Ngành Công nghệ chế tạo máy là gì? Học nhanh Công nghệ chế tạo máy ra trường làm gì?
Được xem là chuyên ngành mũi nhọn trong nhóm ngành Cơ khí, ngành Công nghệ chế tạo máy được đánh giá cao, bởi đây là ngành quyết định trình độ kỹ thuật và công nghệ của một đất nước. Ngành học này đang thu hút rất nhiều bạn trẻ có niềm đam mê về công nghệ kỹ thuật chế tạo theo học.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ chế tạo máy (Mã ngành: 7510202) là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí), đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể. Ngành này phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…
Ngành Công nghệ chế tạo máy cung cấp cho sinh viên kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm là thiết bị phục vụ nền kinh tế quốc dân và cộng đồng; kỹ năng tự tổ chức thực hiện các quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy và máy, từ khâu chuẩn bị đến gia công, chế tạo ra thành phẩm; kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều hành hệ thống sản xuất cơ khí và hệ thống sản xuất công nghiệp có liên quan; kỹ năng về vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị…
Ngoài ra, người học còn được trang bị kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích cách yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc; kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ… để có thể đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư chế tạo máy sau khi tốt nghiệp.
2. Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG |
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH |
Khu vực miền Nam
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM |
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG |
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI |
3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ chế tạo máy
-
A00: Toán - Vật lý - Hóa học
-
A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
-
B00: Toán - Hóa học - Sinh học
-
D07: Toán - Hóa học - Tiếng Anh
-
C01: Ngữ văn - Toán - Vật lý
-
D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo
A. PHẦN BẮT BUỘC |
|
I. Kiến thức giáo dục đại cương (51 tín chỉ) |
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin |
2 |
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam |
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Pháp luật đại cương |
5 |
Anh văn 1 |
6 |
Anh văn 2 |
7 |
Anh văn 3 |
8 |
Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật |
9 |
Lập trình Visual Basic |
10 |
Toán cao cấp 1 |
11 |
Toán cao cấp 2 |
12 |
Toán cao cấp 3 |
13 |
Xác suất thống kê ứng dụng |
14 |
Vật lý đại cương 1 |
15 |
Vật lý đại cương 2 |
16 |
Thí nghiệm vật lý đại cương |
17 |
Hoá đại cương A1 |
18 |
Toán ứng dụng trong kỹ thuật |
19 |
Giáo dục thể chất 1 |
20 |
Giáo dục thể chất 2 |
21 |
Tự chọn Giáo dục thể chất 3 |
22 |
Giáo dục quốc phòng 1 (ĐH) |
23 |
Giáo dục quốc phòng 2 (ĐH) |
24 |
Giáo dục quốc phòng 3 (ĐH) |
II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (93 tín chỉ) |
|
II.1 Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành |
|
1 |
Hình họa - Vẽ kỹ thuật |
2 |
Vẽ kỹ thuật cơ khí |
3 |
Cơ kỹ thuật |
4 |
Sức bền vật liệu |
5 |
Thí nghiệm Cơ học |
6 |
Nguyên lý - Chi tiết máy |
7 |
Đồ án Nguyên lý - Chi tiết máy |
8 |
Dung sai - Kỹ thuật đo |
9 |
Thí nghiệm đo lường cơ khí |
10 |
Vật liệu học |
11 |
Thí nghiệm Vật liệu học |
12 |
Anh văn chuyên ngành cơ khí |
II.2.a Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) |
|
Hướng 1: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY |
|
1 |
Công nghệ kim loại |
2 |
Cơ sở công nghệ chế tạo máy |
3 |
Công nghệ thuỷ lực và khí nén |
4 |
TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén |
5 |
Máy và hệ thống điều khiển số |
6 |
Công nghệ chế tạo máy |
7 |
Đồ án Công nghệ chế tạo máy |
8 |
Trang bị điện - Điện tử trong máy công nghiệp |
9 |
TN Trang bị điện - Điện tử trong máy công nghiệp |
10 |
Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM) |
11 |
TN Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM) |
12 |
Công nghệ CAD/CAM-CNC |
Hướng 2: THIẾT KẾ MÁY |
|
1 |
Công nghệ kim loại |
2 |
Cơ sở công nghệ chế tạo máy |
3 |
Công nghệ chế tạo máy |
4 |
