của mình. Kiểm tra tâm lý có thể được thực hiện qua các bài trắc nghiệm và hiện nay các bài trắc nghiệm này luôn có sẵn ở dạng trực tuyến. Nhưng trước khi tiến hành làm...
Xem thêm [+]Tại sao phải thấu hiểu bản thân?
Ngày đăng: 19/12/2021 - Lượt xem: 3414
Người thành công là những người luôn luôn thấu hiểu bản thân, họ hiểu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Để từ đó, họ đề ra mục tiêu của cuộc đời và tận dụng chính xác các sở trường trong những lĩnh vực mà họ đam mê để đạt được mục tiêu đó. Hôm nay, tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi “tại sao chúng ta cần phải thấu...
Xem thêm [+]Những lí do khiến bạn làm việc trong ngành tài chính
Ngày đăng: 18/12/2021 - Lượt xem: 1805
Trong sự phát triển của sân chơi chứng khoán hay các dịch vụ tài chính tiền tệ như hiện nay, chắc hẳn các bạn đã thấy lĩnh vực này sôi động và đầy tiềm năng như thế nào. Khi bạn quyết định theo học và làm trong ngành tài chính, bạn sẽ thu về không ít điều “hay ho” sau. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây...
Xem thêm [+]Sự quan trọng của trắc nghiệm nghề nghiệp khi xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
Ngày đăng: 14/12/2021 - Lượt xem: 1636
Bạn không biết mình thuộc nhóm tính cách nào, phù hợp với công việc gì? Bạn đang tò mò không biết trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là gì, trắc nghiệm hướng nghiệp từ những câu hỏi về trắc nghiệm tính cách như mbti free, trắc nghiệm mbti,... Để chọn được những công việc phù hợp với mình thì bạn cần làm trắc nghiệm chọn nghề. Ngay bây giờ, hãy...
Xem thêm [+]Test nghề nghiệp tương lai: Phương pháp hiệu quả nhất để chọn đúng
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 2986
Với những công cụ phân tích khoa học và những cách thức trực quan, thực tế sẽ giúp bạn đưa ra kết quả chính xác nhất cho việc test nghề nghiệp tương lai. Chọn trường để học, chọn ngành để thi là những sự lựa chọn quan trọng ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai lâu dài của bạn. Cân nhắc kỹ những lựa chọn này sẽ giúp bạn tránh được...
Xem thêm [+]Gen Z và việc lựa chọn nghề nghiệp: Không có ngành hot vĩnh viễn, chỉ có năng lực là vĩnh viễn
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 1404
Việc lựa chọn nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến một phần cuộc đời, nhưng cũng có thể là toàn bộ tương lai phía trước, nhất là với các bạn trẻ Gen Z đang lựa chọn ngành và trường học, chúng ta cần cân nhắc và quyết định có trách nhiệm với bản thân. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Loạt trắc nghiệm tính cách giúp 2k4 định hướng nghề nghiệp chính xác
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 1971
Kỳ thi THPT Quốc gia đợt 1 năm 2021 đã trôi qua. Chắc hẳn hiện tại, các bạn sĩ tử 2k3 đang một lần nữa nhìn nhận lại, đâu là ngành học phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Nhưng đừng chỉ tự đánh giá bản thân một cách chủ quan vì bài viết sau đây sẽ chỉ bạn các bài trắc nghiệm tính cách định hướng nghề nghiệp, giúp bạn có cái...
Xem thêm [+]Hướng nghiệp GPO ra mắt Ebook: Định Hướng Gen Z Phần 1: Chọn nghề
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 2846
Series Ebook: Định hướng Gen Z gồm có 4 phần. Hiện tại, Hướng nghiệp GPO đã hoàn thiện và sẵn sàng gửi tới Gen Z Phần 1 của Series là Chọn Nghề. Phần 1 Chọn Nghề, sẽ đề cập tới các lưu ý cũng như nguyên tắc khi chọn lựa nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp và những lời khuyên được đúc kết từ chuyên gia của Hướng nghiệp GPO.
Xem thêm [+]Trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác như thế nào?
Ngày đăng: 13/12/2021 - Lượt xem: 1675
Hiện nay, có nhiều công cụ trắc nghiệm nghề nghiệp xuất hiện nhằm mục đích là giúp mọi người có thể định hướng được ngành nghề phù hợp trong tương lai. Để biết được trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác như thế nào? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công