Ngành Báo chí là gì? Học ngành Báo chí ra trường làm gì?
Ngành Báo chí vẫn là một ngành được không ít các sĩ tử, bạn trẻ quan tâm. Đơn giản là vì nó cho phép bạn thỏa thích tìm tòi, chia sẻ những câu chuyện thú vị với mọi người thông qua những bài viết. Vì thế, nếu bạn đam mê viết lách, thích quan sát mọi thứ xung quanh và viết lên những câu chuyện muôn màu, muôn vẻ thì rất có thể ngành Báo chí là con đường bạn nên theo đuổi.
Vậy trường nào đào tạo ngành Báo chí, phải thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Báo chí
Ngành Báo chí (Mã ngành: 7320101) là một ngành khoa học xã hội đào tạo kiến thức về phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. Sinh viên tốt nghiệp có đủ kỹ năng, kiến thức, năng lực thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn giúp sinh viên nhận thức trách nhiệm xã hội, luật pháp, đạo đức của nhà báo để phục vụ trong các cơ quan báo chí, tạp chí của Nhà nước hoặc trước truyền thông đại chúng.
2. Các trường đào tạo ngành Báo chí
Để theo học ngành Báo chí, các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Khu vực miền Bắc:
• Học viện Báo chí và Tuyên truyền
• Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
• Đại học Văn hóa Hà Nội
• Học viện Phụ nữ Việt Nam (ngành Truyền thông đa phương tiện)
• Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên:
• Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng
• Đại học Khoa học - Đại học Huế
• Đại học Vinh
• Đại học Quy Nhơn (ngành Văn học)
• Đại học Khánh Hòa (ngành Văn học)
• Đại học Duy Tân (ngành Văn học)
Khu vực miền Nam:
• Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM
• Đại học Công nghệ TPHCM (ngành Việt Nam học)
• Đại học Văn Hiến (ngành Xã hội học)
3. Các khối xét tuyển ngành Báo chí
• A00: Toán – Lý – Hóa
• A01: Toán – Lý – Anh
• C14: Văn – Toán – GDCD
• C15: Văn – Toán – KHXH
• D01: Toán – Văn – Anh
• D04: Toán – Văn – Tiếng Trung
• C00: Văn – Sử – Địa
• D14: Văn – Sử – Anh
• D15: Văn – Địa – Anh
• D66: Văn – GDCD – Anh
• D78: Văn – KHXH – Anh
• D83: Văn – KHXH – Tiếng Trung
• D84: Toán – GDCD – Anh
• D96: Toán – KHXH – Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Báo chí
Khối kiến thức chung:
• Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
• Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
• Tư tưởng Hồ Chí Minh
• Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
• Tin học cơ sở 2
• Ngoại ngữ cơ sở 1 (Tiếng Anh cơ sở 1/ Tiếng Nga cơ sở 1/ Tiếng Pháp cơ sở 1/ Tiếng Trung cơ sở 1)
• Ngoại ngữ cơ sở 2 (Tiếng Anh cơ sở 2/ Tiếng Nga cơ sở 2/ Tiếng Pháp cơ sở 2/ Tiếng Trung cơ sở 2)
• Ngoại ngữ cơ sở 3 (Tiếng Anh cơ sở 3/ Tiếng Nga cơ sở 3/ Tiếng Pháp cơ sở 3/ Tiếng Trung cơ sở 3)
• Giáo dục thể chất
• Giáo dục Quốc phòng – An ninh
• Kỹ năng bổ trợ
Khối kiến thức theo lĩnh vực:
Học phần bắt buộc:
• Các phương pháp nghiên cứu khoa học
• Nhà nước và pháp luật đại cương
• Lịch sử văn minh thế giới
• Cơ sở văn hoá Việt Nam
• Xã hội học đại cương
• Tâm lý học đại cương
• Logic học đại cương
Học phần tự chọn:
• Kinh tế học đại cương
• Môi trường và phát triển
• Thống kê cho khoa học xã hội
• Thực hành văn bản tiếng Việt
• Nhập môn Năng lực thông tin
Khối kiến thức theo khối ngành:
Học phần bắt buộc:
• Báo chí truyền thông đại cương
• Chính trị học đại cương
• Ngôn ngữ báo chí
• Quan hệ công chúng đại cương
Học phần tự chọn:
• Khoa học quản lý đại cương
• Mỹ học đại cương
• Nhập môn Quan hệ quốc tế
• Tâm lý học truyền thông
• Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Khối kiến thức theo nhóm ngành:
Học phần bắt buộc:
• Lý luận báo chí truyền thông
• Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông
• Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông
• Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông
Học phần tự chọn:
• Tâm lý học giao tiếp
• Các vấn đề toàn cầu
• Niên luận
Khối kiến thức theo ngành:
Học phần bắt buộc:
• Lịch sử báo chí Việt Nam và thế giới
• Kỹ năng viết cho báo in
• Kỹ năng viết cho báo điện tử
• Kỹ thuật phát thanh và truyền hình
• Thiết kế và quản trị nội dung website
• Ảnh báo chí
• Biên tập văn bản báo chí
• Báo chí chuyên biệt
Học phần tự chọn:
Tự chọn 1: Báo in – Báo điện tử
• Tổ chức và xây dựng tạp chí
• Kinh doanh và phát hành báo chí
• Truyền thông đa phương tiện
• Sản xuất ấn phẩm báo chí
Tự chọn 2: Phát thanh – Truyền hình
• Sản xuất chương trình tin tức phát thanh
