Chứng khoán là nghề gì? Cơ hội làm việc trong ngành chứng khoán
Người làm nghề chứng khoán có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển khi thị trường chứng khoán đang nở rộ như hiện nay. Tìm hiểu sâu về các nghề trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn trong tương lai.
Chứng khoán là ngành nghề tiềm năng, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cũng hứa hẹn là nghề xu hướng trong tương lai gần ở Việt Nam. Có rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực này. Vậy cụ thể chứng khoán là nghề gì? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thêm về ngành nghề hấp dẫn này nhé.
Điều kiện và cơ hội làm việc trong ngành chứng khoán
Hiện nay, ngành chứng khoán thế giới đang có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là sự ứng dụng công nghệ thông tin thành công. Do vậy, nhiều công đoạn trong quá trình giao dịch sẽ được tự động hoá. Thực tế, không chỉ có ngành chứng khoán coi công nghệ thông tin là nền tảng phát triển mà nhiều ngành khác cũng vậy.
Ngành chứng khoán rất sôi động và hiện đại, nếu bạn làm việc trong lĩnh vực này bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều người giỏi, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, đây cũng là ngành cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bên cạnh việc tư vấn cho khách hàng đầu tư một cách đúng đắn thì bạn có thể tự mình tham gia thị trường chứng khoán và làm giàu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có sự tăng trưởng rõ ràng. Chính vì vậy, ngành chứng khoán thu hút nhiều bạn trẻ dấn thân và thử sức. Đây cũng là ngành cho bạn thu nhập khá cao nếu linh hoạt, nhìn nhận thị trường tốt, chuyên môn vững vàng, sinh lời từ việc tư vấn hiệu quả cho khách hàng.
Chứng khoán làm nghề gì?
Quản trị viên tài chính doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đang có mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận và lên chiến lược đầu tư, thì việc tiếp theo là cần tìm nguồn vốn và kết hợp chúng thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Chính lúc này, vai trò của người quản trị viên tài chính doanh nghiệp sẽ được phát huy.
Công việc của vị trí này gắn liền với lĩnh vực chứng khoán, vì việc phát hành chứng khoán đem đến nguồn vốn lớn tiềm năng. Nguồn vốn này sẽ giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa kế hoạch đầu tư thuận lợi hơn.
Người môi giới chứng khoán
Đây là người trung gian trong ngành chứng khoán, họ làm việc ở các công ty chứng khoán. Khi phát hành chứng khoán, nếu muốn đến tay nhà đầu tư thì cần tới những người môi giới.
Họ có nhiệm vụ làm trung gian trong việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh trên thị trường. Đồng thời, họ cần tư vấn cho khách hàng nên đầu tư vào đâu, thị trường đang có rủi ro gì,… để các khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng.
Thu nhập của người môi giới chứng khoán đến từ các hoa hồng khi giao dịch thành công với khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể là 1 nhà đầu tư độc lập, tự đầu tư sinh lời. Việc thuê những người môi giới chứng khoán rất phổ biến trong những thị trường lớn.
Chuyên viên thị trường
Chuyên viên thị trường là một thành viên của sở giao dịch chứng khoán hoặc công ty chứng khoán. Vị trí này có nhiệm vụ và chức năng tạo ra thị trường chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu,…) của 1 hay nhiều công ty niêm yết. Hoặc họ có thể hoạt động giống như 1 người môi giới hoặc tự đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Vai trò của việc môi giới được thể hiện qua việc cho nhận và thực hiện những yêu cầu, lệnh từ những người làm môi giới khác. Khi thị trường bị quá tải, chưa đáp ứng được hết các lệnh mua bán thì chuyên viên thị trường cần tạo ra môi trường để bán/mua. Từ đó đáp ứng được nhu cầu giao dịch của các nhà đầu tư nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Nhân viên hành chính hỗ trợ
Đây là những nhân viên hỗ trợ về mặt hành chính, kế toán cho người môi giới và chuyên viên thị trường trên sàn giao dịch. Họ thường làm những công việc chính:
- Mở và theo dõi các tài khoản của khách hàng.
