Ngành truyền thông học những gì? Có dễ xin việc?
Những năm gần đây, lĩnh vực truyền thông trở nên đa dạng và năng động hơn bao giờ hết, cũng vì vậy mà bằng cấp trong ngành này được đánh giá cao hơn. Nhiều bạn trẻ mong muốn học ngành truyền thông nhưng không biết về chương trình học cũng như triển vọng việc làm. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!
Nếu bạn có blog, tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,... từ rất lâu và thường xuyên truy cập để tìm kiếm thông tin, hình ảnh hoặc bạn luôn quan tâm đến tin tức, hình ảnh, video, chương trình truyền hình hay phim truyện thì có lẽ bạn đã bắt đầu quan tâm tới ngành truyền thông. Đây là một ngành năng động, sáng tạo, ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn nhưng cần có sự chủ động học hỏi rất nhiều.
I. Ngành truyền thông học những gì?
Khi học ngành truyền thông, bạn sẽ đối mặt với một số thách thức chủ đạo bao gồm bắt kịp với các xu hướng, từ thời trang đến công nghệ và những tin tức, tranh luận mới nhất. Bằng cấp trong ngành truyền thông là một tiêu chuẩn cần có để các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các ngành liên quan, có khả năng phân tích, đánh giá và cải thiện chất lượng truyền thông, những gì nó đại diện và ảnh hưởng đến xã hội. Ngành truyền thông chấp nhận nhân sự trái ngành, ví dụ những học ngoại ngữ, ngôn ngữ, kinh tế, nhân sự, v.v. đều có thể làm truyền thông miễn là có đam mê và có kỹ năng cơ bản.
Các khóa học trong ngành truyền thông có thể khác nhau đáng kể về nội dung và cách tiếp cận đối tượng, tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường và từng chuyên ngành cụ thể. Nhìn chung thì hầu hết các chương trình học đều cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên để chuẩn bị tốt nhất cho công việc sau này, bao gồm cả các vấn đề phẩm chất, đạo đức, chính trị và văn hóa lịch sử, giải trí,...
Chẳng hạn như, để đạt được các kỹ năng thực tế như sản xuất phim hoặc copy writer sau khi tốt nghiệp thì khi còn đi học, sinh viên phải am hiểu về các vấn đề có tính đại diện như giới tính, chủng tộc, nền văn hóa, ngôn ngữ,...
Trong khi đó, trường đại học cũng có đào tạo chuyên sâu cho những người muốn tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu truyền thông hơi rộng hơn một chút để khám phá giao tiếp của con người trong tất cả các loại môi trường và bối cảnh. Nghiên cứu truyền thông nghĩa là bạn sẽ không chỉ có thể phát triển sự nghiệp trong các lĩnh vực truyền thông như báo chí, tiếp thị và giải trí, mà còn trong cả kinh doanh và quản lý, giáo dục, chính trị, quan hệ quốc tế, luật pháp và nhiều hơn nữa.
Các khóa học về truyền thông và nghiên cứu truyền thông thường được giảng dạy thông qua sự kết hợp của các bài giảng, hội thảo, sàng lọc, các hoạt động thực tế và đánh giá khác nhau, được giảng viên cũng như người hướng dẫn giám sát cặn kẽ, tất cả đều nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên hiểu biết rộng rãi về thế giới truyền thông ngày nay. Trong năm đầu tiên, hầu hết các chương trình sẽ là giới thiệu và lý thuyết. Sau đó, bạn sẽ có tùy chọn để chọn một lĩnh vực chuyên ngành.
Hình thức đánh giá trong ngành truyền thông cũng rất đa dạng, bao gồm các bài kiểm tra, tiểu luận, thuyết trình trước lớp và bài tập viết. Thậm chí, sinh viên có thể được yêu cầu tham gia các dự án thực tế hơn như sản xuất nội dung chương trình,...
Ngày nay, truyền thông chuyển dần từ hình thức truyền thống sang truyền thông kỹ thuật số, vì vậy sinh viên cũng sẽ học cách phát triển và thiết kế đồ họa, nghiên cứu về mạng xã hội, rạp chiếu phim, nhiếp ảnh,... với rất nhiều phần mềm hỗ trợ thực hành và sáng tạo. Nhiều trường có thể yêu cầu học về lịch sử nghệ thuật, âm thanh, kiểu chữ, tạo và chỉnh sửa video, thương mại điện tử, thiết kế bao bì sản phẩm.