• Sản xuất chương trình phát thanh chuyên đề
• Sản xuất chương trình tin tức truyền hình
• Sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề
Tự chọn 3: Quan hệ công chúng – Quảng cáo
• Đại cương về quảng cáo
• Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng
• Tổ chức sự kiện
• Các chương trình quan hệ công chúng
Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp:
• Thực tập thực tế
• Thực tập tốt nghiệp
• Khoá luận tốt nghiệp
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
• Các loại hình báo chí truyền thông
• Lý luận và các thể loại báo chí truyền thông
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập khá cao. Sau khi ra trường, các bạn sẽ làm việc tại các cơ quan báo chí, tạp chí, cơ quan truyền thông, đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam, doanh nghiệp, công ty ngoài Nhà nước... cụ thể:
• Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo và các báo mạng.
• Phóng viên thường trú: Tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.
• Biên tập viên chuyên mục tại cơ quan báo chí như: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, mục pháp luật, mục văn hóa xã hội, kinh tế... chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên.
• Biên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc off, đọc dẫn, dẫn chương trình, diễn viên...
• Chuyên viên viết bài cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, Fanpage, hay bài đăng báo, tạp chí...
• Làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình cấp địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn, …
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Sư phạm Vật lý. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!
Kiều Khanh
Theo Trangedu.vn
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 273
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN DÀNH CHO CÁC EM HỌC SINH THPT
Ngày đăng: 25/09/2023 - Lượt xem: 309
Chương trình được thiết kế nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn về việc quản lý chi tiêu cá nhân, tiết kiệm, hoạch định ngân sách cá nhân một cách phù hợp, hiệu quả
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Xét học bạ sớm, giành suất vào đại học
Ngày đăng: 19/05/2023 - Lượt xem: 1658
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 đánh giá cao hình thức nộp hồ sơ bằng phương thức học bạ, giúp thí sinh giảm áp lực thi cử, tăng cơ hội trúng tuyển đại học.
Xem thêm [+]Cẩn thận… 'trắng tay' với xét tuyển sớm
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 1897
Theo quy định, trước 17 giờ 00 ngày 8/7, các cơ sở đào tạo mới phải hoàn thành công tác xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Tuyển sinh đại học năm 2023 tránh đi vào 'vết xe đổ'
Ngày đăng: 10/05/2023 - Lượt xem: 1243
Hiện, một số cơ sở đào tạo thông báo điểm trúng tuyển đầu vào hệ đại học chính quy bằng phương thức xét tuyển sớm.
Xem thêm [+]Công nghệ thay đổi định hướng nghề nghiệp của giới trẻ như thế nào?
Ngày đăng: 07/05/2023 - Lượt xem: 643
Thời đại 4.0 – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến cuộc sống cũng như định hướng công việc của giới trẻ (gen Z) hiện nay. Hãy cũng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu kỹ thông tin này nhé!
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 1766
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học tăng học phí: "Những con số biết nói"
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 786
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, nhiều trường đại học thông báo sẽ tăng học phí trong năm học mới 2023-2024.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Cần cân nhắc "bài toán học phí" khi chọn ngành, chọn trường
Ngày đăng: 18/04/2023 - Lượt xem: 811
Sau 2 năm không tăng học phí do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024.
Xem thêm [+]Cần đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển
Ngày đăng: 18/04/2023 - Lượt xem: 865
Tính đến thời điểm này, đã có hàng loạt trường đại học (ĐH) công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Bên cạnh việc các trường giữ ổn định phương thức tuyển sinh, giảm bớt các phương thức tuyển sinh không hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh thì vẫn còn một số trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển, rất dễ gây nhầm lẫn.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công