Ngành Phát triển nông thôn là gì? Học ngành Phát triển nông thôn ra trường làm gì?
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn cũng như nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn, ngành Phát triển nông thôn hiện đang được nhiều trường đại học ở Việt Nam tuyển sinh và đào tạo. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng hợp về ngành Phát triển nông thôn.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn (Mã ngành: 7620115) bao gồm tổ hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững. Mục đích của phát triển nông thôn là tạo sự phát triển của vùng, lãnh thổ về nhiều mặt, đồng thời làm hạn chế phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống của cư dân. Việc phát triển nông thôn cũng nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng, địa phương và cơ sở kinh tế trong và ngoài nước.
Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xã hội học và phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và phát triển nông thôn. Đồng thời, người học cũng được trang bị kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.
Bên cạnh đó, người học cũng sẽ được trang bị kiến thức cơ bản thuộc các ngành kỹ thuật nông nghiệp, có kỹ năng tốt trong phổ biến và đào tạo nguồn lực địa phương và cộng đồng; có năng lực chuyên môn về lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và kết hợp mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế.
2. Các trường đào tạo ngành Phát triển nông thôn
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế
- Đại học Quảng Bình
Khu vực miền Nam
3. Các khối xét tuyển ngành Phát triển nông thôn
- A00: Toán - Vật lý - Hóa học
- A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
- B00: Toán - Hóa - Sinh học
- D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh
- B02: Toán - Sinh học - Địa lý
- B03: Toán - Sinh học - Ngữ văn
- C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
4. Chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn
|
Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
1 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) |
2 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) |
3 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) |
4 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) |
5 |
Giáo dục thể chất 1+2 (*) |
6 |
Anh văn căn bản 1 (*) |
7 |
Anh văn căn bản 2 (*) |
8 |
Anh văn căn bản 3 (*) |
9 |
Anh văn tăng cường 1 (*) |
10 |
Anh văn tăng cường 2 (*) |
11 |
Anh văn tăng cường 3 (*) |
12 |
Pháp văn căn bản 1 (*) |
13 |
Pháp văn căn bản 2 (*) |
14 |
Pháp văn căn bản 3 (*) |
15 |
Pháp văn tăng cường 1 (*) |
16 |
Pháp văn tăng cường 2 (*) |
17 |
Pháp văn tăng cường 3 (*) |
18 |
Tin học căn bản |
19 |
TT.Tin học căn bản |
20 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lenin 1 |
21 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lenin 2 |
22 |
Tư tưởng Hồ Ch Minh |
23 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
24 |
Toán kinh tế 1 |
25 |
Xác suất thống kê |
26 |
Pháp luật đại cương |
27 |
Nguyên lý phát triển nông thôn |
28 |
Logic học đại cương |
29 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
30 |
Tiếng Việt thực hành |
31 |
Văn bản và lưu trữ học đại cương |
32 |
Xã hội học đại cương |
33 |
Kỹ năng mềm |
|
Khối kiến thức cơ sở ngành |
34 |
Môi trường và sinh cảnh nông thôn |
35 |
Bơi lội (*) |
36 |
Phương pháp nghiên cứu - PTNT |
37 |
Thống kê ứng dụng PTNT |
38 |
Xã hội học PTNT |
39 |
Sinh thái nhân văn |
40 |
Phân tích định chế trong PTNT |
41 |
Khoa học cây lúa |
42 |
Kinh tế vi mô 1 |
43 |
Kinh tế vĩ mô 1 |
44 |
Sinh thái sản xuất và th chứng BDKH |
45 |
Phân tích an ninh lương thực |
46 |
Cơ khí nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch |
47 |
Anh văn chuyên môn PTNT |
|
Khối kiến thức chuyên ngành |
48 |
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp |
49 |
Hệ thống canh tác trong PTNT |
50 |
Phương pháp khuyến nông |
51 |
Phát triển cộng đồng |
52 |
Thời sự nông thôn |
53 |
Chính sách nông nghiệp – PTNT |
54 |
Xây dựng và quản lý dự án PTNT |
55 |
Phân tích chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm |
56 |
Kinh tế tài nguyên và môi trường nông thôn |
57 |
Kinh tế phát triển nông thôn |
58 |
Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp |
59 |
Quy hoạch và Quản trị xã hội nông thôn |
60 |
Phân tích sinh kế |
61 |
Hệ thống hỗ trợ ứng dụng trong PTNT |
62 |
Hoạt động thực tiễn |
63 |
Thực tập giáo trình – PTNT |
64 |
Kỹ thuật canh tác cây lương thực |
65 |
Quản lý dịch hại cây trồng |
66 |
Quản lý dinh dưỡng cây trồng |
67 |
Sử dụng nông dược |
68 |
Hệ thống cây trồng |
69 |
Hệ thống chăn nuôi |
70 |
Sinh thái thủy sinh vật |
71 |
Nông nghiệp trong phát triển nông thôn |
72 |
Quản trị nông trại |
73 |
Tham gia và lãnh đạo |
74 |
Phân tích chi phí - lợi ch |
75 |
Phân tích hoạt động kinh doanh |
76 |
Luận văn tốt nghiệp – PTNT |
77 |
Tiểu luận tốt nghiệp – PTNT |
78 |
Kiến thức bản địa |
79 |
Dân số và chất lượng dân số (+ giới) |
80 |
Quản lý hành chánh nhà nước |
81 |
Tổ chức Chính trị - Xã hội - Nghề nghiệp |
82 |
Tài chánh vi mô |
83 |
Phân tích tài chánh doanh nghiệp |
84 |
Kế toán doanh nghiệp nông nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Phát triển nông thôn sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn, người học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc. Sinh viên tốt nghiệp ngành Phát triển nông thôn có thể đảm nhận một số vị trí công việc dưới đây:
- Cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lí nhà nước về khuyến nông và phát triển nông thôn, đặc biệt là trong các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp trung ương đến cơ sở...
- Nghiên cứu viên, giảng viên về lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn...
- Cán bộ, nhân viên trong những tổ chức kinh tế xã hội trong nông nghiệp, nông thôn và cộng đồng hay nhân viên trong các tổ chức phi chính phủ về nông nghiệp, nông thôn...
- Làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến phát triển nông thôn, phát triển bền vững và hành chính công.
- Bạn cũng có cơ hội để học lên Cao học các chuyên ngành như Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Quản lý phát triển nông thôn...
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Phát triển nông thôn. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ngành Khuyến nông là gì? Khuyến nông ra trường làm gì?
Ngành Khoa học đất là gì? Khoa học đất ra trường làm gì?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1517
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1779
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1041
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1533
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1314
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1408
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1988
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3068
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4280
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công