Đồ án Công nghệ chế tạo máy |
5 |
Công nghệ thuỷ lực và khí nén |
6 |
TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén |
7 |
Máy và hệ thống điều khiển số |
8 |
Công nghệ CAD/CAM-CNC |
9 |
CAE trong thiết kế máy |
10 |
Thiết kế mô phỏng hệ thống máy |
II.2.b Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần thực hành xưởng, thực tập tốt nghiệp) |
|
1 |
Thực tập Kỹ thuật Hàn |
2 |
Thực tập nguội (CKM) |
3 |
Thực tập tiện qua ban |
4 |
Thực tập phay qua ban |
5 |
Thực tập tiện CKM |
6 |
Thực tập Cơ khí nâng cao |
7 |
Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC |
8 |
Thực tập tốt nghiệp |
II.3 Khoá luận tốt nghiệp / Thi tốt nghiệp (10 tín chỉ) |
|
|
Khoá luận tốt nghiệp (CNCTM) |
Các học phần thi tốt nghiệp: |
|
|
- Chuyên đề tốt nghiệp 1 (CNCTM) |
|
- Chuyên đề tốt nghiệp 2 (CNCTM) |
|
- Chuyên đề tốt nghiệp 3 (CNCTM) |
B. PHẦN TỰ CHỌN |
|
I. Kiến thức giáo dục đại cương (chọn ít nhất 6 tín chỉ) |
|
1 |
Kinh tế học đại cương |
2 |
Nhập môn quản trị học |
3 |
Nhập môn logic học |
4 |
Phương pháp học tập đại học |
5 |
Tư duy hệ thống |
6 |
Kỹ năng xây dựng kế hoạch |
7 |
Cơ sở văn hoá Việt Nam |
8 |
Nhập môn Xã hội học |
II. Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành (6 tín chỉ) |
|
1 |
Kỹ thuật điện - điện tử |
2 |
TN Kỹ thuật điện - điện tử |
3 |
Dao động trong kỹ thuật |
4 |
Cơ học lưu chất ứng dụng (CKM) |
5 |
Kỹ thuật nhiệt |
6 |
Tối ưu hóa trong kỹ thuật |
III. Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) |
|
Hướng 1: CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY (6 tín chỉ) |
|
1 |
Quản trị sản xuất và chất lượng |
2 |
Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
3 |
Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
4 |
Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu |
5 |
Hệ thống CIM |
6 |
Thí nghiệm CIM |
7 |
Thiết kế sản phẩm công nghiệp |
8 |
Năng lượng và quản lý năng lượng |
9 |
Thiết kế xưởng |
10 |
Các phương pháp gia công đặc biệt |
11 |
Vật liệu kỹ thuật hiện đại |
12 |
Công nghệ nano |
13 |
Tính toán số trong kỹ thuật cơ khí |
14 |
An toàn lao động và môi trường công nghiệp |
15 |
Robot công nghiệp |
16 |
Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật (CĐT) |
Hướng 2: THIẾT KẾ MÁY (6 tín chỉ) |
|
1 |
Quản trị sản xuất và chất lượng |
2 |
Các phương pháp gia công đặc biệt |
3 |
An toàn lao động và môi trường công nghiệp |
4 |
Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu |
5 |
Trang bị điện-điện tử trong máy công nghiệp |
6 |
Thí nghiệm Trang bị điện-điện tử trong máy công nghiệp |
7 |
Cơ sở thiết kế máy nâng chuyển và máy xây dựng |
8 |
Đồ án Thiết kế máy |
9 |
Thiết kế sản phẩm công nghiệp |
10 |
Thiết kế cơ khí |
11 |
Robot công nghiệp |
12 |
Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
13 |
Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp |
14 |
Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật (CĐT) |
Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng một số vị trí công việc dưới đây:
-
Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
-
Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
-
Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
-
Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
-
Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
-
Lập trình gia công máy CNC.
-
Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu...
-
Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
-
Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
-
Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
-
Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ chế tạo máy. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé!
Minh Trâm
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1468
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 989
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1479
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1260
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1361
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1927
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2980
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4172
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công