- Xử lý các công việc hành chính, kế toán, các lệnh giao dịch mà người môi giới và chuyên viên thị trường đang làm: Ghi nhận, thông báo với khách hàng về vấn đề thực hiện lệnh, chuyển khoản và việc thanh toán bù trừ.
- Xử lý thu nhập lãi định kỳ (lãi, cổ tức). Chuyển khoản ngân hàng cho khách hàng.
- Theo dõi và phân tích những hoạt động của hệ thống môi giới và có kiến nghĩ phù hợp.
Phân tích viên tài chính
Những người này sẽ cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
Để tư vấn được, họ cần nghiên cứu và phân tích nhiều nguồn thông tin về công ty phát hành chứng khoán; so sánh công ty ấy với toàn ngành, phân tích kỹ thuật, dựa vào biến động giá chứng khoán trong quá khứ để dự báo xu hướng tương lai gần.
Quản trị viên danh mục đầu tư
Xây dựng 1 danh mục các loại chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư. Sau đó thực hiện theo dõi, điều chỉnh các danh mục này nhằm tối ưu hóa danh mục để đạt được mục tiêu đầu tư đề ra.
Những phẩm chất và kỹ năng người làm ngành chứng khoán cần có
Để làm việc tốt và có cơ hội phát triển trong ngành chứng khoán, mọi người cần có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết sau:
- Có năng khiếu và yêu thích các môn khoa học, tự nhiên.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và có khả năng ứng dụng các phần mềm.
- Khả năng ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh): Như vậy, bạn sẽ có lợi thế khi tiếp xúc với các nguồn thông tin, dữ liệu quốc tế đa dạng hơn, gặp gỡ và hợp tác với các đối tác nước ngoài.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn: Diễn biến trên thị trường chứng khoán rất nhanh, thay đổi từng phút từng giây.
- Một lỗi nhỏ có thể để lại hậu quả khôn lường, nhưng nếu chậm trễ thì dễ lỡ mất cơ hội.
- Tâm lý vững vàng, ổn định vì hàng ngày phải tiếp xúc với những khoản đầu tư lớn, nhiều rủi ro.
- Khả năng giao tiếp tốt.
- Sức khoẻ tốt, chịu được áp lực cao vì công việc của những người làm trong ngành chứng khoán rất áp lực, thường làm việc tới hơn 10h mỗi ngày, có thể làm việc cả vào ngày nghỉ cuối tuần.
Người làm chứng khoán cần nhiều kĩ năng và phẩm chất
Những trường đại học đào tạo về chứng khoán chính quy
Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu thực sự lớn về nhân sự trong ngành chứng khoán, ở Việt Nam đã có 1 số trường đại học khối ngành kinh tế có ngành đào tạo chính quy về chứng khoán:
- Khoa Tài chính - Ngân hàng (Trường ĐH Ngoại thương)
- Khoa Ngân hàng - Tài chính (Trường ĐH Kinh tế quốc dân)
- Khoa Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)
- Khoa Tài chính (Học viện Ngân hàng)
- Khoa Thị trường chứng khoán (Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh)
- Khoa Ngân hàng và Bảo hiểm (Học viện Tài chính)
Qua bài viết này, hy vọng mọi đã biết chứng khoán là nghề gì, từng nghề có chức năng và nhiệm vụ ra sao, những phẩm chất mà nghề này cần có và những nơi đào tạo chính quy về ngành chứng khoán tại Việt Nam.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Bảo Anh
Theo Thebank
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Những Cuốn Sách Hay Về Chứng Khoán Nên Đọc Trong Đời
Có nên làm môi giới chứng khoán? Những sự thật về nghề chứng khoán
5 bộ phim cực hay về thị trường chứng khoán
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 285
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 255
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công