II. Các vị trí việc làm ngành truyền thông
Đối với ngành truyền thông có rất nhiều những vị trí công việc khác nhau. Bạn có thể trở thành những nhân viên cho công ty truyền thông lớn nhỏ, cho ngành truyền thông bạn có thể biết như:
- Chuyên viên truyền thông nội bộ.
- Quan hệ công chúng.
- Chuyên viên PR.
- Chuyên viên Marketing.
- Chuyên viên tổ chức sự kiện ....
- Nhân viên truyền thông.
Rất nhiều những việc làm liên quan khác. Để hiểu rõ hơn về từng việc làm cũng như các vị trí của ngành báo chí truyền thông các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết
III. Học ngành truyền thông có dễ xin việc?
Với sự phát triển, phổ biến của Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh, ngành truyền thông - cụ thể là truyền thông kỹ thuật số có tốc độ phát triển cực nhanh, khả năng tiếp cận với người dùng, khán giả cũng rất rộng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến việc ngành truyền thông cung cấp rất nhiều cơ hội việc làm.
Sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông thường tìm việc làm trong lĩnh vực truyền thông, văn hóa và sáng tạo tại đài truyền hình và đài phát thanh, phim và video, phương tiện kỹ thuật số, trò chơi máy tính, báo chí, viết lách và xuất bản hay quan hệ công chúng (PR). Những nhà tuyển dụng chủ yếu mà bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm bao gồm:
- Các cơ quan truyền thông.
- Cơ quan dân sự như các phòng ban quản lý văn hóa tại địa phương, Phòng/Sở/Bộ Thông tin và truyền thông.
- Các tổ chức giáo dục đại học.
- Công ty Marketing hoặc các phòng Marketing trong doanh nghiệp.
- Các đơn vị báo chí.
- Tư vấn Quan hệ công chúng.
- Công ty xuất bản, nhà sách.
- Đài truyền hình và đài phát thanh.
IV. Các trường đào tạo ngành truyền thông tốt nhất
Hiện nay, ngành truyền thông thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia bởi với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sẽ mang đến cơ hội việc làm, nhu cầu tuyển dụng cao. Do vậy, nếu bạn muốn dễ dàng xin được việc làm sau khi tốt nghiệp thì cần phải lựa chọn cho mình môi trường đào tạo uy tín, chất lượng cao. Dưới đây là top trường đào tạo ngành truyền thông tốt nhất:
Miền Bắc:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội.
- Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Thái Nguyên).
Miền Trung:
Miền Nam:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Trường Đại học Văn Lang.
Bên cạnh theo học tại các trường Đại học với chuyên ngành truyền thông để có được tấm bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp thì bạn cũng nên tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng mềm như MC, Marketing,.. Có được chứng chỉ những kỹ năng này, cơ hội xin việc làm sau khi ra trường của bạn gia tăng đáng kể.
Ngành truyền thông yêu cầu sinh viên học nhiều môn khác nhau với định hướng rõ ràng để đảm bảo sau khi ra trường mọi sinh viên đều được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm tốt các công việc liên quan đến truyền thông, sáng tạo. Ở hiện tại và trong nhiều năm tới, ngành truyền thông vẫn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, vì vậy nếu bạn muốn gia nhập ngành này, bạn chỉ cần có đam mê và quyết tâm học tốt kết hợp với thực hành thật nhiều, sau đó bạn sẽ không phải lo lắng về nguy cơ thất nghiệp.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Phan Ngọc
Theo vn.joboko.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Hệ thống thông tin quản lý
Học ngành Dược ra trường làm gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế làm gì? học trường nào dễ xin việc?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 269
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1766
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4575
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng, mầm non 2023
Ngày đăng: 01/04/2023 - Lượt xem: 1467
Chiều 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023, trong đó điều chỉnh thời gian đăng ký, xét tuyển, nhập học.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 987
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2924
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 955
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?
Ngày đăng: 21/03/2023 - Lượt xem: 1712
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Xem thêm [+]Tuyển sinh khối ngành sức khỏe: Cần ngân hàng câu hỏi thi lớn
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 988
Mùa tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2023 ghi nhận một trường ĐH khối ngành sức khỏe tổ chức kỳ thi riêng và một số cơ sở đào tạo sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các ĐH khác tổ chức để xét tuyển.
Xem thêm [+]Đừng chọn nghề theo 'trend'
Ngày đăng: 18/03/2023 - Lượt xem: 1476
Chọn ngành học theo nhu cầu của bản thân hay xu hướng xã hội (trend) là câu hỏi của nhiều thí sinh đặt ra trước mỗi mùa tuyển sinh.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công