Học ngành Hệ thống thông tin ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngày nay, thông tin là tiền bạc, là công cụ quan trọng hỗ trợ ra quyết định, đảm bảo thành công của các chiến lược kinh doanh. Học ngành hệ thống thông tin, bạn sẽ có nền tảng kiến thức và kỹ năng công nghệ để khai thác tốt nhất hệ thống thông tin. Hãy cung Hướng nghiệp GPO tìm hiểu chủ đề này trong bài viết sau đây nhé!
Nếu như bạn là người cẩn thận, muốn học về một ngành mà qua đó, bạn sẽ có thể xây dựng và khai thác, quản lý thông tin theo hệ thống, ứng dụng thu thập và phân tích thông tin trong kinh tế cũng như các hoạt động khác thì nên tìm hiểu và cân nhắc theo học ngành hệ thống thông tin. Từ thu thập, phân tích dữ liệu, phân luồng thông tin... những kiến thức bạn có được trong chương trình học giúp bạn dễ dàng tìm việc làm trong các dự án công nghệ thông tin, lập trình web hay truyền thông đa phương tiện, tiếp thị.
1. Tổng quan ngành Hệ thống thông tin
Trong vài năm gần đây, ngành hệ thống thông tin (Information System) dần được biết đến nhiều hơn nhờ tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Trước đây, nhiều trường gộp ngành này trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhận ra nhu cầu trên thị trường tuyển dụng, một số trường đã tách thành chuyên ngành riêng biệt gọi là hệ thống thông tin, giảng dạy về cách máy tính, công nghệ và con người tác động đến thông tin để tối ưu hóa sử dụng thông tin trong kinh doanh.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, tổ chức tuyển các bạn có bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý hệ thống, dữ liệu, phân tích dữ liệu và các công việc khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung. Theo đánh giá của JobOKO, đây là một ngành khá dễ xin việc, nhiều cơ hội.
2. Các khối thi ngành Hệ thống thông tin
Đối với ngành hệ thống thông tin thì hầu hết các trường đang xét tuyển tổ hợp các môn thi khối:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D10: Toán, Anh, Địa
- D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên
- D96: Toán, Anh, Khoa học xã hội
Bên cạnh đó, cũng có trường xét tuyển học bạn hoặc kết hợp cả 2 hình thức nhằm chọn ra các bạn có kết quả học tập tốt và phù hợp nhất để theo học.
3. Các trường đào tạo ngành Hệ thống thông tin tốt nhất
Thực tế, chưa có nhiều trường đào tạo riêng chuyên ngành hệ thống thông tin, đa số vẫn tích hợp trong các nhóm ngành công nghệ thông tin nói chung. Dù vậy, nếu muốn theo học chương trình đại học ngành này, bạn vẫn sẽ có một số lựa chọn với các trường tốt ở 3 miền như:
Miền Bắc
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 1)
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông
- Đại học Thái Nguyên
Miền Trung
Miền Nam
- Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
4. Học ngành Hệ thống thông tin ra làm gì? Các vị trí việc làm
Với tấm bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin, sau khi ra trường bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập khá tốt. Điều kiện là kết quả học tập của bạn, các kỹ năng bạn thành thạo (quan trọng nhất là kỹ năng chuyên môn) và đương nhiên, định hướng của bạn cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, các bạn muốn theo hướng lập trình sẽ có cơ hội nghề nghiệp khác hẳn, khả năng tìm việc thành công khác với những ai muốn làm phân tích dữ liệu.
Hướng nghiệp GPO đã khảo sát một số vị trí việc làm phổ biến và mức lương của các vị trí như:
- Chuyên viên quản trị hệ thống: Các nhiệm vụ chính của bạn sẽ là xây dựng và quản trị hệ thống thông tin, hệ thống mạng và công nghệ thông tin. Thu nhập trung bình của bạn trong khoảng 10 - 20 triệu/tháng, cao nhất lên tới 35 triệu/tháng.
- Kỹ sư hệ thống thông tin: Nếu làm trong vị trí này, bạn sẽ nhận từ 9 - 16 triệu/tháng, cao hơn nữa là khoảng 27 - 35 triệu/tháng sau khi đã có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Làm chuyên viên phân tích dữ liệu, bạn có nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp từ marketing đến ngân hàng, bảo hiểm, tài chính... với mức lương hàng tháng từ 10 - 15 triệu, cao nhất là 25 - 30 triệu/tháng.
- Lập trình viên: Không lạ khi nhiều bạn học ngành hệ thống thông tin lựa chọn trở thành lập trình viên. Tùy vào thế mạnh, đam mê, bạn có thể làm lập trình web hay ứng dụng... và nhận lương từ 8 - 15 triệu/tháng, cao nhất khoảng 40 triệu/tháng.
- Kỹ sư công nghệ thông tin/ kỹ sư phần mềm:Thu nhập trung bình của vị trí này là 20 - 40 triệu/tháng, thường là kinh nghiệm từ 3 năm trở lên. Các bạn mới ra trường thì thu nhập sẽ thấp hơn, từ 10 triệu/tháng.
- Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin/ nhân viên bảo mật hệ thống: Công việc này cũng thường được trả lương trên 10 triệu/tháng và có thể lên đến 40, 50 triệu/tháng với điều kiện bạn sẽ cần có các chứng chỉ bổ sung như Certified Information Security Manager (CISM), Certified Information Systems Auditor (CISA)... ngoài bằng cử nhân đại học.
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học trên cả nước: Thu nhập của bạn thường là theo bậc lương của nhà nước và các khoản phụ cấp theo từng cơ quan, đơn vị bạn làm việc.
Với những vai trò kể trên, bạn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp, quản lý các dự án xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, thương mại điện tử, thanh toán điện tử; làm trong các tổ chức, cơ quan nhà nước để phát triển giáo dục điện tử, chính phủ điện tử...
5. Tố chất, kỹ năng để thành công trong ngành Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin, do đó, để thành công thì chắc chắn bạn không thể thiếu kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cứng để đảm bảo hoàn thành công việc. Muốn cạnh tranh được khi đi xin việc và thăng tiến trên con đường sự nghiệp, các bạn học ngành hệ thống thông tin cần có các tố chất, kỹ năng sau:
- Yêu thích, đam mê với lĩnh vực công nghệ và ngành hệ thống thông tin: Chỉ khi đam mê bạn mới duy trì động lực và thúc đẩy bản thân để gắn bó, phát triển.
- Tư duy của dân kỹ thuật: Tư duy phản biện, logic, nhanh và chính xác.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin.
- Kỹ năng khắc phục, giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
- Thận trọng, tỉ mỉ trong công việc.
- Thường xuyên cập nhật các xu hướng mới trong công nghệ thông tin nói chung.
- Sáng tạo trong tìm kiếm các giải pháp quản trị hệ thống thông tin.
- Khả năng ngoại ngữ xuất sắc là lợi thế.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo vn.joboko.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 181
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công