Ngành Kỹ thuật nhiệt là gì? Học ngành Kỹ thuật nhiệt ra trường làm gì?
Kỹ thuật nhiệt là ngành có mặt trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng. Ngành Kỹ thuật nhiệt tạo ra cơ hội việc làm cho các kỹ sư mới ra trường tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may và xi măng.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật nhiệt
Kỹ thuật nhiệt (Mã ngành: 7520115) là ngành học nghiên cứu về các hệ thống Kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành này đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, Kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,..
Sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt được trang bị những kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao thêm kiến thức về thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, để có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.
Kiến thức ngành Kỹ thuật nhiệt giúp người học có thể tính toán, thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, gió, và đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt
Khu vực miền Bắc
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
- Đại học Điện lực
- Đại học Công nghệ Đông Á
Khu vực miền Trung
- Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
- Đại học Công nghiệp Vinh
Khu vực miền Nam
- Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật nhiệt
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt
STT |
Tên học phần |
1 |
Các NLCB của CN Mác Lênin |
2 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
Đường lối CM của ĐCSVN |
4 |
Pháp luật đại cương |
5 |
Anh văn 1 |
6 |
Anh văn 2 |
7 |
Anh văn 3 |
8 |
Anh Văn 4 |
9 |
Anh Văn 5 |
10 |
Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật (2+1) |
11 |
Lập trình Visual Basic |
12 |
Toán 1 |
13 |
Toán 2 |
14 |
Toán 3 |
15 |
Xác suất thống kê |
16 |
Vật lý 1 |
17 |
Thí nghiệm vật lý 1 |
18 |
Hoá học cho Kỹ thuật |
19 |
Toán ứng dụng – Nhiệt |
20 |
Giáo dục thể chất 1 |
21 |
Giáo dục thể chất 2 |
22 |
Giáo dục thể chất 3 |
23 |
Giáo dục quốc phòng |
24 |
Khởi sự kinh doanh 1 |
25 |
Khởi sự kinh doanh 2 |
26 |
Tự chọn Đại cương 1 |
27 |
Tự chọn Đại cương 2 |
28 |
Tự chọn Đại cương 3 |
29 |
Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật |
30 |
Cơ lý thuyết |
31 |
Sức bền vật liệu |
32 |
Nguyên lý - chi tiết máy |
33 |
Cơ học lưu chất ứng dụng |
34 |
Kỹ thuật điện – điện tử |
35 |
Nhiệt động lực học kỹ thuật |
36 |
Truyền nhiệt |
37 |
Tự chọn cơ sở ngành 1 |
38 |
Tự chọn cơ sở ngành 2 |
39 |
Anh văn chuyên ngành |
40 |
Kỹ thuật lạnh |
41 |
Lò hơi |
42 |
Bơm, Quạt và Máy nén |
43 |
Máy nén và thiết bị lạnh |
44 |
Điều hòa không khí |
45 |
Nhà máy nhiệt điện |
46 |
Kỹ thuật Sấy và Chưng Cất |
47 |
Thực tập nguội |
48 |
Thực tập điện lạnh 1 |
49 |
Thực tập điện lạnh 2 |
50 |
Thực tập điện lạnh 3 |
51 |
Thực tập điện lạnh 4 |
52 |
Thực tập Lò hơi |
53 |
Thực tập Sấy |
54 |
Tự chọn chuyên ngành 1 |
55 |
Tự chọn chuyên ngành 2 |
56 |
Tự chọn chuyên ngành 3 |
57 |
Tự chọn chuyên ngành 4 |
58 |
Tự chọn chuyên ngành 5 |
59 |
Tự chọn đồ án |
60 |
Thực tập tốt nghiệp |
61 |
Khóa luận tốt nghiệp |
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt khi ra trường có thể làm việc trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, đông lạnh, nhà máy đường hoặc tại các công ty cơ điện lạnh, các cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn... Cụ thể các vị trí công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng...
- Kỹ sư vận hành các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí.
- Kỹ sư nghiên cứu tại nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ô tô, tầu thủy…
- Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.
- Giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan đến ngành Kỹ thuật nhiệt.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật nhiệt. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Xem thêm bài viết tại:
Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì? Học ngành Kỹ thuật cơ khí ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực là gì? Học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực ra trường làm gì?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 467
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1517
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1779
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1040
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1532
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1313
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1408
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1988
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 3068
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4280
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công