Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì? Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì?
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đang trở thành ngàng nghề quan trọng trong đời sống ngày nay bởi lĩnh vực điện - điện tử chi phối tất cả mọi mặt của cuộc sống con người.
Vậy ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thì nên học ở đâu, thi những tổ hợp môn gì hay những cơ hội nghề nghiệp nào khi tốt nghiệp, hãy cùng Hướng nghiệp GPO giải đáp những thắc mắc về ngành nghề này nhé.
1. Giới thiệu chung về ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Mã ngành: 7510301) là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử được trang bị những kiến thức cơ bản về điện - điện tử và khối kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện - điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện.
2. Các trường đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Ở nước ta hiện có nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, đó là:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Dân lập Hải Phòng
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Đại học Duy Tân
- Đại học Nha Trang
- Đại học Vinh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
3. Các khối xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Khối A00: Toán – Vật Lý – Hóa Học
- Khối A01: Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
- Khối A02: Toán – Vật Lý – Sinh Học
- Khối B00: Toán – Hóa Học – Sinh Học
- Khối C01: Ngữ Văn – Toán – Vật Lý
- Khối D01: Ngữ Văn – Toán – Tiếng Anh
- Khối D07: Toán – Hóa Học – Tiếng Anh
- Khối D90: Toán – Khoa Học Tự Nhiên – Tiếng Anh
4. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN |
5 | Tiếng Anh A11/A21 |
6 | Tiếng Anh A12/A22 |
7 | Tiếng Anh A21/B11 |
8 | Tiếng Anh A22/B12 |
9 | Tin học cơ sở 1 |
10 | Tin học cơ sở 2 |
11 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng | |
1 | Giáo dục thể chất 1 |
2 | Giáo dục thể chất 2 |
3 | Giáo dục Quốc phòng |
Kiến thức phát triển kỹ năng | |
1 | Kỹ năng thuyết trình |
2 | Kỹ năng làm việc nhóm |
3 | Kỹ năng tạo lập văn bản |
4 | Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc |
5 | Kỹ năng giao tiếp |
6 | Kỹ năng giải quyết vấn đề |
7 | Kỹ năng tư duy sáng tạo |
II | Khối kiến thức cơ bản nhóm ngành |
12 | Giải tích 1 |
13 | Giải tích 2 |
14 | Đại số |
15 | Vật lý 1 và thí nghiệm |
16 | Vật lý 2 và thí nghiệm |
17 | Xác suất thống kê |
18 | Toán Kỹ thuật |
19 | Hóa học |
20 | Cấu kiện điện tử |
21 | Matlab và ứng dụng |
22 | Điện tử số |
23 | Cơ sở đo lường điện tử |
24 | Điện tử tương tự |
25 | Lý thuyết mạch |
26 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
27 | Kiến trúc máy tính |
28 | Kỹ thuật vi xử lý |
29 | Xử lý tín hiệu số |
30 | Lý thuyết thông tin |
31 | Lý thuyết trường điện từ và siêu cao tần |
32 | Mạng máy tính |
33 | Thực hành cơ sở |
34 | Điện tử công suất |
35 | Cơ sở điều khiển tự động |
36 | Thiết kế logic số |
II.1 | Kiến thức ngành và chuyên ngành |
37 | Tổng quan về viễn thông |
38 | Đồ án thiết kế mạch điện tử |
39 | Truyền thông số |
40 | Hệ thống nhúng |
41 | Đồ án thiết kế hệ thống nhúng |
42 | Công nghệ phát thanh truyền hình số |
43 | Cơ sở mật mã học |
44 | Xử lý ảnh |
45 | Xử lý tiếng nói |
II.2 | Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử máy tính |
46 | Đồ án thiết kế hệ thống số |
47 | Thiết kế hệ thống VLSI |
48 | Mạng cảm biến |
49 | CAD/CAM |
50 | Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối |
Học phần tự chọn (chọn 1/3) | |
51 | Kỹ thuật logic khả trình PLC |
52 | Thiết kế IC số |
53 | Thị giác máy tính |
II.3 | Chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông |
46 | Xử lý tín hiệu số thời gian thực |
47 | Đồ án xử lý tín hiệu số |
48 | Truyền thông đa phương tiện |
49 | Chuyên đề xử lý tín hiệu và truyền thông |
50 | CAD/CAM |
Học phần tự chọn (chọn 1/3) | |
51 | Mạng cảm biến |
52 | Xử lý ảnh y sinh |
53 | Thị giác máy tính |
5. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử sinh viên sẽ được làm việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên kỹ thuật vận hành, bảo trì mạng lưới điện tại các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp…
- Chuyên viên tư vấn thiết kế tại xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng.
- Chuyên viên nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
- Nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Có khả năng tự khởi nghiệp, tư vấn, cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực ứng dụng Kỹ thuật Điện vào sản suất và đời sống.
- Cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng bạn đã có thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Kiều Khanh
Theo tuyensinhso.vn
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 268
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1467
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 988
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1476
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Tuyển sinh ngành sư phạm: Mừng đầu vào, lo đầu ra?
Ngày đăng: 14/03/2023 - Lượt xem: 1259
Chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Nghị định 116/2020/NĐ-CP là một trong số nguyên nhân tác động tới sức hút nhóm ngành sư phạm trong hai mùa tuyển sinh gần đây. Tuy nhiên, khi triển khai, quy định này vẫn còn khoảng cách với thực tế.
Xem thêm [+]Nhân lực ngành khoa học cơ bản: Trầy trật tuyển sinh vẫn không đủ người học
Ngày đăng: 19/01/2023 - Lượt xem: 1359
Việc tuyển sinh, đào tạo nhân lực nhóm ngành này đang gặp nhiều khó khăn và thách thức...
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Trường Đại học Thương Mại mở ngành học mới, đổi mã tuyển sinh
Ngày đăng: 09/01/2023 - Lượt xem: 1926
Tuyển sinh năm 2023, trường Đại học Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Theo đó, bổ sung thêm phương thức đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.
Xem thêm [+]Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
Ngày đăng: 07/01/2022 - Lượt xem: 2974
Theo đó thí sinh thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2021-2022 ở 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học sẽ không thi thực hành
Xem thêm [+]Học ngành Địa lý học ra làm gì? Cơ hội làm việc của ngành Địa lý học
Ngày đăng: 25/12/2021 - Lượt xem: 4171
Không phải bất cứ chúng ta ai cũng hiểu hoàn toàn về thế giới và các vùng lãnh thổ mà tất cả sẽ dựa vào ngành địa lý. Một chuyên môn trang bị đầy đủ kiến thức về vị trí, vùng, dân cư, tài nguyên, ngành công nghiệp,... Bởi vậy nếu chính ai theo học chuyên ngành này sẽ thực sự không thất vọng. Vậy học ngành địa lý học ra làm gì? Hãy cùng...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công