Ngành Bảo vệ thực vật là gì? Bảo vệ thực vật ra trường làm gì?
Đồng hành cùng với ngành Khoa học cây trồng để bảo vệ thành quả sản xuất, ngành Bảo vệ thực vật giữ vai trò quan trọng trong nhóm ngành Nông nghiệp. Ngành học này cũng được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin cần biết về ngành Bảo vệ thực vật.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Bảo vệ thực vật
Bảo vệ thực vật (Mã ngành: 7620112) là ngành đào tạo các kiến thức về cây trồng: đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng...
Những người làm việc trong ngành Bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ thực vật (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.
Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cây trồng, đặc biệt là kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại để bảo vệ thực vật và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Một số môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến như: Sinh học, Trồng trọt, Bệnh cây, Côn trùng, Hóa sinh, Vi sinh, Cây lúa, Cây lương thực và Rau màu, Cây trồng dài ngày, Hóa bảo vệ Thực vật, Dịch tể học Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch Thực vật, Dịch hại Nông sản sau thu hoạch, Phương pháp giám định côn trùng, Phương pháp Giám định Bệnh hại cây trồng, IPM trong Bảo vệ Thực vật, Nông nghiệp sạch và Bền vững, phương pháp Nghiên cứu Khoa học...
2. Các trường đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
Khu vực miền Bắc
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Tây Bắc
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
Khu vực miền Trung
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Nông lâm - Đại học Huế
- Đại học Tây Nguyên
Khu vực miền Nam
- Đại học Nông Lâm TPHCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Bạc Liêu
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
- Đại học Dân lập Cửu Long
3. Các khối xét tuyển ngành Bảo vệ thực vật
- A00: Toán - Lý - Hóa học
- A01: Toán - Lý - Tiếng Anh
- B00: Toán - Hóa - Sinh học
- A16: Toán - Khoa học tự nhiên - Ngữ văn
- D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
- D09: Toán - Lịch sử - Tiếng Anh
- B02: Toán - Sinh học - Địa lý
- D08: Toán - Sinh học - Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
I | Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
1 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*) |
2 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*) |
3 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*) |
4 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*) |
5 | Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) |
6 | Anh văn căn bản 1 (*) |
7 | Anh văn căn bản 2 (*) |
8 | Anh văn căn bản 3 (*) |
9 | Anh văn tăng cường 1 (*) |
10 | Anh văn tăng cường 2 (*) |
11 | Anh văn tăng cường 3 (*) |
12 | Pháp văn căn bản 1 (*) |
13 | Pháp văn căn bản 2 (*) |
14 | Pháp văn căn bản 3 (*) |
15 | Pháp văn tăng cường 1 (*) |
16 | Pháp văn tăng cường 2 (*) |
17 | Pháp văn tăng cường 3 (*) |
18 | Tin học căn bản (*) |
19 | TT. Tin học căn bản (*) |
20 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 |
21 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 |
22 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
23 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
24 | Pháp luật đại cương |
25 | Logic học đại cương |
26 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
27 | Tiếng Việt thực hành |
28 | Văn bản và lưu trữ học đại cương |
29 | Xã hội học đại cương |
30 | Kỹ năng mềm |
31 | Sinh học đại cương A1 |
32 | TT. Sinh học đại cương A1 |
33 | Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương |
34 | TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương |
35 | Toán cao cấp B |
II | Khối kiến thức cơ sở ngành |
36 | Sinh hóa B |
37 | TT. Sinh hóa |
38 | Vi sinh học đại cương-BVTV |
39 | Di truyền học đại cương |
40 | TT. Di truyền học đại cương |
41 | Sinh lý thực vật B |
42 | TT. Sinh lý thực vật |
43 | Hệ sinh thái nông nghiệp |
44 | Thổ nhưỡng B |
45 | Phì nhiêu đất B |
46 | Dinh dưỡng cây trồng |
47 | Cây lúa |
48 | Cây ăn trái |
49 | Cây màu |
50 | Cây rau |
51 | Cây công nghiệp dài ngày |
52 | Cây công nghiệp ngắn ngày |
53 | Cây hoa kiểng |
54 | Phương pháp nghiên cứu khoa học- BVTV |
55 | Xác suất thống kê và phép thí nghiệm - BVTV |
56 | Côn trùng đại cương |
57 | Bệnh cây đại cương |
III | Khối kiến thức chuyên ngành |
58 | Côn trùng hại cây trồng 1 |
59 | Bệnh hại cây trồng 1 |
60 | Cỏ dại 1 |
61 | Hóa bảo vệ thực vật A |
62 | Động vật hại trong nông nghiệp |
63 | Phòng trừ sinh học côn trùng |
64 | Phòng trừ sinh học bệnh cây trồng |
65 | IPM trong bảo vệ thực vật 1 |
66 | Thực tập giáo trình – BVTV |
67 | Thực tập cơ sở - BVTV |
68 | Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật |
69 | Kiểm dịch thực vật và dịch hại sau thu hoạch |
70 | Tuyến trùng nông nghiệp |
71 | Phương pháp giám định côn trùng hại cây trồng |
72 | Phương pháp giám định bệnh hại cây trồng |
73 | Virút hại thực vật |
74 | Anh văn chuyên môn - BVTV |
75 | Pháp văn chuyên môn KH&CN |
76 | Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật |
77 | Bệnh sau thu hoạch |
78 | Côn trùng trong kho vựa |
79 | Bệnh và côn trùng hại cây rừng |
80 | Vi sinh vật và chuyển hóa vật chất trong đất |
81 | Nuôi cấy mô thực vật |
82 | Chọn giống cây trồng trong bảo vệ thực vật |
83 | Di truyền quần thể - số lượng |
84 | Nông nghiệp sạch và bền vững |
85 | Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) |
86 | Khuyến nông |
87 | Quản trị nông trại |
88 | Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn |
89 | Khí tượng thủy văn |
90 | Marketing nông nghiệp |
91 | Kỹ năng giao tiếp trong nông nghiệp |
92 | Ứng dụng GIS và Viễn thám trong BVTV |
93 | Phân loại thực vật B |
94 | Luận văn tốt nghiệp - BVTV |
95 | Tiểu luận tốt nghiệp - BVTV |
96 | Côn trùng hại cây trồng 2 |
97 | Bệnh hại cây trồng 2 |
98 | Cỏ dại 2 |
99 | IPM trong bảo vệ thực vật 2 |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Bảo vệ thực vật sau khi tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí sau:
- Các cơ quan quản lý công tác Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Khuyến nông từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh thành và xuống tới tận từng đơn vị địa phương huyện, xã… như Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Trung tâm KDTV vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương, Chi cục KDTV trực thuộc...
- Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu cũng rộng mở với sinh viên ngành bảo vệ thực vật. Một số các đơn vị sinh viên có thể tham khảo như các trường Đại học, Cao đẳng liên quan, các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm giống cây trồng..
- Bạn cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành.
- Ngành Bảo vệ thực vật hiện nay đang được chính phủ khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tự xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Hoặc thành lập các công ty tổ chức tư vấn hỗ trợ công tác Bảo vệ thực vật.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Bảo vệ thực vật. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 70
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 81
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 177
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công